Tài liệu Nâng cao năng lực cho giáo viên cốt cán cấp Tiểu học về thiết kế và tổ chức dạy học tình huống giáo dục bảo vệ môi trường

pdf 81 trang Minh Phúc 16/04/2025 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Nâng cao năng lực cho giáo viên cốt cán cấp Tiểu học về thiết kế và tổ chức dạy học tình huống giáo dục bảo vệ môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_nang_cao_nang_luc_cho_giao_vien_cot_can_cap_tieu_ho.pdf

Nội dung text: Tài liệu Nâng cao năng lực cho giáo viên cốt cán cấp Tiểu học về thiết kế và tổ chức dạy học tình huống giáo dục bảo vệ môi trường

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM ----------------- TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO GIÁO VIÊN CỐT CÁN CẤP TIỂU HỌC VỀ THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TÌNH HUỐNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Nhiệm vụ B2020 – VKG – 11MT) HUẾ – 2020 TÀI LIỆU DÙNG CHO TẬP HUẤN 1
  2. MỤC LỤC MỤC LỤC 2 CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3 Lời nói đầu 4 MODULE 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC TÌNH HUỐNG VÀ 7 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC BVMT CHO HS TIỂU HỌC Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm: năng lực và năng lực bảo vệ môi trƣờng của HSTH 8 Hoạt động 2. Tìm hiểu về dạy học tình huống với việc phát triển năng lực bảo vệ môi 10 trƣờng cho học sinh tiểu học Hoạt động 3. Xác định đặc điểm tâm lý và trình độ nhận thức của HS tiểu học phù 12 hợp với dạy học tình huống TÀI LIỆU NGUỒN CHO MODULE 1 13 Tài liệu nguồn cho hoạt động 1 13 Tài liệu 1a. Một số nội dung liên quan đến năng lực 13 Tài liệu 1b. Năng lực bảo vệ môi trƣờng 13 Tài liệu nguồn cho hoạt động 2 16 Tài liệu 2a. Một số khái niệm liên quan đến dạy học tình huống 16 Tài liệu 2b. Tác dụng của DH tình huống với phát triển NL BVMT cho HS tiểu học 16 Tài liệu 2c. Các bƣớc tổ chức DH tình huống và lƣu ý khi tổ chức thực hiện 17 Tài liệu nguồn cho hoạt động 3 18 Tài liệu 3a. Đặc điểm tâm lý và trình độ nhận thức của HS tiểu học 18 Tài liệu 3b. Đặc điểm tâm sinh lý của HS tiểu học phù hợp với DH tình huống 19 MODULE 2. THIẾT KẾ TÌNH HUỐNG GDBVMT CHO HS TIỂU HỌC Ở MỘT SỐ MÔN HỌC: TIẾNG VIỆT, ĐẠO ĐỨC, TỰ NHIÊN - XÃ HỘI, KHOA 20 HỌC, LỊCH SỬ- ĐỊA LÝ, MĨ THUẬT Hoạt động 1. Tìm hiểu khung ma trận về giáo dục BVMT cho HS tiểu học trong một 20 số môn học Hoạt động 2. Tìm hiểu yêu cầu, cấu trúc của 1 tình huống và các bƣớc biên soạn tình 22 huống GD BVMT cho HS tiểu học Hoạt động 3. Thực hành xây dựng tình huống giáo dục BVMT trong một số môn học 24 ở tiểu học TÀI LIỆU NGUỒN CHO MODULE 2 25 Tài liệu nguồn cho hoạt động 1 25 Tài liệu 1a-1g. Khung ma trận về GDBVMT cho HS tiểu học qua các môn học 25 Tài liệu nguồn cho hoạt động 2 45 Tài liệu 2a. Xác định yêu cầu và cấu trúc của một tình huống 45 Tài liệu 2b. Một số yêu cầu khi thiết kế tình huống GDBVMT trong môn học 45 47 Tài liệu 2c. Các bƣớc thiết kế tình huống GDBVMT Tài liệu nguồn cho hoạt động 3 49 Minh hoạ tình huống GDBVMT ở một số môn học 49 MODULE 3. TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ TÌNH HUỐNG GIÁO DỤC BẢO 63 TÀI LIỆU DÙNG CHO TẬP HUẤN 2
  3. VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Hoạt động 1. Thiết kế kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học sử dụng tình huống giáo 64 dục BVMT ở một số môn học Hoạt động 2. Thiết kế kế hoạch bài học sử dụng tình huống giáo dục BVMT ở một số 65 môn học Hoạt động 3. Thực hành tổ chức dạy học trích đoạn hoặc bài học có nội dung 66 GDBVMT thông qua dạy học tình huống TÀI LIỆU NGUỒN CHO MODULE 3 67 Tài liệu nguồn cho hoạt động 1 67 Tài liệu 1. Form thiết kế trích đoạn kế hoạch bài học 67 Tài liệu nguồn cho hoạt động 2 68 Tài liệu 2a. Form thiết kế KHBH tổ chức DHTH ở một môn học 68 Tài liệu 2b. Nhiệm vụ thực hiện tại các «Trạm» 69 Tài liệu nguồn cho hoạt động 3 70 Tài liệu 3. Phiếu nhận xét thực hành dạy học 70 PHỤ LỤC 71 Một số thông tin hỗ trợ 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ đầy đủ Chữ viết tắt Bảo vệ môi trƣờng BVMT Dạy học DH Giáo dục bảo vệ môi trƣờng GDBVMT Giáo dục môi trƣờng GDMT Giáo dục phổ thông GDPT Giáo viên GV Hoạt động HĐ Học sinh HS Học sinh tiểu học HSTH Kế hoạch bài học KHBH Năng lực NL TÀI LIỆU DÙNG CHO TẬP HUẤN 3
  4. LỜI NÓI ĐẦU Vấn đề ô nhiễm và suy thoái môi trƣờng đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu và trở thành vấn đề cấp bách đòi hỏi tất cả các quốc gia trên thế giới, tất cả mọi ngƣời đều phải tham gia giải quyết. Trong những thập niên gần đây, các nhà khoa học, các tổ chức quốc tế đã tổ chức nhiều hoạt động để tìm cách giải quyết vấn đề này nhằm nâng cao nhận thức và đƣa ra các hoạt động thiết thực để bảo vệ môi trƣờng. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của giáo dục môi trƣờng (GDMT) trong thập kỷ phát triển bền vững, Bộ Chính trị Ban chấp hành TW đã nhấn mạnh yêu cầu cần phải đưa vấn đề bảo vệ môi trường vào trong hệ thống giáo dục quốc dân. Gần 10 năm qua, dù chƣa là môn học chính thức, nhƣng với sự lồng ghép, liên hệ, tích hợp vào các môn học khác, thông qua các chƣơng trình ngoại khóa, GDMT đã trở nên quen thuộc với học đƣờng Việt Nam ở tất cả các cấp bậc học. Trong những năm qua cấp tiểu học đã từng bƣớc đƣa giáo dục bảo vệ môi trƣờng vào nhà trƣờng theo một qui trình khá thống nhất và chặt chẽ, vừa cập nhật hiện đại, vừa bám sát thực tiễn, thông qua nhiều hình thức nhƣ: tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trƣờng vào một số môn học và hoạt động giáo dục, tập huấn nâng cao nhận thức và kĩ năng cho giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng, Tuy nhiên cho đến nay, hiệu quả của những hoạt động này chủ yếu mới dừng lại ở mức độ mở rộng hiểu biết của một số bộ phận giáo viên tích cực tham gia các lớp tập huấn, nâng cao nhận thức của HS trong việc tham gia một số hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng trong nhà trƣờng mà chƣa đạt đƣợc mục tiêu hình thành thói quen, tính tự giác, trách nhiệm và đặc biệt là năng lực bảo vệ môi trƣờng cho GV và cho cả HS. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân, trong đó có việc thiếu tài liệu hỗ trợ giảng dạy cũng nhƣ chƣa đầu tƣ các nguồn lực một cách thích đáng, đồng bộ để đƣa nội dung giáo dục bảo vệ môi trƣờng tới mọi đối tƣợng HS, do vậy đã làm giảm đi các cơ hội hình thành và phát triển năng lực GDBVMT trong quá trình giáo dục. Gần đây nhất, công văn số 2866/BGDĐT-KHCNMT ngày 5/7/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hƣớng dẫn xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trƣờng 2020 tập trung vào việc phát triển hệ thống tài liệu, học liệu về các phƣơng pháp, hình thức giáo dục bảo vệ môi trƣờng; phát triển các giải pháp đẩy mạnh hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng và khắc phục ô nhiễm trong các cơ sở giáo dục; thúc đẩy xây dựng và phổ biến các mô hình điển hình, tiên tiến về giáo dục bảo TÀI LIỆU DÙNG CHO TẬP HUẤN 4
