Bài giảng Công nghệ lớp 10 - Bài 36: Thực hành: Quan sát các triệu chứng các bệnh thướng gặp ở vật nuôi - Vũ Thị Phương Anh

pptx 10 trang thuongnguyen 3650
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Công nghệ lớp 10 - Bài 36: Thực hành: Quan sát các triệu chứng các bệnh thướng gặp ở vật nuôi - Vũ Thị Phương Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_cong_nghe_lop_10_bai_36_thuc_hanh_quan_sat_cac_tri.pptx

Nội dung text: Bài giảng Công nghệ lớp 10 - Bài 36: Thực hành: Quan sát các triệu chứng các bệnh thướng gặp ở vật nuôi - Vũ Thị Phương Anh

  1. Tổ 1 _ Lớp 10C4 Thành viên: Vũ Thị Phương Anh Vũ Đình Thọ Phạm Văn Hưng Trần Thị Hồng Trương Khánh Duy Phạm Kiên Cường Dương Triệu Lan Anh Vũ Đức Thái Nguyễn Duy Hoàng
  2. I.Tìm Hiểu Một Số Triệu Chứng Thường Gặp Ở Bò.
  3. 1.Bệnh Tụ Huyết Trùng * Nguyên nhân: Bệnh gây ra do vi khuẩn Pasteurella multocida. Vi khuẩn có sức đề kháng mạnh, tồn tại rất lâu trong chuồng trại và đất ẩm thiếu ánh sáng. Bệnh xảy ra quanh năm và thường tập trung vào mùa mưa lúc khí hậu nóng ẩm và những lúc giao mùa thời tiết thay đổi đột ngột, sức đề kháng gia súc bị suy giảm. Ở nước ta trâu mắc bệnh nhiều và nặng hơn bò. Trâu thường chết do bệnh quá cấp tính. Gia súc non đang bú mẹ ít mắc bệnh hơn gia súc trưởng thành. Gia súc 2 đến 3 tuổi mắc bệnh dễ hơn súc vật già. Bệnh có thể phát thành dịch.
  4. * Triệu chứng - Con vật đột nhiên lên cơn sốt cao 41 đến 42°C và trở nên hung dữ điên loạn đập đầu vào tường, có thể chết trong 24 giờ. Ở một số bê, nghé 3 đến 18 tháng có triệu chứng thần kinh giãy giụa rồi ngã xuống đất chết. Có khi con vật đang ăn cỏ chạy lồng lên run rẩy, ngã xuống và lịm đi. Phòng bệnh: Phòng bệnh tụ huyết trùng trâu, bò bằng cách tiêm vacxin Tụ huyết trùng trâu, bò Robert 1,lúc trâu, bò 6 tháng tuổi; thời gian miễn dịch 6 tháng do đó phải tiêm lại 6 tháng 1 lần. Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh phòng bệnh nhất là trong lúc giao mùa và thời gian bị ngập lũ. * Điều trị: Khi phát hiện bệnh Tụ huyết trùng phải điều trị sớm bằng một trong các loại kháng sinh sau: - Dùng kháng sinh Streptomycine hoặc Tetramycine. Điều trị liên tục từ 3 đến 5 ngày.
  5. 2.Bệnh lở mồm long móng * Nguyên nhân: Bệnh do vi rút gây nên. Tốc độ lây lan mạnh do sự tiếp xúc trực tiếp giữa trâu bò, dê bệnh với trâu bò, dê khoẻ mạnh. Nên khi một nơi đã phát bệnh thì đồng thời phát thành dịch.
  6. Triệu chứng: Trâu, bò, dê bệnh sốt cao 40 đến 42 °C kéo dài trong 2 đến 3 ngày, ăn ít, nặng nề khi nằm xuống đứng lên, sau 3 đến 4 ngày những mụn nước bắt đầu mọc ở niêm mạc miệng, chân và chỗ da mỏng, gia súc cái thường bị mọc mụn ở núm vú, đầu vú.Mụn nước bằng hạt đậu xanh, hạt bắp có khi lớn bằng đầu ngón tay. Mụn nước trong vàng, dần dần bị vẩn đục, sau vài ngày thì vỡ ra làm cho niêm mạc bong ra từng mảng thượng bì để lộ những vết loét đỏ. Nếu không bị nhiễm tạp khuẩn những vết loét này trong 2 đến 3 ngày sẽ hồi phục và thành sẹo. Dịch từ các mụn loét hòa với nước dãi chảy liên tục ra hai bên mép trắng như bọt xà phòng, đôi khi có dính những tia máu. * Phòng bệnh: Tiêm vacxin phòng bệnh LMLM đúng theo kiểu gây bệnh tại địa phương cho trâu bò lúc 4 tháng tuổi. Ở vùng có dịch bệnh xảy ra có thể tiêm sớm hơn khi trâu bò được 2 tháng tuổi. Tiêm lặp lại 6 tháng một lần. Khi thấy gia súc có triệu chứng mắc bệnh LMLM phải báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan thú y đến để kiểm tra và xác minh, khoanh vùng ổ dịch, cách ly những con mắc bệnh để xử lý. Không vận chuyển gia súc ra, vào hoặc đi qua vùng có dịch. Tiến hành tiêm phòng toàn đàn bằng vacxin. * Điều trị: Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu chữa triệu chứng và phòng nhiễm trùng kế phát. Có thểdùng các chất chua để điều trị triệu chứng bệnh ngoài da.
  7. 3.Bệnh Sán Lá Gan • Nguyên nhân: Bệnh gây ra bởi các loại sán dẹt chuyên ký sinh ở gan. • Triệu chứng: Ở thể nhẹ, con vật có biểu hiện tiêu chảy, thiếu máu, phù thũng dưới đầu, cổ, ở thể nặng con vật gầy ốm, thở dốc, hôn mê và chết. Để hoàn thành được vòng đời của mình, sán lá gan phải nhờ đến một loại ốc nước ngọt, ốc này thường có ở các ao, hồ, đầm lầy. Vì vậy, những trâu ăn cỏ ở các vùng này thường có nguy cơ bị nhiễm sán lá gan. • Điều trị: Có thể dùng một trong 3 loại thuốc sau: Dovenix, Fasciolid, Dertine-B theo hướng dẫn của cơ sở sản xuất.
  8. 4.Bệnh Hơi Dạ Cỏ *Nguyên nhân - Do ăn quá nhiều cỏ non, làm cho quá trình lên men nhanh mà tiêu hóa không kịp, gây chướng hơi. - Do bị bệnh truyền nhiễm như bệnh tụ huyết trùng, - Trâu bò già yếu, dạ cỏ hoạt động kém, hiện tượng ợ hơi giảm. * Triệu chứng - Bụng chướng to, hõm hông trái phồng lên, trâu bò giảm hoặc không nhai lại, thở khó. * Điều trị - Xoa bóp vùng dạ cỏ để kích thích ợ hơi. - Cho bò đứng 2 chân trước lên cao để dạ cỏ không * Trường hợp bệnh nặng: Chọc dạ cỏ bằng Troca chèn ép phổi và tim. (mời cán bộ thú y can thiệp). - Cho uống 1 trong các loại nước sau: + Dung dịch thuốc tím: 1gr/1 lít nước, uống 3 – 5 lít. + Nước dưa chua: 3- 5 lít. + Bia hơi: 3 – 5 lít.
  9. Tổ 1 Hân Hạnh Tài Trợ Bài Thuyết Trình này