Bài giảng Địa lí 9 - Già hóa dân số

ppt 28 trang minh70 2230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Địa lí 9 - Già hóa dân số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_dia_li_9_gia_hoa_dan_so.ppt

Nội dung text: Bài giảng Địa lí 9 - Già hóa dân số

  1. II.GIÀ HÓA DÂN SỐ
  2. *K/n: Già hoá dân số là một quá trình diễn ra khi tỷ lệ người lớn và người cao tuổi tăng lên, còn tỷ lệ trẻ em và vị thành niên giảm đi, cũng là lúc mức sinh giảm xuống và tuổi thọ bình quân không thay đổi hoặc tăng lên.
  3. *Tình hình: Dân số thế giới dự kiến đến năm 2050 sẽ tăng thêm khoảng 2,5 ty, lên tới 9,2 tỷ người và đặc trưng cơ bản nhất của tình hình dân số hiện nay là xu hướng già hoá dân số đang diễn ra nhanh trên thế giới.
  4. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi, giai đoạn 2000-2005 Nhóm tuổi Nhóm 0 - 14 15 - 64 65 trở lên nước Đang phát 32 63 5 triển Phát triển 17 68 15
  5. Căn cứ số liệu của điều tra biến động dân số năm 2008, tỷ lệ người 60 tuổi trở lên đã là 9,9%; tỷ lệ này ở người 65 tuổi trở lên là 7,5% (cao hơn quy định dân số già là trên 7%).
  6. Hơn nữa quá trình già hoá dân số trên thế giới hiện đang diễn ra nhanh hơn rất nhiều so với khoảng 50 năm qua cả về số lượng và tỉ lệ phần trăm của dân số người cao tuổi (với tỉ lệ tăng lên không ngừng: năm 1950 chỉ có 8,2%, năm 2000 là 10% và dự báo năm 2050 là 21%, số lượng người cao tuổi trên thế giới từ năm 1950 đến 2000 đã tăng thêm 401 triệu người, dự báo từ năm 2000 đến 2050 số người cao tuổi thế giới sẽ tăng thêm 1.358 triệu người);
  7. trong đó hơn 62% người cao tuổi sống ở các nước đang phát triển là nơi kinh tế còn nghèo, hệ thống y tế, giáo dục, bảo hiểm xã hội chưa phát triển. Trong tương lai, vào năm 2050 tỉ lệ này dự báo sẽ là 80 % (tăng thêm tới 1.195 triệu người), trong khi đó ở các nước phát triển chỉ tăng thêm 163 triệu người.
  8. Số người cao tuổi hiên nay tập trung nhiều nhất ở Tây Âu. Khu vực Nam Á, Tây Á. Châu Đại Dương và Ca-ri-bê là những nơi có số người cao tuổi đang tăng nhanh.
  9. *Già hoá dân số ở Việt Nam Trong vòng 10 năm nữa Việt Nam sẽ bùng nổ dân số già, trong vòng 15 năm nữa, nước ta sẽ có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Mặc dù hiện tại cấu trúc dân số của nước ta vẫn còn thuộc loại trẻ song người cao tuổi đang có xu hướng tăng nhanh.
  10. Tháp tuổi dân số VN năm 2000
  11. Phân bố dân số theo tuổi của VN(2003)
  12. Theo Tổng điều tra dân số 1999, tuổi thọ trung bình của Việt Nam ngày càng cao (1999 đạt 68,6 tuổi), vượt qua tuổi thọ trung bình của thế giới (66 tuổi). Thời kỳ 1989-1999, tỷ lệ người cao tuổi (được Pháp lệnh Người cao tuổi quy định là người từ 60 tuổi trở lên) đã tăng gần gấp đôi tỷ lệ tăng dân số của cả nước, từ 4,64 triệu người (năm 1989) lên 6,19 triệu người, chiếm 8,12% dân số cả nước.
  13. Theo Điều tra biến động dân số ngày 1/4/2008, tỷ lệ người cao tuổi tiếp tục tăng nhanh, chiếm 9,9% dân số cả nước. Dự báo đến năm 2020, tỷ lệ người cao tuổi sẽ chiếm xấp xỉ 15% dân số, và đến năm 2030 người cao tuổi nước ta sẽ đạt 17 triệu người, chiếm gần 18% dân số.
  14. *Nguyên nhân: • Nhịp độ già hoá ở nước ta trong thập kỷ 90 đã nhanh hơn, mạnh hơn nhiều so với thập kỷ 80. Mức sinh đang ngày càng giảm sẽ thúc đẩy quá trình già hoá dân số trong khoảng 10-20 năm tới. • Do đặc điểm riêng của Việt Nam, sự bùng nổ sinh đẻ sau khi đất nước giải phóng, thời gian sau, do thực hiện các chính sách về kế hoạch hoá gia đình, mức sinh giảm mạnh, tác động mạnh và thúc đẩy quá trình già hoá dân số nước ta trong những năm tới. • Do tỷ lệ sinh giảm xuống trong khi tuổi thọ kéo dài ra, nên dân số của các nước nói chung đều bị già đi.
