Bài giảng Công nghệ lớp 10 - Bài 42+44: Bảo quản và chế biến lương thực, thực phẩm

pptx 48 trang thuongnguyen 4205
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công nghệ lớp 10 - Bài 42+44: Bảo quản và chế biến lương thực, thực phẩm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_cong_nghe_lop_10_bai_4244_bao_quan_va_che_bien_luo.pptx

Nội dung text: Bài giảng Công nghệ lớp 10 - Bài 42+44: Bảo quản và chế biến lương thực, thực phẩm

  1. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Quy trình bảo quản củ giống gồm bao nhiêu bước? A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Câu 2: Quy trình bảo quản hạt giống mà bà con nông dân thực hiện phổ biến theo quy mô gia đình được làm theo thứ tự: A. Thu hoạch - Tách hạt - Làm khô - Phân loại - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng. B. Thu hoạch - Tách hạt - Phân loại, làm sạch - Làm khô - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng. C. Thu hoạch - Làm khô - Tách hạt - Phân loại - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng. D. Thu hoạch - Phân loại - Làm khô - Tách hạt - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng.
  2. Câu 3: Mục đích của việc bảo quản hạt giống là A. Bảo quản để ăn dần. B. Tăng năng suất cây trồng cho vụ sau. C. Giữ được độ nảy mầm của hạt. D. Giữ nguyên lượng nước để hạt nảy mầm. Câu 4: Để bảo quản củ giống dài hạn (trên 20 năm) cần: A. Xử lí chống vi sinh vật, xử lí ức chế nảy mầm, bảo quản trong kho lạnh B. Phơi khô, xử lí ức chế nảy mầm, bảo quản trong kho lạnh C. Xử lí ức chế nảy mầm, xử lí chống vi sinh vật, bảo quản trong kho lạnh, độ ẩm 35-40% D. Cả A, B, C đều sai
  3. Câu 5: Hạt làm giống cần có các tiêu chuẩn nào sau đây? A. Khô, sức sống tốt, không sâu bệnh B. Sức sống cao, chất lượng tốt, không sâu bệnh C. Chất lượng tốt, thuần chủng, không sâu bệnh D. Khô, sức chống chịu cao, không sâu bệnh Câu 6: Thời gian bảo quản củ giống có gì khác so với bảo quản hạt giống? A. Củ giống không thể bảo quản trung hạn và dài hạn. B. Củ giống không thể bảo quản ngắn hạn và trung hạn. C. Củ giống không thể bảo quản dài hạn. D. Củ giống không thể bảo quản trung hạn.
  4. Câu 7: Để bảo quản hạt giống dài hạn cần A. Giữ ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường B. Giữ ở nhiệt độ bình thường, độ ẩm 35-40% C. Giữ ở nhiệt độ 30-40oC, độ ẩm 35-40% D. Giữ ở nhiệt độ -10oC, độ ẩm 35-40% Câu 8: Ý nghĩa của việc làm khô trong quy trình bảo quản hạt giống là A. Làm giảm độ ẩm trong hạt. B. Làm tăng độ ẩm trong hạt. C. Làm cho chín những hạt còn xanh khi thu hoạch. D. Diệt mầm bệnh, vi khuẩn.
  5. Câu 9: Quy trình bảo quản củ giống khác với bảo quản hạt giống là A. không làm khô, bảo quản trong bao, túi kín, xử lí chống vi sinh vật hại B. xử lí chống vi sinh vật gây hại, làm khô, xử lí ức chế nảy mầm C. không bảo quản trong bao, túi kín, không làm khô, xử lí chống vi sinh vật gây hại, xử lí ức chế nảy mầm. D. xử lí ức chế này mầm, bảo quản trong bao tải Câu 10: Củ giống bảo quản cần có mấy tiêu chuẩn? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
