Kế hoạch giảng dạy Module 2 - Nội dung 1: Liên hợp quốc

docx 6 trang Hải Hòa 11/03/2024 130
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giảng dạy Module 2 - Nội dung 1: Liên hợp quốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_giang_day_module_2_noi_dung_1_lien_hop_quoc.docx

Nội dung text: Kế hoạch giảng dạy Module 2 - Nội dung 1: Liên hợp quốc

  1. MINH HOẠ KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ : THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH NỘI DUNG 1: LIÊN HỢP QUỐC (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Năng lực * NL lịch sử: - Phân tích được bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành Liên hợp quốc. - Trình bày được mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của Liên hợp quốc. - Nêu được vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hoà bình, an ninh quốc tế thông qua ví dụ cụ thể. - Phân tích được vai trò của Liên hợp quốc trong lĩnh vực thúc đẩy phát triển, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, nâng cao đời sống người dân. - Phân tích được vai trò của Liên hợp quốc trong việc đảm bảo quyền con người, phát triển văn hoá, xã hội và các lĩnh vực khác. - Nêu được nhận xét về vai trò của các tổ chức quốc tế của Liên hợp quốc ở Việt Nam thông qua ví dụ cụ thể. - Nêu được nhận xét về đóng góp của Việt Nam đối với các hoạt động của Liên hợp quốc. Tự hào về vai trò và đóng góp của Việt Nam và có ý thức sẵn sàng đóng góp sự nghiệp chung của Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế. - NL tìm hiểu LS: + Sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về quá trình thành lập, hoạt động và vai trò của Liên hợp quốc. + Sưu tầm và sử dụng tài liệu để tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của Liên hợp quốc. + Tìm hiểu về mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên hợp quốc trên tất cả các lĩnh vực. - NL nhận thức và tư duy LS: + Qua bài học HS thấy được quan hệ quốc tế sau CTTG2. + Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế có vị trí quan trọng trong việc gìn giữ hòa bình, an ninh thế giới. + Mối quan hệ giữa Việt Nam với LHQ. - NL vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học: * NL chung: - NL tự chủ và tự học: Trình bày được sơ đồ bộ máy hoạt động của Liên hợp quốc qua việc tự chọn lọc thông tin và khai thác thông tin từ SGK. - NL giao tiếp và hợp tác: Học sinh hiểu được nhiệm vụ của nhóm và tiếp nhận, sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với bản đồ và tư liệu để tìm hiểu về quá trình hình thành, hoạt động và vai trò của Liên hợp quốc. - NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề. 2. Phẩm chất - Nhận thức được chính từ đặc trưng đó nên ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai tình hình thế giới đã diễn ra ngày càng căng thẳng. Quan hệ giữa hai phe trở nên đối dầu quyết liệt. - Biết yêu chuộng hoà bình, có tinh thần hữu nghị, hợp tác với các dân tộc trên thế giới. II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC 1. Giáo viên - Đồ dùng trực quan: Bản đồ thế giới hoặc bản đồ châu Âu và châu Á, sơ đồ tổ chức LHQ. - Máy vi tính kết nối máy chiếu. - Tài liệu tham khảo: Hiến chương Liên hợp quốc. 2. Học sinh
  2. - Tranh ảnh về những hoạt động của Liên hợp quốc, hoạt động hợp tác giữa Việt Nam và Liên hợp quốc. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1. Khởi động/Mở đầu (Thời gian) - Mục tiêu: Thông qua xem đoạn video về hoạt động của tổ chức LHQ nhằm giúp HS nhận biết một số hoạt động của tổ chức LHQ và quá trình phát triển của tổ chức này. Tuy nhiên tổ chức này ra đời và hoạt động như thế nào? Vai trò của tổ chức đối với hòa bình và an ninh thế giới ra sao? Mối quan hệ giữa Việt Nam và LHQ? Đó là câu hỏi kích thích sự tìm tòi của HS để tìm hiểu kiến thức bài học mới. - Cách thức tổ chức: + GV chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên cho học sinh xem đoạn phim Mĩ thả bom nguyên tử xuống Nhật bản (6 hoặc 9/8/1945) và đặt câu hỏi để HS trả lời. GV hỏi: Em có nhận xét gì qua đoạn video trên?Theo em, yêu cầu lịch sử lúc này đặt ra là gì? + HS làm việc cá nhân và suy nghĩ trả lời. - Sản phẩm cuối cùng: Gọi một vài HS trình bày. Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm ở mức độ khác nhau: HS trả lời: Sự tàn khốc của chiến tranh Yêu cầu đặt ra là cần chấm dứt chiến tranh đưa thế giới sang một trang mới Cần có một tổ chức quốc tế có những nguyên tắc để bảo vệ hòa bình và an ninh của thế giới. GV: Đánh giá (quá trình, sản phẩm của HS), chính xác hoá kiến thức: Sau CTTG2 tình hình thế giới có nhiều biến chuyển lớn, đặc biệt vấn đề hòa bình và an ninh thế giới được đặt ra một cách cấp bách kể từ sau khi Hội Quốc liên tan rã. Trước yêu cầu đó, tổ chức Liên hợp quốc ra đời. Để tìm hiểu về sự ra đời và hoạt động cũng như vai trò của Liên hợp quốc như thế nào? Chúng ta cũng tìm hiểu qua chủ đề hôm nay. 2. Khám phá/Giải quyết vấn đề/Thực thi nhiệm vụ Hoạt động 1: Tìm hiểu một số vấn đề cơ bản về Liên hợp quốc (16 phút) - Mục tiêu: HS tìm hiểu về bối cảnh lịch sử thế giới sau CTTG2, quá trình thành lập, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động và cơ cấu của tổ chức Liên hợp quốc. - Cách thức tổ chức: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS SẢN PHẨM HỌC TẬP GV: Dẫn dắt vấn đề: Trong những thoả thuận của 1. Một số vấn đề cơ bản về Liên hợp quốc hội nghị Ianta, có 1 nội dung hết sức quan trọng a. Sự thành lập đó chính là phải thành lập 1 tổ chức mang tầm - Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc nhân quốc tế nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới dân trên thế giới có nhu cầu thành lập một tổ - tổ chức Liên hợp quốc ra đời. chức quốc tế nhằm duy trì hòa bình và an ninh Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: trên thế giới thay cho Hội Quốc liên trước đây. GV: Chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, yêu cầu HS đọc - Hội nghị Ianta đã thỏa thuận sẽ thành lập tổ tài liệu để tìm hiểu một số vấn đề cơ bản về Liên chức Liên hợp quốc. hợp quốc như sau: - Từ 25/4 đến 26/6/1945 tại Xan Phranxixcô + Nhóm 1: Tìm hiểu sự ra đời của tổ chức LHQ? (Mĩ), đại diện của 50 nước đã thông qua Hiến + Nhóm 2: Tìm hiểu mục đích của tổ chức LHQ? chương và thành lập tổ chức Liên hợp quốc. + Nhóm 3: Tìm hiểu nguyên tắc của tổ chức - Ngày 24/10/1945: Hiến chương LHQ bắt đầu LHQ? (Yêu cầu HS nêu các nguyên tắc và giải có hiệu lực (24/10 hàng năm được chọn là ngày thích các nguyên tắc hoạt động của Liên hợp Liên hợp quốc). quốc). + Nhóm 4: Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của LHQ? b. Mục đích (Yêu cầu học sinh kể tên các cơ quan chính và - Duy trì hoà bình và an ninh thế giới. một số cơ quan chuyên môn. Nêu ngắn gọn chức - Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa các nước năng, vai trò của Đại hội đồng, Hội đồng bảo an thành viên. và Ban thư kí). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS từng nhóm c. Nguyên tắc
  3. đọc SGK, tìm ý trả lời và thảo luận thống nhất ý - Tôn trọng quyền bình đẳng, quyền dân tộc tự kiến. quyết. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh + Các nhóm cử đại diện trình bày sản phẩm, các thổ. học sinh khác theo dõi và góp ý dưới sự hướng - Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp dẫn của giáo viên. hoà bình. + Chú trọng vào nguyên tắc giải quyết tranh chấp - Không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc tế bằng hoà bình và nguyên tắc sự nhất trí nhau. của 5 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung - Chung sống hòa bình và sự nhất trí của 5 Quốc. cường quốc (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Bước 4: Đánh giá, chính xác hoá kiến thức. Quốc). GV: Sử dụng hình ảnh: Lễ kí Hiến chương LHQ tại Xanphranxixcô để giới thiệu về sự ra đời và kỉ d. Cơ cấu tổ chức niệm ngày LHQ 24/10 hàng năm. * Các cơ quan chính: - Đại hội đồng. GV: Sử dụng sơ đồ tổ chức LHQ. - Hội Đồng bảo an. - Ban thư kí. - Hội đồng Quản thác. - Hội đồng kinh tế - xã hội. - Tòa án quốc tế. Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của Liên hợp quốc (8 phút) - Mục tiêu: HS tìm hiểu về vai trò của tổ chức Liên hợp quốc trong lĩnh vực hòa bình, an ninh quốc tế; phát triển; lĩnh vực quyền con người, văn hóa, xã hội và các lĩnh vực khác. - Cách thức tổ chức: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS SẢN PHẨM HỌC TẬP GV: Dẫn dắt vấn đề: Kể từ khi ra đời cho đến 2. Tìm hiểu về vai trò của Liên hợp quốc nay, LHQ là tổ chức mang tính quốc tế lớn nhất hành tinh đã có những vai trò hết sức quan trọng - Là diễn đàn quốc tế, vừa hợp tác vừa đấu tranh đối với hòa bình và an ninh của thế giới. nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, giữ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh GV: Tổ chức LHQ có những vai trò gì mà em chấp và xung đột khu vực. biết qua sách, báo, đài ? Hãy liên hệ với thực tiễn hiện nay? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc SGK, tài - Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác liệu tham khảo, tìm ý trả lời. quốc tế về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, giữa Bước 3: Báo cáo, thảo luận: các quốc gia thành viên. - Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. - Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, giáo dục - Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, ý tế, - Giúp đỡ các dân tộc. nhân đạo, giáo dục. Bước 4: Đánh giá, chính xác hoá kiến thức. - Trong hơn 70 năm tồn tại, LHQ đã có vai trò
  4. lớn trong giải quyết vấn đề quốc tế: + Giữ gìn hòa bình, an ninh quốc tế: nỗ lực trong giải trừ quân bị thông qua nghị quyết cấm thử vũ khí hạt nhân năm 1961, giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và Iran. + Góp phần thúc đẩy giải quyết các vụ tranh chấp xung đột quốc tế, xung đột khu vực: Campuchia, Anggola, Đông Timo, Trung Đông, châu Phi. + Đóng góp đáng kể vaò thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội, (Mianma, Indonexia, châu Phi, .) GV: Sử dụng hình ảnh thể hiện vai trò của LHQ đối với thế giới. Hoạt động 3: Tìm hiểu về mối quan hệ Việt Nam - Liên hợp quốc (8 phút) - Mục tiêu: HS tìm hiểu về hoạt động của các tổ chức quốc tế của LHQ ở Việt Nam và đóng góp của Việt Nam đối với LHQ. - Cách thức tổ chức: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS SẢN PHẨM HỌC TẬP GV: Thông báo: Tháng 9 năm 1977, Việt Nam 3. Tìm hiểu về mối quan hệ Việt Nam - Liên gia nhập LHQ là thành viên thứ 149. Từ đó cho hợp quốc đến nay, mối quan hệ hợp tác rất phát triển, Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho LHQ - Tháng 9 năm 1977, Việt Nam gia nhập LHQ là cũng như cộng đồng quốc tế. thành viên thứ 149. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Dựa vào tài - Các cơ quan của LHQ đã giúp đỡ Việt Nam liệu và hiểu biết, hãy nêu mối quan hệ giữa Việt trên tất cả các lĩnh vực: nông nghiệp, công Nam và LHQ? Kể tên một số tổ chức của LHQ nghiệp, ngư nghiệp, khoa học, giáo dục, y tế, . mà Việt Nam có hợp tác. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc SGK, tài liệu tham khảo, tìm ý trả lời. - Hiện nay, một số cơ quan của LHQ đang làm Bước 3: Báo cáo, thảo luận: việc tại Việt Nam: UNESCO (tổ chức Văn hóa, - UNESCO (tổ chức Văn hóa, Khoa học, Giáo Khoa học, Giáo dục), UNICEP (Quỹ nhi đồng dục), UNICEP (Quỹ nhi đồng thế giới), FAO (tổ thế giới), FAO (tổ chức Nông lương), IMF (Quỹ chức Nông lương), IMF (Quỹ tiền tệ thế giới), tiền tệ thế giới), WHO (tổ chức Y tế thế giới), . WHO (tổ chức Y tế thế giới), . Bước 4: Đánh giá, chính xác hoá kiến thức. GV: Sử dụng hình ảnh thể hiện vai trò của LHQ - Ngày 16/10/2007, Đại hội đồng đã bầu Việt
  5. đối với thế giới. Nam trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an nhiệm kì 2008 - 2009. - Năm 2020, Việt Nam được thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an nhiệm kì 2020 - 2021. 3. Luyện tập, củng cố - Mục tiêu: + Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: sự ra đời, mục đích, hoạt động và vai trò của tổ chức Liên hợp quốc. + Thông qua kiến thức vừa học để nắm vững hơn chắc hơn học sinh làm bài tập nhanh. - Cách thức tổ chức: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS suy nghĩ, vận dụng kiến thức và trả lời trắc nghiệm: Câu 1 [NB]: Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua tại Hội nghị nào ? A. Hội nghị Ianta. B. Hội nghị Xan Phran-xi-xcô. C. Hội nghị Pôt-xđam. D. Hội nghị Pari. Câu 2 [NB]: Bản Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực khi nào? A. Tổng thư kí Liên hợp quốc phê chuẩn. B. Ban Thư kí Liên hợp quốc nhất trí thông qua. C. Các nước thành