Kế hoạch, Phương án xử lí khi có trường hợp nghi mắc, mắc Covid-19 trong nhà trường Trường Tiểu học Bình Định

docx 10 trang Minh Phúc 16/04/2025 100
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch, Phương án xử lí khi có trường hợp nghi mắc, mắc Covid-19 trong nhà trường Trường Tiểu học Bình Định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_phuong_an_xu_li_khi_co_truong_hop_nghi_mac_mac_covi.docx

Nội dung text: Kế hoạch, Phương án xử lí khi có trường hợp nghi mắc, mắc Covid-19 trong nhà trường Trường Tiểu học Bình Định

  1. PHÒNG GDĐT KIẾN XƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH ĐỊNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 12/KH-THBĐ Bình Định, ngày 30 tháng 11 năm 2021 KẾ HOẠCH, PHƯƠNG ÁN Xử lí khi có trường họp nghi mắc, mắc Covid-19 trong nhà trường Trường Tiểu học Bình Định I. Căn cứ các văn bản chỉ đạo - Quyết định số 3468/QĐ-BYT ngày 07/8/2020 của Bộ Y tế về “Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng chống Covid-19”; - Quyết định 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của BCĐQGPCD về Ban hành “Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động”; - Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 01/02/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình về đáp ứng các cấp độ dịch Covid-19 trong tình hình mới; - Công văn số 4841/UBND-KGVX ngày 01/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình về tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp, đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19; - Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 03/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình về Tổ chức Phát động phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống dịch Covid- 19”. - Căn cứ công văn số 4973/UBND-KGVX, ngày 09/11/2021 của UBND tỉnh Thái Bình về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 khi tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp; - Căn cứ công văn số 1085/SGDĐT-GDTrH ngày 26/11/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid- 19, các dịch bệnh mùa đông xuân năm 2021- 2022 trong các cơ sở giáo dục; - Thực hiện công văn số 567/PGDĐT ngày 29/11/2021 của Phòng GD&ĐT Kiến Xương về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và dịch bệnh mùa đông xuân năm học 2021- 2022 trong các cơ sở giáo dục; Căn cứ tình hình thực tế, trường Tiểu học Bình Định xây dựng kế hoạch, phương án xử trí khi có trường họp nghi mắc, mắc Covid-19 trong nhà trường năm học 2021- 2022 cụ thể như sau: II. Mục đích, yêu cầu 1. Mục đích - Kịch bản nhằm hướng dẫn cho cxác thành viên Tổ An toàn Covid chủ động chuẩn bị, xử lý tình huống xuất hiện trường hợp mắc COVID-19 (F0) tại các cơ sở giáo dục. Thực hành các hoạt động phong tỏa, cách ly, truy vết các F, khử khuẩn, vệ sinh môi trường trong công tác phòng chống dịch COVID tại các cơ sở giáo dục sẽ củng cố hoạt động điều hành của ban chỉ đạo phòng chống dịch của cơ sở giáo dục, rèn luyện kỹ năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ của bộ phận, các tổ an toàn COVID-19 tại cơ sở giáo
  2. dục. - Kịch bản là cơ sở để phối hợp chỉ đạo, điều hành, triển khai cách ly, xử lý dịch Covid-19 giữa ban chỉ đạo phòng chống dịch của nhà trường với BCĐ PCD và trạm y tế xã Bình Định - Phương án thực hiện phương châm 4 tại chỗ của nhà trường sẽ rút kinh nghiệm, hoàn chỉnh, bổ sung kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19, nhằm đáp ứng có hiệu quả các tình huống khẩn cấp khi có dịch xảy ra (khống chế dịch, giảm tỷ lệ mắc, chết do Covid-19 gây ra..) 2. Yêu cầu - Kịch bản đáp ứng để thực hành các nội dung triển khai tại nhà trường như: phong tỏa, phân tích dịch tễ, truy vết, cách ly, đánh giá nguy cơ lây nhiễm, thực hành khử khuẩn, vệ sinh môi trường. Các nội dung triển khai thực tế tại nhà trường xử lý nhanh, hiệu quả nhất với việc xuất hiện các trường hợp F0, F1 trong vòng không quá 24 giờ . - Kịch bản xây dựng rõ ràng, cụ thể, dễ thực hiện theo nhiệm vụ của các đối tượng, các bên tham gia hoạt động và có tính ứng dụng cao. III. Thông tin đơn vị 1. Tên đơn vị: Trường Tiểu học Bình Định 2. Tổng số CB, GV, NV, người lao động HĐ: 30. Trong đó: - Số CB, GV, NV, người lao động HĐ thường trú tại xã Bình Định: 12 - Số CB, GV, NV, người lao động HĐ thường trú tại các xã, thị trấn của huyện Kiến Xương: 18 người (Bình Thanh: 03; Nam Bình: 07; Quang Trung: 04, TT Kiến Xương: 02; Hồng Tiến: 01; xã Bắc Hải-Tiền Hải:01). 