  6. BÀI 42 + 44: BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM.
  7. Bài 42: Bảo I. Bảo quản lương thực quản lương thực, thực II. Bảo quản rau, hoa, quả tươi phẩm III. Chế biến gạo từ thóc IV. Chế biến sắn (khoai mì) V. Chế biến rau, quả
  8. I. Bảo quản lương thực 1. Bảo quản thóc, ngô a) Các dạng kho bảo quản: Nhà kho Kho silô
  9. I. Bảo quản lương thực 1. Bảo quản thóc, ngô a) Các dạng kho bảo quản: Đặc điểm của nhà kho: - Dưới sàn kho có gầm thông gió - Tường kho xây bằng gạch - Mái che có thể là vòm cuốn bằng gạch, ngói, tôn hay fibro ximăng, nhưng nhất thiết là phải có trần để cách nhiệt - Kho phải thuận tiện cho việc cơ giới hóa nhập, xuất hàng hóa và hoạt động của các thiết bị phục vụ cho bảo quản
  10. I. Bảo quản lương thực 1. Bảo quản thóc, ngô a) Các dạng kho bảo quản: Đặc điểm của kho silô: - Kho có dạng hình trụ, hình vuông, hình sáu cạnh - Được xây bằng gạch, bê tông cốt thép hay bằng thép - Kho silô quy mô lớn được trang bị đồng bộ từ khâu nhập, xuất, làm sạch, sấy và được cơ giới hóa và tự động hóa
  11. I. Bảo quản lương thực 1. Bảo quản thóc, ngô b) Một số phương pháp bảo quản: - Phương pháp bảo quản đổ rời, thông gió tự nhiên hay thông gió tích cực có cào đảo trong nhà kho và kho silô - Phương pháp bảo quản đóng bao trong nhà kho - Phương pháp bảo quản truyền thống như chum vại, thùng phuy, thùng sắt, bao tải, bồ cót, silô, - Bảo quản trong hệ thống silô liên hoàn, hiện đại
  12. I. Bảo quản lương thực 1. Bảo quản thóc, ngô b) Một số phương pháp bảo quản: Bảo quản đổ rời Đóng bao trong nhà kho
  13. Phương pháp truyền thống
  14. Hệ thống si lô liên hoàn
  15. I. Bảo quản lương thực 1. Bảo quản thóc, ngô c) Quy trình bảo quản thóc, ngô: Làm sạch và Thu hoạch Tuốt, tẻ hạt phân loại Phân loại theo Làm nguội Làm khô chất lượng Bảo quản Sử dụng
  16. I. Bảo quản lương thực 2. Bảo quản khoai lang, sắn (củ mì) a) Quy trình bảo quản sắn lát khô: Chặt cuống, gọt Thu hoạch (d ) Làm sạch ỡ vỏ Đóng gói Làm khô Thái lát Bảo quản kín,nơi Sử dụng khô ráo
  17. I. Bảo quản lương thực 2. Bảo quản khoai lang, sắn (củ mì) b) Quy trình bảo quản khoai lang tươi: Thu hoạch lựa chất chống và Hong khô Xử lí chọn khoai nấm Xử lí chất chống Phủ cát khô Hong khô nảy mầm Bảo quản Sử dụng
  18. II. Bảo quản rau, hoa, quả tươi
  19. II. Bảo quản rau, hoa, quả tươi Đặc điểm của rau, hoa, quả tươi: - Dễ bị dập - Dễ bị vi sinh vật xâm nhiễm và phá hoại - Vẫn diễn ra các hoạt động sống sau thu hoạch - Có nhiều nước, nhiều chất dinh dưỡng
  20. II. Bảo quản rau, hoa, quả tươi 1. Một số phương pháo bảo quản rau, hoa, quả tươi: - Phương pháp bảo quản ở điều kiện thường - Phương pháp bảo quản lạnh - Phương pháp bảo quản trong môi trường khí biến đổi - Phương pháp bảo quản bằng hóa chất - Phương pháp bảo quản bằng chiếu xạ
  21. II. Bảo quản rau, hoa, quả tươi 1. Một số phương pháo bảo quản rau, hoa, quả tươi: Bảo quản ở điều kiện thường Bảo quản lạnh
  22. II. Bảo quản rau, hoa, quả tươi 1. Một số phương pháo bảo quản rau, hoa, quả tươi: Bảo quản trong môi trường khí biến đổi: Là giữ môi trường có hàm lượng: - O2 thấp: 5% - 10% - CO2 cao: 2% - 4% Hạn chế hoạt động sống của rau, hoa, quả và hoạt động của vi sinh vật Bảo quản bằng hóa chất: Chỉ sử dụng những loại hóa chất có trong danh mục do Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế Việt Nam cho phép. Trong đó, sử dụng nước ôzôn là tốt nhất, quả được bảo quản lâu hơn và không gây hại sức khỏe con người.
  23. II. Bảo quản rau, hoa, quả tươi 1. Một số phương pháo bảo quản rau, hoa, quả tươi: Bảo quản bằng chiếu xạ: Sử dụng các tia bức xạ (tia gamma, ) để bắn vào ADN của các tế bào vi khuẩn hay vi sinh vật gây bệnh có trong thực phẩm, làm chúng bị chết.