viên tham dự Hội nghị phê chuẩn. D. Năm nước thường trực Hội đồng bảo an phê chuẩn. Câu 3 [NB]: Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hiện nay gồm những nước nào? A. Nga (Liên Xô cũ), Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc. B. Nga (Liên Xô cũ), Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Đức. C. Nga (Liên Xô cũ), Mĩ, Nhật, Pháp, Trung Quốc. D. Nga (Liên Xô cũ), Mĩ, Anh, Đức, Trung Quốc. Câu 4 [NB]: Trụ sở hiện nay của Liên hợp quốc đóng tại đâu? A. Luân Đôn (Anh). B. Pari (Pháp). C. New York (Mĩ). D. Béclin (Đức). Câu 5 [TH]: Một trong những mục đích của tổ chức Liên hợp quốc là A. trừng trị các hoạt động gây chiến tranh. B. thúc đẩy quan hệ thương mại tự do. C. ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường. D. duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Câu 6 [TH]: Đầu thế kỉ XXI, Việt Nam có vai trò gì trong tổ chức Liên hợp quốc? A. Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an. B. Uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an. C. Uỷ viên chính thức Hội đồng Bảo an. D. Uỷ viên dự khuyết Hội đồng Bảo an. Câu 7 [TH]: Nội dung nào không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc? A. Không can thiệp vào nội bộ các nước. B. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau. C. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước. D. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. Câu 8 [VD]: Vấn đề quan trọng đang đặt ra cho Liên hợp quốc hiện nay là A. tăng cường hợp tác quốc tế giữa các nước.
  6. B. cải tổ và dân chủ hoá cơ cấu C. chương trình phát triển văn hoá, giáo dục cộng đồng. D. chương trình phát triển Liên hợp quốc về kinh tế. Câu 9 [VD]: Cơ quan nào của Liên hợp quốc có sự tham gia đầy đủ tất cả các thành viên, họp mỗi năm 1 lần để bàn bạc thảo luận các vấn đề liên quan đến Hiến chương của Liên hợp quốc? A. Ban thư kí. B. Hội đồng bảo an. C. Hội đồng quản thác quốc tế. D. Đại hội đồng. Câu 10 [VDC]: Việc trờ thành thành viên của tổ chức Liên hợp quốc (9/1977) có ý nghĩa gì đối với Việt Nam? A. Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. B. Tạo cơ hội để Việt Nam hòa nhập vào cộng đồng kinh tế quốc tế. C. Mở ra cơ hội hợp tác chính trị giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. D. Góp phần thúc đẩy nhanh chóng việc kí kết hiệp định thương mại với các nước. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS lắng nghe, suy nghĩ, đọc tài liệu tham khảo, tìm ý trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời câu hỏi và từ đó củng cố lại kiến thức cho HS. Bước 4: Đánh giá, chính xác hoá kiến thức. - Sản phẩm cần đạt: Đáp án: 1. B 2. C 3. A 4. C 5. D 6. A 7. B 8. B 9. D 10. A. 4. Vận dụng - Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về tình hình biển Đông hiện nay, đồng thời giúp HS rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân. - Cách thức tổ chức: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS về nhà tham khảo tài liệu, mạng Internet, báo chí .suy nghĩ, vận dụng kiến thức và trả lời câu hỏi sau: Trước diễn biến căng thẳng của tình hình biển Đông hiện nay, theo em Việt Nam cần vận dụng nguyên tắc nào của Liên hợp quốc? Từ đó em rút ra được bài học gì cho bản thân? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS lắng nghe, về nhà tìm hiểu thông tin, vận dụng kiến thức đã học và hoàn thành bài tập. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Bước 4: Đánh giá, chính xác hoá kiến thức: Tiết tiếp theo, GV gọi 2 - 3 HS trình bày sản phẩm của mình; GV nhận xét và tuyên dương HS hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Sản phẩm cần đạt: + Việt Nam cần vận dụng nguyên tắc: Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đề biển Đông. + Bài học: Phát huy lòng yêu nước, tự hào dân tộc; Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc trong nhà trường, địa phương; Tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của Đảng, là nhân tố quyết định hàng đầu; Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc; Tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế; Sưu tầm, kiện toàn những chứng cứ đầy đủ và chính xác về khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam .