Bài giảng Công nghệ lớp 10 - Bài 1: Bài mở đầu
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công nghệ lớp 10 - Bài 1: Bài mở đầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_cong_nghe_lop_10_bai_1_bai_mo_dau.pptx
Nội dung text: Bài giảng Công nghệ lớp 10 - Bài 1: Bài mở đầu
- Nông, Lâm, Ngư nghiệp PHẦN I- NÔNG- LÂM- NGƯ NGHIỆP
- Bài 1: BÀI MỞ ĐẦU
- Điều kiện tự nhiên- xã hội của Việt Nam ảnh hưởng đến sự phát triển nông- lâm-ngư nghiệp như thế nào?
- Điều kiện tự nhiên xã hội của Việt Nam Thuận lợi: • Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều nên thuận lợi cho nhiều loài cây phát triển • Có nhiều sông, biển, ao hồ thuận lợi cho khai thác thủy hải sản • Có nhiều tài nguyên động, thực vật rừng phong phú • Nhân dân ta cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm trong sản xuất Nông-lâm-ngư nghiệp. Đảng, nhà nước luôn quan tâm đến ngành này Khó khăn: • Mưa lũ, hạn hán gây thiệt hại cho người sản xuất • Khoa học công nghệ và kỹ thật sản xuất chế biến còn thấp.
- I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
- 1.Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đóng góp một phần không nhỏ vào cơ cấu tổng sản phẩm trong nước Biểu đồ 1: Cơ cấu tổng sản phẩm của nước ta qua các năm
- 2. Ngành nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầu xã hội – Lương thực thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. – Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Điều đó do tác động của các nhân tố: sự gia tăng dân số và nhu cầu nâng cao mức sống của con người.
- 2. Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến
- 2. Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến
- 2. Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến
- 2. Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến
- 3. Nông nghiệp tham gia vào xuất khẩu Biểu đồ 2: Giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ( Nguồn tổng cục thống kê)
- 3. Nông nghiệp tham gia vào xuất khẩu • Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), nông sản Việt Nam hiện có mặt tại 180 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là các thị trường khó tính, như: Mỹ, Nhật Bản, EU, Canada Xuất khẩu nông sản của Việt Nam liên tục tăng trưởng và thặng dư, góp phần cải thiện cán cân thương mại.
- 4. Hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp còn chiếm trên 50% tổng số lao động tham gia vào các ngành kinh tế
- 5.Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường • Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triển bền vững của môi trường vì sản xuất nông nghiệp gắn liền trực tiếp với môi trường tự nhiên: đất đai, khí hậu, thời tiết, thủy văn. Nông nghiệp sử dụng nhiều hoá chất như phân bón hoá học, thuốc trừ sâu bệnh làm ô nhiễm đất và nguồn nước. Quá trình canh tác, sản xuất nông nghiệp dễ gây ra xói mòn ở các triền dốc thuộc vùng đồi núi và khai hoang mở rộng diện tích đất rừng. Vì thế cần tìm những giải pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững của môi trường.
- II – Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta hiện nay 1. Thành tựu a) Thành tựu nổi bật nhất là sản xuất lương thực tăng liên tục
- Sản lượng lương thực ở nước ta (triệu tấn) 40 34.6 39.3 27.6 30 20 10 0 Năm 1995 Năm 2000 Năm 2004
- b) Thành tựu thứ hai là bước đầu đã hình thành một số ngành sản xuất hàng hóa với các vùng sản xuất tập trung, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu c) Một số sản phẩm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp được xuất khẩu ra thị trường quốc tế
- II – Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta hiện nay 2. Hạn chế - Năng suất và chất lượng còn thấp. VD: Gạo Việt Nam đã thua Thái Lan và Campuchia Gạo VN có chất lượng thấp hơn so với gạo Thái Lan và Campuchia do người nông dân VN sử dụng các giống canh tác ngắn ngày. Hai nước trên chủ yếu là gạo một vụ, chất lượng ngon, an toàn và giá cả cạnh tranh hơn. ( nam-da-thua-thai-lan-va-campuchia.html) ngày 10/09/2015
- II – Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta hiện nay 2. Hạn chế - Năng suất và chất lượng còn thấp. - Hệ thống giống cây trồng, vật nuôi; cơ sở bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa chất lượng cao.
- III – Phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta Sản xuất Đầu tư Xây dựng Áp dụng Đưa tiến đảm bảo đưa chăn nền NN KHCN vào bộ KHKT ANLT nuôi tăng lĩnh vực vào khâu quốc gia thành nhanh chọn, tạo bảo quản, ngành sx theo giống vật chế biến chính hướng nuôi, cây sau thu NNST trồng hoạch
- III. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP Ở NƯỚC TA 1. Tăng cường sản xuất lương thực để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia 2. Đầu tư phát triển chăn nuôi 3. Xây dựng nông nghiệp sinh thái phát triển nhanh và bền vững, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, không gây ô nhiễm và suy thoái môi trường 4. Áp dụng khoa học công nghệ vào chọn giống 5. Áp dụng tiến bộ khoa học vào bảo quản, chế biến sau thu hoạch