Hướng dẫn thi học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2019-2020

doc 10 trang Hương Liên 25/07/2023 1730
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn thi học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dochuong_dan_thi_hoc_ki_i_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2019_2020.doc

Nội dung text: Hướng dẫn thi học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2019-2020

  1. PHÒNG GD - ĐT VĨNH THUẬN Hướng dẫn ôn tập học kì I TỔ CHUYÊN MÔN: HÓA HỌC Môn: Hóa học 9 Năm học: 2019 - 2020 CÂU HỎI LÝ THUYẾT: Câu 1. Nêu tính chất hóa học của oxit ? Viết PTHH minh họa Câu 2. Nêu tính chất hóa học của axit ? Viết PTHH minh họa Câu 3. Thế nào là phản ứng trao đổi ? Nêu điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra? Lấy ví dụ minh họa? Câu 4. Nêu tính chất hóa học của bazơ ? Viết PTHH minh họa Câu 5. Nêu tính chất hóa học của muối ? Viết PTHH minh họa Câu 6. Nêu tính chất hóa học chung của kim loại? Viết PTHH minh họa Câu 7. Trình bày dãy hoạt động hóa học của kim loại và ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại? Câu 8. So sánh tính chất hóa học của nhôm và sắt ? Có nên dùng xô, nồi nhôm để đưng vôi, nước vôi tôi hoặc vữa xây dựng không? Giải thích. Câu 9. Nêu tính chất hóa học của phi kim? Viết PTHH minh họa. Câu 10. Nêu tính chất hóa học của clo? Viết PTHH minh họa. Câu 11. Những khí thải CO 2, SO2, trong quá trình sản xuất gang thép có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường xung quanh? Dẫn ra 1 số phản ứng để giải thích. Thử nêu các biện pháp để chống ô nhiễm môi trường ở khu dân cư gần cơ sở sản xuất gang, thép. BÀI TẬP Câu 1. Các dạng nhận biết hóa chất Ví dụ : Có 3 lọ mất nhãn, đựng các chất sau: dung dịch NaOH,dung dịch H2SO4, H2O a. Hãy trình bày cách nhận biết mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. b Đổ 3 chất vào nhau, hãy viết PTHH Câu 2. Các dạng nhận biết hóa chất bằng thuốc thử tự chọn Ví dụ : Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các gói đựng riêng biệt các kim loại (dạng bột) sau: Ag, Al, Fe.
  2. Câu 3. Dạng nhận biết hóa chất dùng thuốc thử theo quy định Ví dụ : Chỉ được dùng quỳ tím hãy nhận biết các lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau: NaOH, CuCl2, Fe2(SO4)3 Gợi ý: dùng quỳ tím nhận biết dd NaOH làm quỳ tím chuyển sang màu xanh Dùng dd NaOH nhận biết các lọ còn lại: + tạo ra kết tủa có màu xanh lơ là dd CuCl2 + tạo ra kết tủa có màu nâu đỏ là dd Fe2(SO4)3 Viết PTHH minh họa. Câu 4. Thực hiện chuỗi biến hóa, (ghi đkpư, nếu có): a/ Cu → CuO → CuCl2 → Cu(OH)2 → CuO → Cu→ CuSO4 b/ Fe FeCl2 Fe(OH )2 FeSO4 FeCl2 Câu 5. Thực hiện chuỗi biến hóa, (ghi đkpư, nếu có): a/ Al Al2O3 AlCl3 Al(OH)3 Al2O3 Al2(SO4)3 Al (1) (2) (3) (4) b/ Cu(OH)2  CuO  CuCl2  Cu(NO3)2  Cu(OH)2 → CuSO4. Câu 6. Thực hiện chuỗi biến hóa, (ghi đkpư, nếu có): C → CO2 → CaCO3 → CO2 → Na2CO3 → NaCl → Cl2 Câu 7. Cho một lượng mạt sắt dư vào 50ml dd HCl. Phản