  24. II. Bảo quản rau, hoa, quả tươi 1. Một số phương pháo bảo quản rau, hoa, quả tươi: Trong các phương pháp trên, phương pháp bảo quản lạnh được được áp dụng phổ biến hơn cả. Vì thời gian tồn trữ lâu dài, duy trì được những thuộc tính ban đầu cả về hình dạng bên ngoài lẫn chất lượng bên trong.
  25. II. Bảo quản rau, hoa, quả tươi 2. Quy trình bảo quản rau, hoa, quả tươi bằng phương pháp lạnh: Thu hái Chọn lựa Làm sạch Bảo quản lạnh Bao gói Làm ráo nước Sử dụng
  26. III. Chế biến gạo từ thóc
  27. III. Chế biến gạo từ thóc Phương pháp truyền thống Xay thóc bằng cối Giã thóc bằng cối giã Phương pháp hiện đại Máy xay Máy xát
  28. III. Chế biến gạo từ thóc Quy trình công nghệ chế biến gạo từ thóc: Làm sạch thóc Xay Tách trấu Bảo quản Đánh bóng Xát trắng Sử dụng
  29. III. Chế biến gạo từ thóc Máy làm sạch dạng rung Máy làm sạch dạng lắc Làm sạch thóc bằng gió tự nhiên
  30. III. Chế biến gạo từ thóc Vỏ trấu Vỏ cám Nội nhũ Phôi MÁY TÁCH TRẤU Cấu tạo hạt thóc Gạo lứt
  31. III. Chế biến gạo từ thóc Máy đánh bóng Gạo được đánh bóng
  32. IV. Chế biến sắn (khoai mì)
  33. IV. Chế biến sắn (khoai mì) 1. Một số phương pháp chế biến sắn: -Thái lát, phơi khô -Chẻ, chặt khúc, phơi khô -Phơi cả cũ (sắn gạc hươu) -Nạo thành sợi rồi phơi khô -Chế biến bột sắn -Chế biến tinh bột sắn - Lên men sắn tươi để sản xuất thức ăn gia súc
  34. IV. Chế biến sắn (khoai mì) 2. Quy trình công nghệ chế biến tinh bột sắn: Sắn thu hoạch Làm sạch Nghiền (xát) Bảo quản ướt Thu hồi tinh bột Tách bã Làm khô Đóng gói Sử dụng
  35. V. Chế biến rau quả
  36. V. Chế biến rau, quả 1. Một số phương pháp chế biến rau quả: - Sấy khô - Chế biến các nước loại nước uống. - Muối chua - Đóng hộp
  37. V. Chế biến rau, quả 2. Quy trình công nghệ chế biến rau, quả theo phương pháp đóng hộp: Nguyên liệu rau, quả Phân loại Làm sạch Vào hộp Xử lí nhiệt Xử lí cơ học Bài khí Ghép mí Thanh trùng Sử dụng Bảo quản thành phẩm Làm nguội
  38. Củng cố Câu 1: Phương pháp nào phổ biến nhất trong bảo quản rau, hoa quả tươi ? A. Bảo quản ở điều kiện bình thường B. Bảo quản lạnh C. Bảo quản trong môi trường khí biến đổi D. Bảo quản bằng chiếu xạ Câu 2: Quy trình: “ Thu hoạch→ Tuốt, tẻ hạt → Làm sạch, phân loại → Làm khô →Làm nguộ i → Phân loại theo chất lượng → Bảo quản → Sử dụng ” là quy trình bảo quản: A. Thóc, ngô. B. Khoai lang tươi. C. Hạt giống. D. Sắn lát khô.
