Bài giảng Công nghệ lớp 10 - Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá - Trường THPT Hàn Thuyên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công nghệ lớp 10 - Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá - Trường THPT Hàn Thuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_cong_nghe_lop_10_bai_9_bien_phap_cai_tao_va_su_dun.ppt
Nội dung text: Bài giảng Công nghệ lớp 10 - Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá - Trường THPT Hàn Thuyên
- THUYẾT TRÌNH THAM LUẬN Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá Trường :THPT Hàn Thuyên Nhóm 8 lớp 10a3
- Đặt vấn đề Đất là nguồn tài nguyên vô giá của con người, có vai trò vô cùng quan trọng trong các hoạt động kinh tế, xã hội của chúng ta. Hiện nay vấn việc xói mòn đất đang là một vấn đề được quan tâm, hàng năm có một lượng đất rất lớn ở bề măt theo nước trôi ra sông ra biển, nhất ở vùng đồi núi lượng đất đang ngày bị mất hết chất dinh dưỡng làm cho có những vùng trở thành vùng đất hoang hóa,cằn cỗi, khả năng phục hồi rất khó khăn Sự bảo vệ đất luôn gắn liền với bảo vệ nguồn nước, đến sự phân bố nguồn nước trên bề mặt lục địa. Hiện nay, nguồn nước càng ngày càng bị khan hiếm và mất ổn định dẫn đến hoang hóa đât đai, lũ lụt, hạn hán Sử dụng đất đai luôn bị chi phối bởi nguồn nước vá các hệ thống sông ngòi. Vì vậy, đất và nước đều phải được quan tâm và bảo vệ một cách đúng mức để tránh được những hiểm họa do thiên tai gây ra. Tạo nên mỹ quan cho môi trường sống chúng ta.
- Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
- 1. Nguyên nhân gây xói mòn đất : • Khái niệm: Xói mòn đất là hiện tượng các cấp hạt đất, cục đất, có khi cả lớp đất bề mặt bị bào mòn, cuốn trôi do sức gió, sức nước và một số hoạt động khác của con người. Xói mòn đất được biểu hiện bằng hai hình thức chủ yếu là xói mòn bề mặt và xói mòn rãnh. • Có hai tác nhân chủ yếu gây xói mòn đất là xói mòn do nước và xói mòn do gió dưới tác dộng của các yếu tố tự nhiên, xã hội và con người. Đất bị xói mòn có nhiều tác động, căn cứ vào tác nhân gây ra xói mòn đất mà người ta có thể phân loại các dạng xói mòn sau:
- 1.1 Xói mòn do gió Hiện tượng xói mòn đất do gió thường xảy ra ở những vùng đất có thành phần cơ giới nhẹ: như những vùng đất cát ven biển, đất vùng đồi bán khô hạn. Tuy nhiên nguy cơ mất đất do hiện tượng xói mòn do gió cũng rất nghiêm trọng. Ở nước ta đất cát nằm dọc theo bờ biển từ Móng Cái đến Mũi Cà Mau. Đất cát ven biển tạo thành khi đá mẹ ở gần bờ biển bị phá hủy do sóng và sau đó sẽ đưa vào bờ, gió bảo sẽ cuốn vào các vùng đất ven biển tạo thành các bãi cát, cồn cát. Nếu sử dụng không hợp lý cát sẽ di động từ vùng này sang vùng khác, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống. Mức độ xói mòn do gió mạnh hay yếu phụ thuộc vào những yếu tố sau: (I) Tốc độ gió, (II) Thành phần cơ giới của đất, (III) Độ ẩm đất, (IV) Độ che phủ của thảm thực vật.
- 1.2 Xói mòn do nước Xói mòn do nước là loại xói mòn do sự công phá của những giọt mưa đối với lớp đất mặt và sức cuốn trôi của dòng chảy trên bề mặt đất. Đây là loại xói mòn nguy hiểm cho vùng đất dốc khi không có lớp phủ thực vật, gây ra các hiện tượng xói mặt, xói rãnh, xói khe. Các nhân tố tác động đến xói mòn nước: - Mưa: Mưa ở nước ta là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến xói mòn đất. Lượng mưa hàng năm lớn (1500 – 3000mm/năm). Lượng mưa phân bố không đều, tập trung vào mùa mưa. Chỉ cần lượng mưa trên 10mm, ở những nơi có độ dốc trên 10 0 là có thể gây ra hiện tượng xói mòn đất. Giọt mưa công phá đất trực tiếp gây ra xói mòn, giọt mưa càng lớn sức công phá càng mạnh.