ứng xong, thu được 3,36 lít khí (đktc). a. Viết phương trình hóa học b. Tính khối lượng mạt sắt đã tham gia phản ứng c. Tính nồng độ mol của dd HCl đã dùng d. Với lượng khí trên có thể khử được bao nhiêu gam đồng (II) oxit? Câu 8. Dẫn từ từ 1,568 lít khí CO 2 ( đktc) vào một dung dịch có hòa tan 6,4 g NaOH, sản phẩm là muối trung hòa và nước. a. Viết phương trình hóa học xảy ra b. Chất nào đã lấy dư và dư bao nhiêu ( lít hoặc gam). c. Hãy xác định khối lượng muối thu được sau phản ứng. Câu 9. Cho 10,5 g hỗn hợp 2 kim loại Cu, Zn vào dung dịch H 2SO4 loãng dư, thu được 2,24 lít khí (đktc). Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng. GV lưu ý: Phần bài tập trên chỉ là các dạng VD tham khảo
  3. GỢI Ý TRẢ LỜI: Câu 1. Nêu tính chất hóa học của oxit ? Viết PTHH minh họa * OXIT BAZƠ -Tác dụng với nước : CaO + H2O -> Ca(OH)2 - Tác dụng với axit : CuO+ 2HCl-> CuCl2+ H2O -Tác dụng với oxit axit : CaO + CO2 -> CaCO3 * .OXIT AXIT -Tác dụng với nước : P2O5 + 3 H2O -> 2H3PO4 - Tác dụng với bazơ : CO2 + Ca(OH) 2-> CaCO3 + H2O -Tác dụng với oxit bazơ : CaO + CO2 -> CaCO3 Câu 2. Nêu tính chất hóa học của axit ? Viết PTHH minh họa - Làm đổi màu chất chỉ thị : Axit (Quỳ tím ) -> màu đỏ - Tác dụng với 1 số kim loại : Zn + 2HCl -> ZnCl2+ H2 -Tác dụng với bazơ : NaOH + HCl-> NaCl+ H2O -Tác dụng với Oxit bazơ Na2O +2HCl->2NaCl+ H2O -Tác dụng với muối: Na2SO3 + H2SO4  Na2SO4 + SO2 + H2O. Câu 3. Thế nào là phản ứng trao đổi ? Nêu điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra? Lấy ví dụ minh họa? * Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới - ĐK: sản phẩm phải có chất không tan hoặc chất khí. VD: Na2SO3 + H2SO4  Na2SO4 + SO2 + H2O. Câu 4. Nêu tính chất hóa học của bazơ ? Viết PTHH minh họa - Các dd bazơ (kiềm) làm đổi màu chất chỉ thị: + Quỳ tím → xanh + dd phenolphtalein → đỏ - DD bazơ (Kiềm) + oxit axit → Muối + Nước Ca(OH)2+ SO2 → CaSO3 + H2O -T/d với axit:
  4. KOH + HCl → KCl + H2O Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + 2 H2O o - Bazơ không tan t oxit + nước t o Cu(OH)2  CuO + H2O t o 2Fe(OH)3  Fe2O3 + 3 H2O - dd bazơ t/d với dd muối: 2 NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2 Câu 5. Nêu tính chất hóa học của muối ? Viết PTHH minh họa - Muối tác dụng với KL Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu Dd muối + KL→ Muối mới + KL mới - Muối tác dụng với axit H2SO4 + BaCl2 → 2HCl + BaSO4 Muối + Axit→Muối mới + axit mới - Muối tác dụng với muối AgNO3 + NaCl→ AgCl + NaNO3 -. Muối tác dụng với bazơ CuSO4+ 2NaOH→ Cu(OH)2 + Na2SO4 Dd Muối + dd Bazơ→Muối mới + bazơ mới - Phản ứng phân hủy muối o t ,MnO2 2KClO3  2KCl + 3O2 to , 900o C CaCO3  CaO + CO2 Câu 6. Nêu tính chất hóa học chung của kim loại? Viết PTHH minh họa * Tác dụng với phi kim : + Với oxi : Kim loại tác dụng với Oxi tạo thành Oxit. PTHH: + Với clo : Kim loại tác dụng với Phi kim khác tạo ra muối PTHH: * Tác dụng với axit Zn+ H2SO4 loãng ZnSO4+ H2 Kim loại tác dụng với một số axit tạo ra muối và giải phóng Hiđro. *Tác dụng với dung dịch muối : Cu 2Ag Cu(NO3 )2 2Ag  Zn CuSO4 ZnSO4 Cu  Kim loại tác dụng với dd muối của kim loại khác tạo thành muối mới và kim loại mới. Câu 7. Trình bày dãy hoạt động hóa học của kim loại và ý nghĩa của nó ? * Dãy hoạt động hóa học của kim loại :