  39. Câu 3: Quy trình bảo quản sắn lát khô gồm: A. Thu hoạch (dỡ) – Chặt cuống, gọt vỏ - Làm sạch– Thái lát – Làm khô – Đóng gói – Bảo quản kín, nơi khô ráo – Sử dụng B. Thu hoạch (dỡ) –Làm sạch– Chặt cuống, gọt vỏ - Thái lát – Làm khô – Đóng gói – Bảo quản kín , nơi khô ráo – Sử dụng C. Thu hoạch (dỡ) – Làm sạch – Chặt cuống, gọt vỏ - Thái lát – Làm khô – Bảo quản kín, nơi khô ráo – Đóng gói – Sử dụng D. Thu hoạch (dỡ) – Chặt cuống, gọt vỏ - Làm sạch – Thái lát – Làm khô – Bảo quản kín, nơi khô ráo – Đóng gói – Sử dụng Câu 4: Có mấy dạng kho bảo quản thóc, ngô? A. 3 B. 4 C. 5 D. 2
  40. Câu 5: Đặc điểm của nhà kho ? A. Là dạng kho hình trụ, hình vuông hay hình sáu cạnh. B. Dưới sàn kho có gầm thông gió C. Tường kho xây bằng tôn hay fibrô D. Tất cả đều đúng Câu 6: Quy trình: “Thu hái → Chọn lựa → Làm sạch → Làm ráo nước → Bao gói →Bảo quản lạnh → Sử dụng ” là quy trình: A. Chế biến rau quả. B. Bảo quản lạnh rau, quả tươi. C. Chế biến xirô. D. Bảo quản rau, quả tươi.
  41. Câu 7: Tác dụng của việc bao gói trước khi làm lạnh trong bảo quản rau, quả tươi là: A. giảm hoạt động sống của rau, quả và vi sinh vật gây hại. B. tránh đông cứng rau, quả. C. tránh lạnh trực tiếp. D. tránh mất nước. Câu 8: Nhiệt độ kho bảo quản lạnh được điều chỉnh từ: A. 0oC – 4oC B. -1oC – 2oC C. -5oC – 15oC D. 0oC – 15oC
  42. Câu 9: Bảo quản bằng chiếu xạ là phương pháp bảo quản: A. rau, hoa, quả tươi. B. củ giống. C. thóc, ngô. D. hạt giống. Câu 10: Sắnlát đạt độ khô cao là bao nhiêu để có thể giữ được từ 6 đến 12 tháng: A. Độ ẩm dưới 25%. B. Độ ẩm dưới 13%. C. Độ ẩm trên 13%. D. Độ ẩm trên 25%.
  43. Câu 11: Quy trình chế biến gạo từ thóc ? A. Làm sạch thóc -> xay -> tách trấu -> xát trắng -> đánh bóng -> bảo quản -> sử dụng. B. Làm sạch thóc -> xay -> tách trấu -> xát trắng -> bảo quản -> sử dụng. C. Làm sạch thóc -> xay-> xát trắng -> tách trấu -> đánh bóng -> bảo quản -> sử dụng. D. Làm sạch thóc -> xay -> tách trấu -> đánh bóng -> bảo quản -> sử dụng. Câu 12: Gạo sau khi tách trấu gọi là gì ? A. Tấm B. Gạo cao cấp C. Gạo lật (gạo lức) D. Gạo thường dùng
  44. Câu 13: Phương pháp chế biến nào sau đây không phải chế biến rau, quả: A. Đóng hộp B. Sấy khô C. Chế biến tinh bột D. Muối chua Câu 14: Trong quy trình chế biến rau quả theo phương pháp đóng hộp bước ‘xử lí nhiệt’ có tác dụng là A. làm chín sản phẩm B. làm mất hoạt tính các loại enzim C. tiêu diệt vi khuẩn D. thanh trùng
  45. Câu 15: Tác dụng của đánh bóng hạt gạo là gì? A. làm hạt gạo bóng, đẹp B. làm sạch cám bao quanh hạt gạo C. giúp bảo quản được tốt hơn D. Cả A và C Câu 16: Quy trình công nghệ chế biến rau, quả theo phương pháp đóng hộp gồm mấy bước A. 13 B. 12 C. 14 D. 11
  46. Câu 17: Quy trình chế biến gạo từ thóc gồm mấy bước? A. 8 B. 7 C. 5 D. 6 Câu 18: Bước tiếp theo của bước ‘làm sạch’ trong quy trình chế biến tinh bột sắn là A. nghiền B. làm khô C. đóng gói D. tách bã
  47. Câu 19: Phương pháp chế biến rau, quả nào thường sử dụng ? A. Đóng hộp. B. Sấy khô. C. Muối chua. D. Tất cả các phương pháp trên Câu 20: Thế nào là xát trắng hạt gạo? A. Làm hạt gạo trắng, đẹp B. Làm sạch cám bao quanh hạt gạo C. Làm sạch vỏ cám bao quanh hạt gạo D. Làm sạch trấu dính trên hạt gạo
  48. Cảm ơn cô và các bạn đã xem và theo dõi.