SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở Trường TH & THCS Hồng Tiến

docx 21 trang Minh Phúc 16/04/2025 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở Trường TH & THCS Hồng Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_lo.docx

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở Trường TH & THCS Hồng Tiến

  1. BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường TH & THCS Hồng Tiến.” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng trong quản lí giáo dục học sinh và được áp dụng ở trường Tiểu học và THCS Hồng Tiến. 3. Tác giả: Họ và tên : Trương Thị Dinh : (nữ) Năm sinh : 09/02/1974 Trình độ chuyên môn : Đại học Chức vụ : Giáo viên – TPT Đơn vị công tác : Trường Tiểu học & THCS Hồng Tiến. Điện thoại : 0968935376 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100 % 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị Trường Tiểu học & THCS Hồng Tiến Địa chỉ: Xã Hồng Tiến – Huyện Kiến Xương – Thái Bình Điện thoại: 02273818309 5. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Thời gian mà sáng kiến được áp dụng lần đầu tiên trong thực tế: Tháng 9 năm 2022 đến nay. II. BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường TH & THCS Hồng Tiến.” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
  2. Áp dụng trong quản lí giáo dục các em học sinh ở trường Tiểu học và THCS Hồng Tiến. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết Giáo dục Tiểu học là bậc học của nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất của trẻ. Tính phổ cập ở đây buộc trẻ khi học xong bậc tiểu học phải đạt được những yêu cầu tối thiểu làm cơ sở cho sự phát triển toàn diện nhân cách, khả năng học tập suốt đời.Chính vì thế điều đầu tiên chúng ta phải hướng dẫn và rèn cho trẻ có kĩ năng sống trong môi trường giáo dục chung. Kĩ năng sống là điều hết sức quan trọng với tất cả mọi người, chứ không riêng gì học sinh. Tuy nhiên, học sinh là đối tượng thường được nhắm đến đầu tiên trong việc giáo dục kĩ năng sống, bởi trên thực tế cho thấy hiện nay kĩ năng sống của các em học sinh đang là vấn đề rất đáng quan tâm vì trong những năm gần đây, dường như hiện tượng học sinh Tiểu học đi học muộn, không thực hiện đúng đồng phục, không đội mũ bảo hiểm khi được cha mẹ chở bằng xe máy đến trường mặc dù bị nhắc nhở nhiều nhưng vẫn tiếp tục xảy ra. Hơn thế nữa hiện tượng nói trống không, thậm chí chỉ chào thầy cô dạy mình hoặc không chào cũng đang xảy ra ngày một nhiều hoặc nhiều trẻ rất thiếu kĩ năng làm việc nhà, kĩ năng tự phục vụ; hiện tượng trẻ em ngu ngơ khi phải xử lý những tình huống của cuộc sống thực,thiếu tự tin trong giao tiếp, thiếu bản lĩnh vượt qua khó khăn, thiếu sáng kiến và dễ nản chí. Vì vậy việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ là điều hết sức cần thiết cho tương lai các em và cần được bắt đầu rèn luyện từ nhỏ, từ từng hành vi cá nhân đơn giản nhất, theo đó hình thành tính cách và nhân cách. Do phần lớn thời gian trẻ ở trường học, nơi hàng ngày diễn ra cuộc sống thực của trẻ, thế nên bắt buộc trẻ phải được rèn luyện từ trong nhà trường sau đó mới đến gia đình. Nhưng rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ như thế nào cho hiệu quả, thu hút được trẻ và các bậc phụ huynh luôn là vấn đề trăn trở của các nhà trường, của những người làm công tác giáo dục và của toàn xã hội hiện nay. Đồng thời khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào phục vụ cho cuộc sống đều đòi hỏi chúng ta phải thỏa mãn những kỹ năng tương ứng. Rèn luyện Kĩ năng sống cho học sinh là nhằm giúp các em rèn luyện kĩ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; thói quen và kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng hoạt động xã hội; Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội. Đối với học sinh tiểu học việc hình thành các kĩ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này.