  5. K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au. * Ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại: + Độ hoạt động hóa học của các kim loại giảm dần từ trái qua phải. + Từ Mg trở đi, kim loại đứng trước đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi muối. 2Al+3CuSO4 Al2 (SO4 )3 +3Cu + kim loại đứng trước Hidro đẩy hidro ra khỏi dung dịch axit. Mg + 2HCl MgCl2 + H2 + kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng khí hiđro . 2K 2H2O 2KOH H2  Câu 8. So sánh tính chất hóa học của nhôm và sắt ? Có nên dùng xô, nồi nhôm để đưng vôi, nước vôi tôi hoặc vữa xây dựng không? Giải thích. * So sánh tính chất hóa học của Nhôm và Sắt: -Giống nhau: + Có đầy đủ các tính chất hóa học của kim loại nói chung. + Đều không tác dụng được với H2SO4 đặc, nguội và HNO3 đặc, nguội. - Khác nhau: + Nhôm tác dụng được với dung dịch kiềm. + Trong hợp chất, Nhôm chỉ có hóa trị III còn Sắt có hai hóa trị là II hoặc III. * Không nên dùng xô, nồi nhôm để đựng vôi, nước vôi tôi hoặc vữa xây dựng vì nhôm t/d với dd kiềm sẽ làm hỏng vật dụng đựng nó. Câu 9. Nêu tính chất hóa học của phi kim? Viết PTHH minh họa -. Tác dụng với Kim loại: * PK + KL Muối 2Na + Cl2 2NaCl Fe + S FeS * Oxi + KL Oxit Bazơ 2Cu + O2 2CuO -. Tác dụng với Hiđro: * O2 + 2H2 2H2O * PK + H2 Hợp chất khí Cl2 + H2 2HCl S + H2 H2S -. Tác dụng với khí Oxi: PK + O2 Oxit Axit S + O2 SO2 4P + 5O2 2P2O5 Câu 10. Nêu tính chất hóa học của clo? Viết PTHH minh họa * Tính chất của Phi kim: a. Tác dụng với KL muối clorua
  6. 0 2Na Cl t 2NaCl 2 to 2Fe 3Cl2  2FeCl3 b. Tác dụng với H2 khí hiđro clorua t0 Cl2 H2  2HCl c. Clo không tác dụng trự tiếp với Oxi. * T/c riêng của Clo:  a. Tác dụng với H2O: Cl2 H2O  HCl HClO b. Tác dụng với Kiềm: Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O GỢI Ý TRẢ LỜI BÀI TẬP: Câu 7. Cho một lượng mạt sắt dư vào 50ml dd HCl. Phản ứng xong, thu được 3,36 lít khí (đktc). a.Viết phương trình hóa học b. Tính khối lượng mạt sắt đã tham gia phản ứng c. Tính nồng độ mol của dd HCl đã dùng d. Với lượng khí trên có thể khử được bao nhiêu gam Đồng (II) oxit? Hướng dẫn: Số mol khí thu được: = 0,15( mol) a/ PTHH: Fe + 2HCl FeCl2 + H2 b/ Theo PTHH ta có: nFe = nH2 = 0,15 mol m Fe = 0,15 . 56 = 8,4 (g) c/ Số mol HCl tham gia phản ứng nHCl = 2nFe = 2 . 0,15 = 0,3( mol) => CM( HCl) = = 6 (M) d/ Viết PTHH: H2 khử CuO Tính số mol của CuO dựa vào số mol của H2 => khối lượng của CuO Câu 8. Dẫn từ từ 1,568 lít khí CO 2 ( đktc) vào một dung dịch có hòa tan 6,4 g NaOH, sản phẩm là muối trung hòa và nước. a. Viết phương trình hóa học xảy ra b. Chất nào đã lấy dư và dư bao nhiêu ( lít hoặc gam).