3. Tổng số học sinh toàn trường: 649 em. IV.Nhiệm vụ, phương thức, nội dung hoạt động tổ An toàn Covid. 1.Nhiệm vụ: - Cập nhật sĩ số các lớp học trong trường hàng ngày, xác minh lý do nghỉ học của từng học sinh. - Hằng ngày nắm bắt thông tin về tình hình di biến động CBGV-CNV và học sinh, phụ huynh liên quan đến dịch bệnh Covid-19 tại đơn vị. Mỗi thành viên, mỗi nhóm tiến hành giám sát rà soát từng đối tượng được phân công phụ trách. - Phát hiện các trường hợp học sinh ra tỉnh ngoài trở về địa phương - Thông qua giám sát, phát hiện, ghi nhận, xác minh ban đầu học sinh có nguy cơ với Covid-19 như: xuất hiện người có biểu hiện ho,sốt, khó thở /người bệnh/nghi bệnh Covid-19, người tiếp xúc với với người bệnh(F1;F2 ); - Phối hợp, xác minh thông tin dịch tễ của các đối tượng nguy cơ trong nhà trường theo yêu cầu của cơ quan y tế. - Các thông tin giám sát được ghi nhận, báo cáo nhanh và báo cáo hàng ngày về các đầu mối của nhóm, Tổ Covid-19 cộng đồng để kịp thời xử lý. - Thực hiện thông tin, tuyên truyền , vận động các em học sinh và gia đình nêu cao tinh thần trách nhiệm của công dân và tự nguyện, tự giác thực hiện nghiêm túc các biện pháp, các quy định về phòng chống dịch Covid-19 cũng như tích cực tham gia vào các hoạt động chung tay phòng chống dịch với tinh thần “mỗi người dân là chiến
  3. sĩ,người dân là trung tâm phục vụ, là chủ thể” Nắm bắt và phản hồi các thông tin liên quan khác đến dịch bệnh tại đơn vị (kể cả không phụ thuộc diện phụ trách). Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi có yêu cầu. 2. Phương thức hoạt động: Tổ trưởng tổ covid-19 cộng đồng có trách nhiệm phân công cụ thể nhóm đối tượng học sinh cho từng thành viên trong tổ ( lập sổ theo dõi, ghi nhận thông tin theo biểu mẫu), trong đó: - Tổ trưởng: Phụ trách chung các nội dung về thông tin báo cáo, dự họp giao ban cùng Ban chỉ đạo, phụ trách công tác thông tin tuyển truyền. Quản lý sĩ số học sinh hàng ngày kết hợp theo dõi những biến động bất thường về sức khỏe của học sinh liên quan đến các triệu chứng bệnh viêm đường hô hấp cấp. - Tổ viên : Hàng buổi theo dõi biến động về sức khỏe của học sinh liên quan đến các triệu chứng bệnh viêm đường hô hấp cấp. Ghi chép trong sổ. Báo cáo ngay với tổ trưởng những học sinh có biểu hiện bất thường. 3. Nội dung hoạt động: 3.1. Đối với trường hợp khi chưa có ca bệnh tại đơn vị: a. Hoạt động giám sát chủ động: - Thống kê, rà soát toàn bộ học sinh thuộc diện quản lý. - Hàng ngày cập nhật sĩ số, đo thân nhiệt. Đặc biệt chú trọng đến trường hợp có biểu hiện ho, sốt tổ chức cho học sinh về. - Vệ sinh sạch sẽ khu vực trường học,trong và ngoài lớp học. - Qua học sinh,nắm bắt thêm thông tin những trường hợp người thân, hàng xóm trở về từ các địa phương khác. b. Thông tin, tuyên truyền: - Tổ chức thông tin, tuyên truyền trên hệ thống âm thanh các lớp học, hướng dẫn học sinh thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh. - Thông báo cụ thể thông tin về trường hợp, thời gian áp dụng các biện pháp cách ly của các trường hợp nguy cơ tại địa phương để học sinh nắm bắt đầy đủ thông tin. - Cung cấp số điện thoại của Tổ trưởng Tổ Covid-19 cộng đồng cho học sinh, PHHS để thuận tiện cho việc khai báo, cung cấp thông tin thông tin hoặc yêu cầu giúp đỡ khi cần thiết. c.Hoạt động ghi nhật ký và thông tin báo cáo: - Mỗi thành viên Tổ Covid-19 cộng đồng đều thực hiện ghi chép sổ nhật ký công việc hàng ngày và ghi nhận các thông tin liên quan để báo cáo theo quy định. - Hàng ngày mỗi thành viên đều báo cáo thông tin về cho Tổ trưởng trước 16 giờ, tổ trưởng tập hợp, báo cáo toàn bộ thông tin tình hình học sinh do mình phụ trách về BCĐ trước 17 giờ. - Các thông tin cần báo cáo: Số học sinh nghỉ học ( lý do nghỉ học).Các thông tin quan trọng cần được phản hồi và xử lý ngay.