- Đất: một số yếu tố trong xói mòn đất nữa là đặc tính bản thân của đấy. Đất có độ thấm nước càng lớn thì càng hạn chế được xói mòn, vì lượng nước dòng chảy giảm. Độ thấm nước lại phụ thuộc: độ dày của lớp đất, thành phần cơ giới, kết cấu đất Địa hình: Độ dốc quyết định đến thế năng của hạt đất và dòng chảy phát sinh trên bề mặt. Độ dốc càng lớn thì xói mòn càng mạnh. Cường độ xói mòn còn phụ thuộc vào chiều dài dốc: dốc càng dài khối lượng nước chảy, tốc độ dòng chảy, lực quán tính càng tăng, xói mòn càng mạnh,dẫn đến trên bề mặt xuất hiện trơ sỏi đá Độ che phủ của thực vật: Thảm thực vật có tác dụng ngăn chặn xói mòn nhờ làm tắt năng lượng hạt mưa, làm chậm tích tụ nước, tạo kết cấu bền của thể đất, tăng mức độ thấm nước vào đất, tăng ma sát cơ học thông qua bộ rễ và thảm lá rụng.
- 1.3 Xói mòn do trọng lực Do đặc tính vật lý của đất là có độ xốp, đất có khe hở với nhiều kích thước khác nhau và do lực hút của quả đất, nên đất có khả năng di chuyển từ tầng đất trên bề mặt xuống các tầng đất sâu do chính trọng lượng của nó hoặc có thể là đất bị trôi nhẹ theo khe, rãnh. Hay người ta còn gọi hiện tượng rửa trôi đất theo chiều sâu của phẩu diện đất. 1.4 Xói mòn do các hoạt động sử dụng và quản lý đất của con người Nhịp độ tăng trưởng trong cả hai mặt dân số và phát triển kinh tế xã hội trong nhiều thập kỷ qua đã làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặt biệt là tài nguyên đất. Con người với các hoạt động sử dụng và quản lý đất khác nhau đã góp phần gây ra xói mòn đất và xói mòn đất đóng vai trò chủ yếu trong việc làm suy thoái đất. Các hoạt động sử dụng và quản lý đất dẫn đến xói mòn đất: Khai thác rừng không hợp lý, phá rừng làm nương rẫy. Canh tác nông nghiệp không bền vững, cháy rừng, chăn thả gia súc quá mức, xây dựng đường, cầu cống, nhà cửa, đường điện ở vùng núi không hợp lý, khai thác khoáng sản không hợp lý, trồng rừng quy mô lớn nhưng không chú ý đến hỗn loài và chọn loại cây trồng thích hợp.
- Đất bị xói mòn
- Đất bị xói mòn
- Đất bị xói mòn
- 2. Tính chất của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá: - Hình thái phẫu diện không hoàn chỉnh - Cát sỏi chiếm ưu thế.Sét và limon bị trôi cuốn đi - Chua, nghèo mùn, nghèo chất dinh dưỡng. - Vi sinh vật ít, hoạt động yếu.
- 3. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá Làm ruộng bậc thang Biện pháp công trình Thềm cây ăn quả
- Canh tác theo đường đồng mức Cải tạo đất Biện Luân canh, xen canh, pháp trồng cây thành băng, nông dải học Canh tác nông, lâm kết hợp Trồng cây bảo vệ rừng đầu nguồn
- Một trong những nguyên nhân làm tăng sự xói mòn trên đất trồng trọt là sự cày vỡ lớp đất mặt. Theo thói quen, khi trồng hoa màu người ta thường càyXâyxới đất trước dựngkhi trồng; đất càybờvỡ ra được vùng,phơi trần qua một bờ thửa thời gian dài bị vụn nát ra điều này làm tăng sự xói mòn. Ðể hạn chế sự xói mòn, người ta thường thực hiện nhiều biện pháp khác nhau: - Cày hạn chế: Khi cày đất người ta chỉ cày ở tầng mặt có cả phần hoa màu còn lại sau khi thu hoạch, không làm xáo trộn lớp mùn ở bên dưới. Phương pháp này chẳng những hạn chế được phần nào sự xói mòn mà còn tiết kiệm được nguồn phân hữu cơ từ phần hoa màu còn lại, giảm chi phí mua phân bón. - Không cày Khi trồng cây người ta không cày xới đất mà chỉ đào đất thành từng lỗ nhỏ để đặt cây trồng vào, sau đó bón phân và thuốc trừ cỏ quanh gốc cây - Trồng theo líp: Ðào đất thành từng líp và đấp bờ bao để hạn chế dòng chảy, đồng thời giữ lại được nguồn chất dinh dưỡng bị rửa trôi do nước tưới. Cây được trồng thành hàng và khoảng trống giữa các hàng được trồng thêm hoa màu phụ nhất là cây họ đậu, một mặt để phủ cho kín đất mặt khác để tăng thêm nguồn đạm cho đất. - Ở những nơi có gió, người ta thường trồng cây tạo nên một vành đai chắn gió. Vành đai này còn là nơi cư trú cho các loài chim và một số loài động vật khác, chúng có thể ăn các dịch hại và còn giúp cho sự thụ phấn của cây trồng.