  7. c. Hãy xác định khối lượng muối thu được sau phản ứng. Hướng dẫn: a/ 2 NaOH + CO2 Na2CO3 + H2O Theo đề bài tính được: Số mol CO2 ban đầu : = 0,07 (mol) Số mol NaOH ban đầu là: nNaOH = = 0,16 (mol) Theo PTHH và đề cho, so sánh tỉ lệ số mol 2 chất tham gia NaOH dư. Vậy lượng sản phẩm và lượng NaOH phản ứng phải tính theo lượng CO2 . b/nNaOH đã tham gia phản ứnglà: 2 . 0,07 = 0,14( mol) nNaOH dư : 0,16 - 0,14 = 0,02 (mol) mNaOH dư : 0,02 . 40 = 0,8 (gam) c/ khối lượng muối thu được sau phản ứng Theo PTHH tính n Na2CO3 = nCO2 = 0,07 mol m Na2CO3 = 0,07 . 106 = 7,42 (gam) Hết Câu hỏi trắc nghiệm tham khảo: Câu 1: Khi ngâm dây Zn vào dung dịch CuSO4 có A. chất rắn màu đỏ bám ngoài dây Zn. B. một phần dây Zn bị hòa tan, có chất rắn màu đỏ bám ngoài dây Zn. C. một phần Zn bị hòa tan, có chất rắn màu đỏ bám ngoài dây Zn, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần. D. chất rắn màu đỏ bám ngoài dây Zn, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần. Lựa chọn: C Câu 2: Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần? A. Au, Ag, Cu, (H), Pb, Fe, Zn, Al, Mg, Na, K. B. K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au. C. K, Na, Mg, Al, Zn, Cu, Pb, (H), Fe, Ag, Au. D. K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Ag, Cu, Au. Lựa chọn: B Câu 3: Nhôm không tác dụng với chất nào sau đây? A. Bột S. B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch CuCl2.
  8. D. H2SO4 đặc, nguội. Lựa chọn: D Đun nhe Câu 4: Cho phản ứng hóa học: 4HCl(đặc) + MnO2  MnCl2 + X↑ + 2H2O Công thức hóa học của chất X là A. Cl. B. H2. C. O2. D. Cl2. Lựa chọn: D Câu 5: Sắt tác dụng được với dung dịch chất nào dưới đây? A. MgCl2. B. H2SO4 đặc, nguội. C. Cu(NO3)2. D. NaOH. Lựa chọn: C Câu 6: Cho 6 gam kim loại M có hóa trị (II) phản ứng với khí clo dư thu được 23,75 gam muối. Kim loại M là A. Zn.B. Mg. C. Fe. D. Ba. Lựa chọn: B Câu 7: Cặp chất có phản ứng hóa học xảy ra là A. C và O2. B. O2 và Ag. C. CO và MgO. D. CO2 và Cu(OH)2. Lựa chọn: A Câu 8: Qua thí nghiệm điều chế clo (hình vẽ bên). Tác dụng của bông tẩm xút đặt ở bình (2) là A. A. loại bỏ khí clo dư thoát ra ngoài. B. B. đậy kín bình. C. C. làm khô hoàn toàn khí clo. D. làm sạch hoàn toàn khí clo. Lựa chọn: A Câu 9: Cho các mệnh đề sau: (a) Gang giòn hơn thép vì hàm lượng cacbon ít hơn thép. (b)Để xử lý khí clo tồn dư trong phòng thí nghiệm, người ta dùng dung dịch NaOH. (c) Magie mạnh hơn nhôm vì magie đứng trước nhôm trong dãy hoạt động hóa học của kim loại. (d)Sắt tác dụng với dung dịch đồng (II) sunfat tạo ra đồng. (e) Đồ dùng bằng nhôm có thể dùng để đựng vữa vôi. Hãy chọn mệnh đề sai. A. (a), (b).B. (a), (e).C. (d), (e). D. (c), (d). Lựa chọn: B Câu 10. Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch HCl, sản phẩm có chất kết tủa màu