  4. - Báo cáo đột xuất: Các trường hợp học sinh có biểu hiên bất thường như ho, sôt, khó thở . - Hình thức thông tin: Báo cáo trực tiếp; qua điện thoại, Zalo d. Thực hiện chế độ giao ban: - Ban chỉ đạo + Tổ trưởng Tổ Covid-19 cộng đồng thực hiện giao ban vào đầu giwò sáng thứ hai hàng tuần. - Nội dung: Báo cáo tình hình chung; Trao đổi, thống nhất công việc hoạt động với các thành viên trong Tổ 3.2. Đối với trường hợp khi có ca bệnh cộng đồng trên địa bàn xã ( F0 và các F1,F2 ): Duy trì các hoạt động như tình huống 3.1 đồng thời có thể bổ sung thêm một số nhiệm vụ sau: - Lau nền nhà cơ quan, tay nắm cửa, bàn ghế và bề mặt các đồ vật khác trong phòng làm việc bằng dung dịch khử trùng chứa 0,5% clo hoạt tính. - Nhà trường thực hiện phun khử trùng dung dịch khử trùng chứa 0,5% clo hoạt tính; Tổng vệ sinh , tiến hành phun khử trùng dung dịch khử trùng chứa 0,5% clo hoạt tính toàn bộ khu vực nhà trường, trong các lớp học. - Đề nghị BCĐ địa phương, trạm y tế tổ chức téc nhanh sàng lọc cho công chức, viên chức, lao động cơ quan. - Cập nhật tình hình dịch bệnh tại địa phương, đảm bảo bám sát diễn biến của dịch bệnh để ổn định tình hình tại đơn vị. - Lập danh sách công chức, viên chức, người lao động được phân công trực tại cơ quan cung cấp kịp thời cho Ban chỉ đạo địa phương. - Thông báo ngay cho tổ giám sát phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, đau họng, khó thở. - Công chức, viên chức, lao động thực hiện nghiêm các nội dung: Hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người trong gia đình, nơi làm việc, lưu trú cũng như những người khác; Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn khác; Không dùng chung các đồ dùng vật dụng cá nhân: bát, đũa, thìa, cốc, bàn chải đánh răng, khăn mặt ; Thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng để xử lý theo quy định; Đảm bảo ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước, vận động cơ thể, tập thể dục nhẹ nhàng tại chỗ. 3.3. Đối với trường hợp dương tính với SARS-COV-2 (F0) hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 xảy ra tại đơn vị * Nguyên tắc tổ chức cách ly, xử lý dịch - Đảm bảo tuân thủ đúng chỉ đạo của trung ương, của tỉnh và các quy trình, quy định về phòng, chống dịch Covid-19. - Có sự phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo, điều hành, triển khai các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng được phân công.