  5. vệ môi trƣờng; tăng cƣờng tập huấn về giáo dục bảo vệ môi trƣờng và phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trƣờng, giáo dục bảo vệ môi trƣờng theo định hƣớng giáo dục vì sự phát triển bền vững. Những căn cứ pháp lý trên khẳng định rõ hơn sự cần thiết phải tập huấn nâng cao năng lực cho giáo viên cốt cán về thiết kế và tổ chức dạy học các tình huống giáo dục bảo vệ môi trƣờng. Chƣơng trình giáo dục phổ thông mới hƣớng tới phát triển năng lực và phẩm chất của ngƣời học. Đổi mới phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy - học đƣợc đặt ra nhƣ một giải pháp then chốt cho việc đổi mới giáo dục, trong đó dạy học dựa trên tình huống và giải quyết vấn đề thực tế đang là xu thế. Tài liệu Tập huấn nâng cao năng lực cho giáo viên cốt cán cấp tiểu học về thiết kế và tổ chức dạy học tình huống giáo dục bảo vệ môi trường đƣợc biên soạn nhằm giúp giáo viên nâng cao năng lực thiết kế và tổ chức dạy học các tình huống giáo dục liên quan đến BVMT phù hợp với đối tƣợng HS, với điều kiện thực tế của địa phƣơng, vùng miền; giúp HS hình thành và phát triển năng lực bảo vệ môi trƣờng, tạo cơ hội để các em có thể tham gia hoặc có hành động hữu ích để bảo vệ môi trƣờng của địa phƣơng nói riêng và môi trƣờng sống nói chung. Đối tƣợng sử dụng tài liệu là cán bộ quản lý và GV tiểu học cốt cán của một số tỉnh đại diện ở miền Bắc và miền Trung, miền Nam tham gia tập huấn về tổ chức các tình huống dạy học về giáo dục bảo vệ môi trƣờng; đồng thời là tài liệu tham khảo cho các cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học nói chung khi tổ chức các tình huống dạy học về giáo dục bảo vệ môi trƣờng trong các môn học. Tài liệu đƣợc xây dựng theo các mô đun, nhằm cung cấp những kiến thức và kĩ năng cần thiết để đáp ứng mục tiêu nâng cao năng lực cho giáo viên về thiết kế và tổ chức dạy học tình huống giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho HS. Mô đun 1: Những vấn đề chung về dạy học tình huống và phát triển năng lực BVMT của HS tiểu học giúp học viên nâng cao hiểu biết về năng lực và năng lực bảo vệ môi trƣờng của học sinh tiểu học; đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của HS tiểu học; dạy học tình huống và việc phát triển năng lực BVMT cho học sinh tiểu học. Mô đun 2: Thiết kế tình huống GDBVMT cho HS tiểu học ở một số môn học: Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử vàĐịa lý, Mỹ Thuật hƣớng dẫn học viên xác định yêu cầu và các bƣớc biên soạn tình huống GD BVMT cho HS tiểu học; xác định các dạng tình huống giáo dục BVMT trong các môn học: Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội và Khoa học, Lịch sử vàĐịa lý, Mỹ Thuật. TÀI LIỆU DÙNG CHO TẬP HUẤN 5
  6. Mô đun 3: Tổ chức dạy học một số tình huống GDBVMT cho HS tiểu học hƣớng dẫn học viên xây dựng và thực hành dạy học các tình huống GDBVMT cho HS tiểu học trong các môn học: Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Mỹ Thuật. Tài liệu đƣợc xây dựng theo các hoạt động phù hợp với mục tiêu và nội dung của từng mô đun, đồng thời cung cấp thông tin nguồn và các thông tin hỗ trợ cho học viên trong quá trình tìm hiểu, nâng cao nhận thức và tổ chức dạy học. Trong quá trình tập huấn, GV có thể xây dựng đƣợc tình huống và kế hoạch bài học, giúp bổ sung nguồn thông tin hữu ích cho tài liệu từ thực tiễn dạy học của mình. Trong quá trình biên soạn Tài liệu, chúng tôi đƣợc sự hỗ trợ, giúp đỡ của các chuyên gia môn học, chuyên gia môi trƣờng, các thầy cô giáo dạy thử nghiệm và định hƣớng của Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng của Bộ Giáo dục và đào tạo. Mặc dù rất cố gắng song cuốn Tài liệu sẽ vẫn còn những điểm hạn chế, chúng tôi rất mong muốn nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến để cuốn Tài liệu hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn. NHÓM TÁC GIẢ TÀI LIỆU DÙNG CHO TẬP HUẤN 6
  7. MÔ ĐUN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC TÌNH HUỐNG VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC BVMT CHO HS TIỂU HỌC MỤC TIÊU Sau khi học xong mô đun này, học viên: - Trình bày đƣợc khái niệm cơ bản về năng lực và năng lực BVMT - Trình bày đƣợc một số kiến thức cơ bản về dạy học tình huống nhằm hình thành và phát triển năng lực BVMT cho HS tiểu học - Xác định đƣợc một số đặc điểm về tâm lý và trình độ nhận thức của HS tiểu học phù hợp với dạy học tình huống. NỘI DUNG (1) Năng lực và năng lực bảo vệ môi trƣờng - Khái niệm năng lực, đặc điểm và cấu trúc của năng lực - Quan niệm về năng lực bảo vệ môi trƣờng; Các hợp phần của năng lực bảo vệ môi trƣờng - Biểu hiện năng lực bảo vệ môi trƣờng của HS tiểu học (2) Dạy học tình huống và việc phát triển năng lực BVMT cho học sinh tiểu học - Khái niệm tình huống, tình huống dạy học và các phƣơng pháp đƣợc vận dụng để tổ chức dạy học tình huống. - Vai trò của DH tình huống với phát triển NL BVMT cho HS tiểu học. - Các bƣớc tổ chức dạy học tình huống và lƣu ý khi thực hiện. (3) Đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của HS tiểu học - Đặc điểm về tri giác của HS tiểu học - Đặc điểm về trí nhớ của HS tiểu học - Đặc điểm về khả năng tƣởng tƣợng của HS tiểu học - Đặc điểm về khả năng phân tích, tƣ duy của HS tiểu học TÀI LIỆU DÙNG CHO TẬP HUẤN 7
  8. CÁC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1 Tìm hiểu khái niệm: năng lực và năng lực bảo vệ môi trường Mục tiêu: Trình bày đƣợc khái niệm: năng lực và dạy học phát triển năng lực, năng lực bảo vệ môi trƣờng của HS tiểu học Tài liệu và - Chƣơng trình GDPT tổng thể - Thông tin nguồn và thông tin hỗ trợ cho HĐ 1 phương - Giấy A4, giấy A0; Bút dạ, băng dính, kéo cắt tiện: - Máy chiếu. Cách thức Bước 1: Tìm hiểu về năng lực và dạy học phát triển năng lực tổ chức: - HV làm việc cá nhân: đọc kĩ các nội dung đƣợc trình bày trong tài liệu (Tài liệu 1a). Tìm hiểu các khái niệm: năng lực, cấu trúc của năng lực. - Làm việc cặp đôi: chia sẻ để thống nhất hiểu biết về năng lực và cấu trúc của năng lực - Làm việc nhóm: trao đổi các nội dung theo Phiếu bài tập sau: Phiếu bài tập + Hãy lựa chọn một năng lực chung đã được xác định trong Chương trình GDPT tổng thể và phân tích đặc điểm, cấu trúc của năng lực đó. + Thế nào là dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực? Điểm giống và khác nhau giữa dạy học theo tiếp cận nội dung và dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực là gì? - Từng nhóm cử đại diện trình bày; các nhóm theo dõi, bổ sung. - GV kết luận theo định hƣớng: Theo Chương trình GDPT tổng thể, quá trình dạy học là quá trình được tổ chức nhằm hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển các năng lực của người học. Có nhiều quan niệm về năng lực và cấu trúc của năng lực; tuy nhiên một điểm chung được thống nhất là: năng lực là sự tổng hoà của kiến thức, kĩ năng, thái độ/động cơ và được thể hiện trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn trong học tập và trong cuộc sống của học sinh. Khi mô tả TÀI LIỆU DÙNG CHO TẬP HUẤN 8