  9. A. xanh lơ. B. vàng. C. trắng. D. nâu đỏ. Câu 11. Chỉ dùng dung dịch NaOH có thể phân biệt được 2 dung dịch riêng biệt trong nhóm chất nào sau đây? A. Na2SO4 và K2SO4. B. Na2SO4 và NaCl. C. NaCl và KCl. D. MgCl2 và K2SO4. Câu 12. Sục khí SO2 vào nước rồi cho quỳ tím vào dung dịch, có hiện tượng quỳ tím A. đổi màu vàng. B. không chuyển màu. C. đổi màu đỏ. D. đổi màu xanh. Câu 13. Khí SO2 được tạo thành từ cặp chất nào sau đây? A. K2SO4 và HCl. B. Na2SO3 và HCl. C. NaCl và HCl. D. NaOH và H2SO4 . Câu 14. Cho kim loại Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thấy có khí thoát ra. Khí đó là: A. H2 . B. N2. C. SO2. D. SO3. Câu 15. Phân hủy Canxicacbonat (CaCO3 ) ta thu được: A. CaO và CO2. B. CaO và O2. C. CaO và SO2. D. CaO và H2. Câu 16. Chất nào sau đây là oxit lưỡng tính? A. CaO. B. Al2O3. C. CuO. D. BaO. Câu 17. Chất nào vừa tác dụng với dung dịch H2SO4 vừa tác dụng với SO2? A. Fe. B. Zn. C. Dung dịch KOH. D. Mg. Câu 18. Trong số các chất cho dưới đây chất nào không tác dụng với dung dịch HCl? A. ZnO. B. NaOH. C. Fe. D. Cu. Câu 19. Phản ứng của axit với bazơ là phản ứng A. trung hòa. B. thế. C. hóa hợp. D. phân hủy. Câu 20. Cho CuO tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4, dung dịch tạo thành A. có màu vàng nâu. B. có màu xanh lam. C. không màu. D. có màu trắng. Câu 21. Oxit nào giàu oxi nhất (hàm lượng % oxi lớn nhất)? A. Al2O3. B. P2O5. C. N2O3. D. Fe3O4. Câu 22. Cặp dung dịch chất nào sau đây có phản ứng tạo thành sản phẩm là chất khí? A. Na2SO4 và BaCl2. B. AgNO3 và NaCl. C. MgCl2 và KOH. D. Na2CO3 và HCl. Câu 23. Nhóm bazơ nào gồm toàn là bazơ tan? A. Fe(OH)3, Mg(OH)2. B. Fe(OH)2, NaOH. C. Ba(OH)2, Cu(OH)2. D. NaOH, KOH. Câu 24. Phân bón hóa học nào sau đây là phân bón kép? A. NH4NO3. B. KCl. C. KNO3. D. Ca(H2PO4)2. Câu 25. Bazơ nào sau đây bị nhiệt phân hủy? A. NaOH. B. Cu(OH)2. C. Ba(OH)2. D. KOH . Câu 26. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối được gọi là phản ứng A. hóa hợp. B. trung hòa. C. phân hủy. D. thế. Câu 27. Dung dịch amoniac có độ A. pH = 7. B. pH 7. D. pH ≤ 7. Câu 28. Nguyên tố dinh dưỡng chính mà phân đạm cung cấp cho cây trồng là A. kali. B. nitơ. C. photpho. D. canxi. Câu 29. Xác định phần trăm khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón NH4NO3? A. 35 %. B. 5 %. C. 60 %. D. 17,5 %.
  10. Câu 30. Dung dịch NaOH làm quỳ tím chuyển sang màu A. đỏ. B. hồng. C. xanh. D. tím.