  5. - Thực hiện nguyên tắc bốn tại chỗ trong PCD (chủ động của cơ sở giáo dục và của địa phương). * Bước 1: Tách F0 ra khỏi vị trí học tập ( đối với học sinh) ; vị trí làm việc ( đối với Giáo viên): - Khẩn trương, nhanh chóng thực hiện mặc bộ đồ bảo hộ chống dịch đưa đối tượng đến phòng cách ly F0 tạm thời của nhà trường. ( Đối tượng thực hiện : Đồng chí trưởng ban tùy tình hình thực tế có mặt của CBGV-CNV tại đơn vị thời điểm phát hiện F0 để giao nhiệm vụ. yêu cầu 100% CBGV-CNV phải sẵn sàng nhận nhiệm vụ). - Xác định đối tượng F1 tiếp xúc trực tiếp , tiếp xúc gần và tách khỏi vị trí đến phòng cách ly tạm thời đối với các đối tượng F1 tiếp xúc trực tiếp.( Gồm những đối tượng ngồi cùng bàn, bàn trước, bàn sau, bàn bên cạnh liền kề hoặc vị trí ngồi làm việc liền kề khoảng cách dưới 2m) - Xác định đối tượng F1 tiếp xúc không trực tiếp , yêu cầu ngồi nguyên tại vị trí không được di chuyển. ( Gồm những đối tượng ngồi cùng lớp hoặc cùng phòng làm việc) * Bước 2: - Trưởng ban thông báo ngay cho BCĐ tại địa phương ( SĐT :0975214286- đồng chí Bùi Ngọc Trìu – CT UBND xã – Trưởng BCĐ phòng chống Covid-19 xã Bình Định) ; Phòng GD & ĐT Kiến Xương ( SĐT:0933160468 - Đồng chí Hoàng Tiến Mạnh – Trưởng Phòng GD & ĐT Kiến Xương) ; Trạm Y tế xã : ( SĐT: 0968631546 – Đồng chí Bùi Thị Nhung – Trạm trưởng Trạm Y tế xã Bình Định) - Hoặc gọi điện thoại theo số điện thoại đường dây nóng phòng chống dịch Covid-19: * Bước 3: Cách ly, xử lý các F Theo nguyên tắc là giữ nguyên tại chỗ, dừng tất cả các hoạt động giải lao giữa giờ “Lớp nào ở nguyên lớp đó”- không di chuyển; sau đó truy vết, phân loại nhanh và: - Tất cả F0 phải chuyển nhanh về phòng y tế của cơ sở giáo dục (tại khu cách ly y tế tạm thời – Phòng y tế nhà trường ) để bố trí chuyển về cơ sở y tế cách ly, điều trị bằng xe chuyên dụng. - F1 bố trí chuyển tối đa về các khu cách ly tập trung của các địa phương, hoặc cách ly tại nhà trường, hoặc cách ly tại nhà (theo quyết định của BCĐ phòng, chống dịch). Việc bố trí cách ly F1 phải theo nhóm nguy cơ trên nguyên tắc những học sinh cùng bàn, cùng lớp học và những học sinh đã từng tiếp xúc trực tiếp (có xét nghiệm sàng lọc 3-5 ngày/lần). Trường hợp số lượng F1 vượt quá năng lực cách ly của khu cách ly tập trung trên địa bàn, BCĐ PCD xem xét áp dụng thiết chế cách ly y tế tại nhà nhưng phải đảm bảo quản lý, giám sát chặt chẽ và nhà có đủ điều kiện để cách ly tại gia đình. - F2 sau khi bố trí xong việc cách ly cho F1 thì bố trí giải phóng F2 (chỉ rời nơi phong tỏa khi có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính); vận chuyển, bàn giao bằng cho gia đình để tổ chức cách ly y tế tại nhà theo quy định.