  3. Phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực giai đoạn 2008-2013 được phát động thì yêu cầu rèn kỹ năng sống cho HS ngày càng được chú trọng hơn và với cấp tiểu học những nội dung cụ thể như sau: “ Chú trọng giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình, cộng đồng và xã hội; tích hợp giáo dục đạo đức, kỹ năng sống trong các môn học và hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương” và từ năm học 2010-2011 đến nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trương đưa việc giáo dục kỹ năng sống vào giảng dạy đại trà cho tất cả các cấp học. Song với tình hình hiện nay nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa thực sự đáp ứng nhu cầu thực tế, chương trình còn đơn điệu, cứng nhắc. Vẫn còn Cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên chưa thực sự quan tâm hoặc chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động Ngoài giờ lên lớp, gần như cho rằng đó là nhiệm vụ, là hoạt động cuả tổ chức đoàn thể nhất là Tổng phụ trách Đội. Việc định hướng nội dung, hình thức về hoạt động ngoài giờ lên lớp ở một số trường chưa có sự sáng tạo, lãnh đạo một số trường chưa có biện pháp cụ thể, chưa có năng lực để tổ chức hoạt động ngoài giờ, còn khá nhiều giáo viên thường dành thời gian của Hoạt động ngoài giờ lên lớp để ôn kiến thức, kĩ năng , giải quyết các phần việc về lĩnh vực dạy học. Nhiều trường ít chú ý đầu tư thời gian cho Hoạt động ngoài giờ lên lớp bởi thường mất nhiều thời gian, nếu tổ chức không tốt không những không mang lại lợi ích gì mà còn ảnh hưởng chất lượng hoạt động dạy và học trên lớp, tốn kém kinh phí mà không có nguồn tài chính hỗ trợ; có quan điểm còn cho đây là họat động vui chơi nên không quan trọng, không cần thiết. Thế nên cơ hội để đưa việc giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh vào các hoạt động ngoài giờ là rất ít. Là giáo viên Tổng phụ trách trường tiểu học, qua những năm thực hiện phong trào: “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực và vận dụng sự hướng dẫn chỉ đạo của Ngành, thực tế của địa phương, cùng với việc thực hiện giáo dục tích hợp thông qua các môn học trên lớp, tôi đã tổ chức thực hiện nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp để giáo dục và rèn kỹ năng sống cho học sinh bước đầu có những hiệu quả nhất định nên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường TH & THCS Hồng Tiến.”để nghiên cứu Đội ngày một phát triển mạnh hơn nữa. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 3.2.1 Mục đích của giải pháp: Hiện nay ngành Giáo dục ngoài việc chỉ đạo giảng dạy nội dung chuẩn kiến thức kĩ năng bậc Tiểu học còn phát động nhiều phong trào thi đua dạy tốt học tốt trong đó có phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực với nhiều hoạt động ngoại khóa bổ ích. Việc giáo dục hiện nay của ta chọn cách đưa kĩ năng sống vào một số môn học. Bộ sách hướng dẫn dạy kỹ năng sống dành cho giáo viên đã được đưa vào tập huấn và khuyến khích các trường giảng dạy trong ba năm học qua theo
  4. kiểu lồng ghép. Theo sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là lồng ghép tích hợp vào các môn học của chương trình. Qua tìm hiểu tại một số trường học trên địa bàn, tôi nhận thấy thời gian qua việc thực hiện giáo dục kĩ năng cho học sinh đã được nhiều trường rất quan tâm thông qua việc thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp, và lồng ghép trong các môn học giúp hình thành những thói quen tốt cho học sinh. Tuy nhiên tình trạng làm cho có hoặc qua loa chiếu lệ để gọi là thực hiện theo nội dung thi đua của phong trào Trường học thân thiện - học sinh tích cực vẫn còn đang rất phổ biến chưa thật sự xem giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một nhiệm vụ xuyên suốt nên trong thực hiện nội dung thì sơ sài với phương pháp giảng dạy chưa hấp dẫn. Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh còn nhiều hạn chế trước tiên phải nhắc đến phía phụ huynh học sinh. Trường Tiểu học và THCS Hồng Tiến với đặc điểm là trường xa trung tâm, điều kiện kinh tế nhân dân địa phương chưa ổn định, phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến con em. Song vẫn còn một bộ phận nhỏ - học sinh là con em gia đình khó khăn, con em vùng công giáo hoặc cha mẹ đi làm ăn xa gửi con cho ông bà nội, ngoại chăm sóc, mặt khác một bộ phận học sinh chỉ vì quá quan tâm đến việc học văn hóa chỉ muốn con mình giỏi toán, Tiếng Anh mà quên đi việc dạy kĩ năng sống cho con em mình, nên việc tiếp cận với xu thế hiện đại hoặc môi trường xã hội tiên tiến còn rất hạn chế từ đó hình thành trong các em bản tính nhút nhát, rụt rè, ít thân thiện, thiếu sự linh hoạt, ít hòa đồng, ít tham gia; nhiều em nói chuyện thường cộc lốc, chưa biết thưa gửi vì thế nên rất khó khăn khi nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục. Các buổi chào cờ đầu tuần đôi khi vẫn chỉ dừng ở mức độ lồng ghép giáo dục kĩ năng . Về phía giáo viên việc rèn kĩ năng sống của các em ở trường tiểu học còn nhiều hạn chế, chưa có nét chuyển biến, nguyên do chính là trong tư tưởng giáo viên vẫn chú trọng đến việc dạy kiến thức, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh còn chiếu lệ, làm qua loa hoặc đôi khi còn phó mặc cho giáo viên Tổng phụ trách hoặc chỉ có dự giờ, hội giảng mới thực hiện. Còn với các em học sinh tôi nhận thấy: các em ở lứa tuổi tiểu học hiếu động “dễ nhớ, mau quên” và chưa có khả năng vận dụng những điều đã học áp dụng vào thực tế, tâm lý độ tuổi cho thấy các em có nhu cầu hỏi đáp, không muốn bị áp đặt. Mặt khác, các em một mực rất tin vào lời nói của thầy cô giáo, thầy cô bảo đọc, bảo chép thì cứ đọc cứ chép và quá trình ấy cứ lặp đi lặp lại dần dần dẫn đến thói quen. Để nâng cao kĩ năng sống cho học sinh tiểu học là giáo viên Tổng phụ trách bản thân tôi hết sức băn khoăn và trăn trở : Làm thế nào để nâng cao kĩ năng sống cho học sinh? Làm thế nào để học sinh biết cách vận dụng kĩ năng sống vào trong cuộc sống hằng ngày được tốt nhất ? Với mong muốn góp phần vào việc luận giải những vấn đề nói trên, và qua sự đánh giá cao của đồng nghiệp nên tôi tiếp tục chọn sáng kiến: “Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường TH & THCS Hồng Tiến.” Để tiếp túc nghiên cứu và bổ sung đưa ra những biện pháp giúp học sinh hoàn thiện hơn về phẩm chất và năng lực. 3.2.2: Nội dung giải pháp:
  5. Triển khai tuyên truyền trên phạm vi toàn trường: Ban giám hiệu, toàn thể Hội đồng sư phạm, tới hội cha mẹ học sinh và học sinh trong trường. a. Đội ngũ Giáo viên. Đầu tiên, trong mỗi hoạt động học để tạo sự gần gũi và gắn kết giữa học sinh và giáo viên bản thân giáo viên phải sắp xếp nhiều thời gian cho học sinh được giới thiệu về mình, động viên khuyến khích các em chia sẻ với nhau về những sở thích, ước mơ tương lai cũng như mong muốn của mình với các em. Đây là hoạt động giúp cô trò hiểu nhau, đồng thời tạo một môi trường học tập thân thiện Đây cũng là một điều kiện rất quan trọng để phát triển khả năng giao tiếp của học sinh. Bởi học sinh không thể mạnh dạn, tự tin trong một môi trường mà giáo viên luôn gò bó và áp đặt. Tiếp theo Giáo viên chủ nhiệm kết hợp cùng giáo viên phụ trách tiết học ngoại khóa hay các hoạt động ngoại khóa xếp vị trí chỗ ngồi cho học sinh cần chú ý đến đặc điểm, tính cách của các em ; mạnh dạn hay nhút nhát, thụ động hay tích cực, thích thể hiện hay không thích...Và tiếp tục chú ý quan sát những biểu hiện về thái độ hợp tác khi cùng tham gia các hoạt động ; những cử chỉ, hành vi tại vị trí ngồi mà các em được phân để bắt đầu có điều chỉnh phù hợp. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có thể thực hiện trong bất cứ lúc nào, giờ học nào để việc rèn luyện diễn ra một cách thường xuyên và đạt hiệu quả cao. b) Đội ngũ Phụ trách Sao, Chi đội trưởng, Sao trưởng phụ trách các hoạt động qua các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt Sao, sinh hoạt Đội. Ngay những ngày đầu tiên khi các em vào lớp học, Giáo viên Tổng phụ trách kết hợp cùng giáo viên chủ nhiệm lớp cũng như đội ngũ Phụ trách sao cần tăng cường tổ chức các hoạt động vui chơi để các em biết cách thể hiện khả năng, năng khiếu của bản thân thông qua các trò chơi đố vui- vui học, các trò chơi vận động nhẹ tại lớp để các em có điều kiện chia sẻ những khả năng của bản thân với bạn bè `Đồng thời giáo viên chủ nhiệm cần hưởng ứng phát động nhiều phong trào: “Nói lời hay làm việc tốt”... và tổng kết vào các tiết sinh hoạt lớp. Giáo viên cũng nên học cách lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân, và dùng lời lẽ mềm mỏng bằng những tình cảm, cử chỉ yêu thương của mình khi yêu cầu điều gì đó với học sinh. Tránh hành hung, nói nặng lời để các em bớt đi tính hung hăng đối với những học sinh nghịch ngợm, mắc lỗi. c. Tổng phụ trách tổ chức rèn kĩ năng sống hiệu quả qua hoạt động giáo dục vui chơi ngoài giờ lên lớp. Để rèn kĩ năng sống có hiệu quả giáo viên Tổng phụ trách còn vận dụng thông qua các hoạt động ngoài giờ học. Đó là qua các buổi ngoại khóa của trường, lớp. Ví dụ: Nhân ngày lễ Chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20-10.Liên Đội đã phát động phong trào vẽ tranh với chủ đề “Mẹ và cô” giữa các Chi đội và lớp Nhi đồng trong
  6. toàn trường. Qua hoạt động này rèn cho các em nhiều kĩ năng như: trình bày, trang trí, các em rất nhiệt tình, đoàn kết và hợp tác nhau rất tốt, tìm được những bài thơ nét vẽ giàu cảm xúc cũng như những tâm sự của trò tỏ lòng biết ơn thầy cô. Ngoài ra, những buổi chào cờ, giáo viên Tổng phụ trách đội luôn khuyến khích các em xung phong trả lời những câu hỏi mà cô Tổng phụ trách hay hỏi. Luôn lắng nghe các nội dung, hoạt động cần làm trong tuần. Nhờ vậy các em mạnh dạn dần và thực hiện tốt các phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, “Nhặt được của rơi đem trả người đánh mất” và được tuyên dương trước cờ.
  7. Trong mỗi giờ ra chơi, Giáo viên cần quan tâm tới các trò chơi mà các em chơi trên sân hướng cho các em chơi những trò chơi dân gian, hay hiện đại song phải đảm bảo tính giáo dục cho học sinh như : “Ô ăn quan”, “ nhảy dây”," kéo co",“cờ vua” “nhảy sạp”...và phải tạo các tình huống chơi trong sinh hoạt hàng ngày của các em. Vì đối với học sinh bậc học tiểu học trò chơi có một vai trò rất quan trọng trong việc rèn kĩ năng sống cho các em.
  8. Không những thế, giáo viên còn khuyến khích các em cùng chia sẻ những cảm nhận, những suy nghĩ, những quan sát của mình với cô với bạn một cách thoải mái, tự nhiên không gò bó, áp đặt. Hoặc ở những buổi phát thanh do đội tuyên truyền măng non thực hiện GV-TPT định hướng cho các em viết về chủ điểm cụ thể nhằm giúp các em có ý thức hơn trong hành động và việc làm; phòng chống xâm hại ở trẻ em, luật trẻ em, phòng chống hút thuốc lá, thực hiện tốt luật ATGT . Như trong năm học này ngoài việc tuyên truyền qua các tiết: An toàn giao thông, thi tìm hiểu kĩ năng tham gia Giao thông an toàn, hướng dẫn các em phòng chống tai nạn giao thông và các thương tích khác bằng cách đưa ra những tình huống cho các em xử lí. Nhà trường đã tổ chức cho các em tham gia giao lưu tiết học ngoại khóa về phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em với các tình huống được tái hiện qua những tiểu phẩm, những hành động cụ thể nhằm giúp các em dễ nhớ các thông tin, hiểu và vận dụng kĩ năng phòng tránh một cách hiệu quả nhất.
  9. Mặt khác, để giáo dục rèn kĩ năng sống cho học nhà trường dành một tiết sinh hoạt tập thể toàn trường , dưới sự điều hành của giáo viên tổng phụ trách đội, học sinh toàn trường sẽ được tham gia sinh hoạt theo chủ đề năm học, tháng học, tuần học. Các em sẽ được nghe các câu chuyện về Bác ( học tập và làm theo lời Bác),về lịch sử địa phương, tìm hiểu về truyền thống địa phương, tấm gương hiếu thảo, hiếu học. Ngoài ra trường còn tổ chức thêm hình thức sân khấu hóa như : “ Tuyên truyền và giới thiệu sách”;“giới thiệu làm và trưng bày các sản phẩm tái chế”;“Sân chơi toán tuổi thơ ” " English festival"... không những đem lại nguồn hứng khởi cho học sinh mà thông qua những sân chơi đó góp phần không nhỏ vào việc rèn kĩ năng sống của các em.