- Bảo vệ đất trồng trọt trên các vùng có độ dốc: Trên các đồi trọc, sườn đồi được sử dụng để canh tác, do có độ dốc nên sự xói mòn xảy ra mãnh liệt hơn ở vùng bình nguyên . Các biện pháp chống xói mòn khi trồng trọt trên đất dốc như sau: - Làm giảm độ dốc và chiều dài của sườn dốc: bằng cách như san ruộng thành bậc thang, đào mương, đấp bờ, trồng cây thành hàng để ngăn chiều dài của dốc thành những đoạn ngắn hơn. - Dùng các biện pháp nông lâm nghiệp để che phủ kín mặt đất: cụ thể là gieo trồng theo hướng ngang của sườn dốc, làm luống trồng ngang với sườn dốc; nếu là trồng cây hàng thưa thì ở giữa các hàng trồng thêm cây phân xanh hoặc cây màu xen vào cho kín đất nhằm mục đích vừa làm tăng độ phì vừa bảo vệ lớp đất mặt và nên trồng xen kẻ những giống cây trồng khác nhau đề phòng được các dịch bệnh gây hại. Ðiều cần thiết nhất là phải giữ lại rừng ở đầu nguồn hoặc đầu của các chỏm đồi.
- Ví dụ: Sử dụng loại hình nông nghiệp SALT SALT - một loại hình nông nghiệp tái sinh trên đất dốc. Nông nghiệp tái sinh trên đất dốc là một thực tiễn nhằm cải thiện nguồn tài nguyên đất dốc để tăng sức sản xuất của đất và sinh lợi nhiều hơn. Đặc trưng nổi bật của nó là xúc tiến việc sử dụng các nguồn tài nguyên dồi dào, sẵn có ở địa phương và giảm thiểu đầu tư từ bên ngoài.
- Bón vôi
- Làm ruộng bậc thang
- Canh tác theo đường đồng mức Đường đồng mức
- Bón phân hữu cơ kết hợp phân khoáng (N, P, K)
- Xen canh cây trồng Trồng xen cây họ đậu trong vườn cây ăn quả
- Trồng cây thành băng (dải)
- Nông lâm kết hợp Ca cao xen điều
- Trồng rừng, bảo vệ rừng
- Cải tạo đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá Biện pháp Tác dụng Ruộng bậc thang Thềm cây ăn quả Hạn chế dòng chảy Canh tác theo đường đồng mức Bón phân hữu cơ + NPK Cải tạo tính chất vật lí và hóa học của đất Bón vôi Giảm độ chua Luân canh, xen canh Làm tăng độ che phủ, Trồng cây bảo vệ đất hạn chế sức phá của mưa, hạn chế dòng chảy. Canh tác nông lâm kết hợp Trồng cây thành băng Hạn chế dòng chảy.
- Cây lâm nghiệp Keo lá tràm Keo tai tượng Cao su Keo lai
- Trò chơi ô chữ ĐấtTínhxámchấtbạchóamàuhọcthườngchung NhữngPhânMột tronghữudảicơđấtnhữngvànằmcáctínhloạingang 1 đượcphâncủaMột đấttrongN,phân P,xám nhữngKbố thìbạcởđược nhữngmàunguyêngọivà sườnchất dốcvật ,lí đểcủacanhđất tác và 2 vùngđấtchungnhânxóicógâylàmònđịaphânxóihìnhmạnhmòngì? nhưđấttrơthế?sỏi đượcxám bảobạc vệmàubằng? các bờ nàođá?? 3 đất hoặc đá gọi là gì? 1 C H U A 4 2 P H A N B O N 5 D O C T H O A I 3 6 4 T A N G D A T M A T M O N G 5 R U O N G B A C T H A N G 6 G I O