  9. một năng lực, cần xác định các thành tố của năng lực, các biểu hiện của kiến thức, kĩ năng, thái độ/động cơ và các hành vi (hoặc hoạt động thực tiễn) phù hợp với mỗi thành tố của năng lực. Bước 2: Tìm hiểu về năng lực bảo vệ môi trường của HS tiểu học - HV làm việc cá nhân: Tài liệu 1b, tìm hiểu quan niệm về năng lực bảo vệ môi trƣờng. - Làm việc nhóm: Trao đổi và trình bày về các nội dung: (1) Từ khái niệm về năng lực, hãy trình bày ngắn gọn về năng lực bảo vệ môi trƣờng của HS tiểu học (quan niệm, các thành tố và biểu hiện của các thành tố). (2) Hãy xác định các biểu hiện của năng lực BVMT đối với học sinh tiểu học. Thành phần năng lực Biểu hiện NL BVMT của HSTH (kiến thức, kĩ năng, thái độ/động cơ, hành vi) Nhận thức về môi trường .. Tìm hiểu môi trường .. Vận dụng KT-KN đã học vào .. bảo vệ môi trường (3) Theo anh chị, giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho HS tiểu học gồm những nội dung gì? Hãy nêu một số cơ hội giáo viên có thể tích hợp giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho HS tiểu học. - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV nhận xét và định hƣớng: NL bảo vệ môi trường của HS là một NL chung, được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động dạy học của các môn học và hoạt động giáo dục, với các hợp phần chính là: Nhận thức về MT; Tìm hiểu môi trường; Vận dụng KT-KN đã học vào BVMT. Năng lực bảo vệ môi trường của HS tiểu học bao gồm các năng lực thành phần và các biểu hiện cụ thể của kiến thức, kĩ năng, thái độ, hành vi HS tiểu học cần đạt được trong quá trình học tập. HV có thể căn cứ từ vấn đề bảo vệ MT trong thực tiễn để xác định và điều chỉnh các nội dung GDBVMT phù hợp với HS tiểu học Có nhiều con đường để hình thành và phát triển năng lực BVMT cho HS tiểu học. GV cần tận dụng các cơ hội trong từng môn học và hoạt động giáo dục để giúp HS từng bước nâng cao NL bảo vệ môi trường. TÀI LIỆU DÙNG CHO TẬP HUẤN 9
  10. Hoạt động 2 Tìm hiểu về dạy học tình huống với việc phát triển năng lực bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học Mục tiêu: - Trình bày đƣợc khái niệm tình huống, tình huống dạy học và các phƣơng pháp đƣợc vận dụng để tổ chức dạy học các tình huống. - Giải thích đƣợc vai trò của DH tình huống với phát triển NL BVMT cho HS tiểu học. - Trao đổi đƣợc ý kiến về các bƣớc tổ chức dạy học tình huống và lƣu ý khi tổ chức thực hiện. Tài liệu và - Tài liệu nguồn cho Hoạt động 2 phương - Phƣơng tiện: Máy tính, máy chiếu tiện: - Đồ dùng: Giấy Ao, bút dạ - Video clip trích đoạn dạy học tình huống hoặc tình huống dạy học cụ thể Cách thức Bước 1. Tìm hiểu về tình huống DH và PPDH để tổ chức DH tình huống tổ chức: - Cá nhân HV nghiên cứu thông tin nguồn (Tài liệu 2a) hoặc tìm kiếm thông tin từ nguồn khác nhƣ: internet, sách, báo tham khảo,.. - Thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi sau (Ghi kết quả thảo luận vào giấy A0) 1/ Thế nào là tình huống, tình huống dạy học? 2/ Các phương pháp được sử dụng trong tổ chức dạy học các tình huống ? (Cá nhân chia sẻ suy nghĩ và cách hiểu về tình huống, tình huống dạy học, PPDH được sử dụng trong dạy học tình huống. Sau đó thống nhất với bạn cách hiểu. Lưu ý không nhất thiết phải theo thông tin nguồn, điều quan trọng là lí giải cách lựa chọn của nhóm đôi) - Đại diện một số nhóm đôi trình bày kết quả thảo luận nhóm. - Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi, nhận xét và bổ sung. - GV tổng hợp kết quả thảo luận của các nhóm và gợi ý một số PPDH đƣợc sử dụng để tổ chức DH tình huống nhƣ: PP Thảo luận nhóm, PP Đóng vai, PP Giải quyết vấn đề, PP Nghiên cứu trƣờng hợp điển hình, PP Dự án,... Bước 2. Thảo luận về tác dụng của DH tình huống TÀI LIỆU DÙNG CHO TẬP HUẤN 10