  6. - F3, F4 (nếu có) được hướng dẫn các biện pháp PCD và trở về nơi lưu trú, cư trú theo dõi sức khỏe và khai báo y tế. V. Yêu cầu nhiệm vụ của ban giám hiệu cơ sở giáo dục, các lớp khi có F0 và phối hợp chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp. Chỉ đạo/hỗ trợ của TT Nhiệm vụ Ban chỉ đạo/ Tổ AT covid nhà trường BCĐ PCD xã Bình Định (07 1 Ban chỉ đạo và khối hành chính; Kiểm tra, GS Nhiệm vụ) Có Quyết định Ban Chỉ đạo: Phân công NV 1 nhiệm vụ cụ thể; Quyết định các Tổ an toàn Covid-19 Có kế hoạch (phương án) PCD: Cụ thể các NV 2 hoạt động và chuẩn bị sẵn sàng theo kế hoạch Có Kịch bản về cách ly trong các tình huống - Tình huống 1: Phát hiện trường hợp F0 tại 01 lớp thì phong tỏa 01 lớp phát hiện ra F0 NV 3 - Tình huống 2: Phát hiện trường hợp F0 tại Hướng dẫn một và một số lớp thì phong tỏa tại một và một số lớp - Tình huống 3: Xuất hiện nhiều trường hợp F0 thì phong tỏa toàn bộ nhà trường. - Có sơ đồ quản lý và xử lý tình huống cụ thể đến từng lớp học NV 4 - Chuẩn bị sẵn sàng trước các biển báo/ đèn hiệu/ cuộn băng rào cảnh báo... - Lập sơ đồ, hướng dẫn, tập huấn vận hành Có bố trí các đầu mối thu nhận thông tin và điều hành; các hoạt động truyền thông, tuyên - Bố trí bộ phận đầu truyền mối NV 5 - Lập sơ đồ mạng lưới thông tin; phương - Thu nhận thông tiện, phương thức liên lạc, điều hành tin; thông báo ngay khi có F0 (Ứng dụng công nghệ TT) - Có các phương tiện, trang thiết bị cụ thể...; - Có tài liệu, hồ sơ quản lý GV, học sinh - Chỉ đạo các địa phương, đơn vị liên NV 6 + Phải lập sẵn danh sách GV, học sinh theo lớp (Phụ lục A đính kèm) quan khác phối hợp hoạt động + Cụ thể được nơi lưu trú, cứ trú của GV, học sinh
  7. Ngay khi xác định thông tin về xuất hiện F0 trong đơn vị thì lập tức hoạt hóa hoạt động của Ban chỉ đạo PCD của cơ sở giáo dục, tổ Bố trí ngay Đội cơ an toàn COVID-19; thiết lập “Sở chỉ huy” động tới thực địa/ NV 7 để điều hành và sẵn sàng các hoạt động phối phối hợp thiết lập hợp với BCĐ PCD của địa phương, của tỉnh. “Sở chỉ huy” * Báo cáo nhanh về BCĐ PCD theo phân cấp Thống nhất Chỉ QUYẾT ĐỊNH TẠM DỪNG HOẠT ĐỘNG VÀ PHONG đạo/hỗ trợ của TỎA TẠM THỜI (CÓ BIỂN BÁO/BĂNG RÀO CẢNH BÁO) BCĐ PCD Hướng dẫn hoạt (03 Bộ phận bảo vệ, an ninh và được tăng động/ bố trí nhân lực 2 Nhiệm vụ) cường ngay nhân lực về y tế/ cộng tác viên tăng cường của các ngành, địa phương Phải bố trí cụ thể (danh sách..), điều động ngay khi có tình huống phong tỏa Kiểm soát, phân luồng (chỉ người có nhiệm Các ngành liên quan NV 1 vụ mới được vào, ra và phải tuân thủ quy phối hợp định về PCD); NV 2 Ghi nhật ký, đo nhiệt độ người ra, vào NV 3 Thực hiện khử nhiễm theo quy định Hỗ trợ nhân lực và (09 Cán bộ YTTH hoặc người, bộ phận phụ hoạt động về y tế 3 Nhiệm vụ) trách về y tế); (CDC/TTYT, BVĐK huyện,TP..) Thường xuyên cập nhật, theo dõi, đánh giá, báo cáo tình hình (nhất là khi có trường hợp NV 1 bệnh/nghi bệnh Covid-19); tham mưu các hoạt động Kiểm tra ngay tính chính xác của thông tin NV 2 khi nhận được Báo cáo ngay người có trách nhiệm của cơ NV 3 sở giáo dục NV 4 Báo cáo ngay cơ quan y tế địa phương/ CDC NV 5 Quản lý, cách ly ngay người bệnh Y tế địa phương/, Lập tức chủ động điều tra, truy vết ngay; lấy TTYT huyện, NV 6 mẫu xét nghiệm TP/CDC hỗ trợ chỉ đạo truy vết. Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn (phân Hỗ trợ, hướng dẫn NV 7 loại, phân luồng, sơ cấp cứu, xử trí người có xử lý ho, sốt ..
  8. Phối hợp với Đội cơ động của BCĐ PCD NV 8 Phối hợp các HĐ triển khai các hoạt động NV 9 Thực hiện thống kê, báo cáo (09 4 Hoạt động của các cơ sở giáo dục Hỗ trợ hoạt động Nhiệm vụ) Mỗi cơ sở giáo dục bố trí 01 Tổ an toàn Hướng dẫn hoạt NV 1 Covid-19 (03 -05 người); động - Lập, in sẵn danh sách toàn bộ GV, HS Hướng dẫn hoạt NV 2 (Theo Phụ lục A2 kèm theo) khuyến khích động lập phần mềm quản lý - Ngay khi có thông tin về sự xuất hiện của F0 trong CSGD, bình tĩnh thông tin đầy đủ, chính xác và hướng dẫn GV, HS giữ nguyên Hướng dẫn hoạt NV 3 vị trí hiện tại và cung cấp, khai báo đầy đủ động thông tin cho hoạt động truy vết; tuyên truyền các nội dung PCD Tổ Covid-19 phối hợp phân loại F và ghi vào NV 4 danh sách theo nguyên tắc hoàn thành theo Chỉ đạo hoạt động nhóm từ F0 đến F1... Báo cáo nhanh kết quản phân loại F về Ban NV 5 Chỉ đạo hoạt động Chỉ đạo PCD Phối hợp di chuyển hoặc bố trí các F về vị trí NV 6 Phối hợp hoạt động tập kết theo chỉ đạo Phối hợp tổ chức lấy mẫu xét nghiệm cho Chỉ đạo lấy mẫu, NV 7 các F theo chỉ đạo xét nghiệm Phối hợp thực hiện phong tỏa NV 8 Chỉ đạo hoạt động (nếu có) NV 9 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo (04 Hướng dẫn, hỗ trợ 5 Khử nhiễm và vệ sinh, thu gom chất thải Nhiệm vụ) hoạt động Trang bị sẵn sàng các phương tiện, hóa chất khử nhiễm cơ bản như bình phun, Dụng cụ NV 1 Hướng dẫn, hỗ trợ lau bề mặt, Cloramin B, Cồn y tế, dung dịch sát khuẩn....; các tài liệu hướng dãn sử dụng Bố trí sẵn sàng Tổ khử nhiễm, từ 3-5 người ; nhiệm vụ của Tổ này là khử nhiễm chung toàn bộ khu vực được phân công; ít nhất khử NV2 Hướng dẫn, hỗ trợ nhiễm 2 lần/ngày và ngay mỗi khi xuất hiện yếu tố lây nhiễm (như khi có chất thải, chất nôn...) Khử nhiễm bên trong (lau, tẩm Cloramin B NV3 hay dung dịch sát khuẩn..): hướng dẫn cho hs Hướng dẫn, hỗ trợ tự thực hiện
  9. Khử nhiễm toàn bộ khuân viên Cơ sở giáo NV4 Hướng dẫn dục ít nhất 2 lần/ngày. (03 Hướng dẫn hoạt 6 Vệ sinh, thu gom chất thải Nhiệm vụ) động Trang bị sẵn sàng các phương tiện, hóa chất vệ sinh cơ bản nhất là các thùng rác (đạp NV 1 chân), túi đựng và phân loại rác ngay từ nguồn (tại các lớp học có thùng rác); hướng dẫn cho HS tự phân loại rác Bố trí sẵn sàng Tổ vệ sinh (được huấn luyện trước); nhiệm vụ của Tổ này là thu gom rác NV2 hàng buổi ở nơi phong tỏa tạm thời và toàn cơ sở giáo dục Tổ chức xử lý rác thải theo quy định hoặc hợp đồng với đơn vị có đủ năng lực và được NV3 phép kinh doanh (rác thải sinh hoạt riêng, rác thải y tế riêng) (02 Đảm bảo cung cấp nước sạch và vệ sinh Hướng dẫn hoạt 7 Nhiệm vụ) sinh hoạt động Bố trí phân luồng khi sử dụng các công trình NV1 vệ sinh NV2 Bố trí thu gom, xử lý chất thải vệ sinh Trên đây là kế hoạch phòng chống dịch Covid – 19 và các phương án xử trí khi có các trường hợp mắc Covid 19 tại trường Tiểu học Bình Định có cập nhật các nội dung phòng chống dịch theo sự chỉ đạo của BCĐ phòng chống dịch của xã Bình Định. Yêu cầu toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nghiêm túc triển khai, thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch và phương án vẫn có thể thay đổi để phù hợp với tình hình diễn biến của dịch và điều kiện thực tế của nhà trường. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị báo cáo về ban chỉ đạo phòng chống dịch của nhà trường để kịp thời giải quyết./. Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG - PGD-ĐT (để B/c) - Ban chỉ đạo phòng chống dịch xã Tây Sơn (để chỉ đạo); - CB, GV, NV, NLĐ (để t/h) ; - Lưu: VT. Phạm Thị Bình PHÊ DUYỆT CỦA UBND XÃ BÌNH ĐỊNH