  15. *Ảnh hưởng: • Sự già hóa dân số này sẽ có tác động sâu sắc đến mọi khía cạnh của cộng đồng quốc gia, cộng đồng quốc tế, đời sống văn hóa, kinh tế, chính trị, tâm lý xã hội
  16. • Xu hướng số người cao tuổi tăng lên sẽ làm tăng gánh nặng kinh tế - xã hội để duy trì ổn định cuộc sống khoẻ mạnh của họ. Nhu cầu chăm sóc người cao tuổi (y tế, xã hội, tài chính) sẽ là một thách thức lớn. Người cao tuổi có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhiều hơn, trong khi chi phí cho đối tượng này cũng cao gấp 7-8 lần so với trẻ em.
  17. • Vấn đề thiếu lực lượng lao động • Gần 70% người cao tuổi cần được chăm sóc sức khoẻ
  18. *Các biện pháp:
  19. Trước thực tế trên, để công tác chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi được triển khai đầy đủ, rộng khắp thì cần có sự phối hợp liên ngành và thống nhất trách nhiệm trong xây dựng chính sách và đảm bảo nguồn kinh phí khám chữa bệnh cho người cao tuổi; Khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế hay hỗ trợ tài chính; Tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp liên ngành.
  20. • . “Kế hoạch hành động quốc tế Madríd về già hóa dân số” và “Tuyên bố chính trị” được thông qua tại Hội nghị quốc tế lần thứ hai về già hóa dân số tổ chức vào tháng 4 năm 2002 đã đánh dấu một bước ngoặt trong việc làm thế nào để thế giới giải quyết thách thức quan trọng nhằm xây dựng một xã hội cho mọi lứa tuổi. Kế hoạch hành động Madrid đã đưa ra một chương trình nghị sự rõ nét nhằm đương đầu với các thách thức của già hóa trong thế kỷ 21. Kế hoạch tập trung vào 3 nội dung chính:Người cao tuổi và phát triển; Nâng cao sức khỏe và phúc lợi tuổi già; Đảm bảo môi trường thuận lợi và hỗ trợ.
  21. • Đông Nam Á là một trong số những khu vực có số lượng và mật độ dân số nói chung và người cao tuổi nói riêng vào loại cao nhất thế giới, trong đó 1/5 dân số là người cao tuổi thuộc diện nghèo. Do vậy, để bảo đảm chăm sóc người cao tuổi phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của thế giới đòi hỏi mỗi nước phải tiếp tục đẩy các hoạt động nghiên cứu, đề xuất hình thức và nội dung các cơ chế, chính sách, chương trình phù hợp với tình hình của nước mình. • Thực hiện cam kết Ma-đơ-rít về người cao tuổi
  22. Những gợi mở chính của dự án chăm sóc người cao tuổi: 1. Khảo sát đánh giá về thực trạng sức khỏe người cao tuổi theo chuẩn quốc tế để xác định nhu cầu và xây dựng quy hoạch các loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. 2. Xây dựng thí điểm mô hình và phát triển mạng lưới chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng cho người cao tuổi dựa vào cộng đồng. 3. Tổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục, vận động thay đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
  23. 4. Tổ chức đào tạo tập huấn nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ y tế trong công tác phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm các bệnh ở người cao tuổi. 5. Lồng ghép các hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi với các chương trình phát triển kinh tế-xã hội. 6. Đánh giá và đề xuất hoàn thiện các chính sách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi phù hợp với tiềm năng và điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
  24. Công tác chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam đang chuyển biến tích cực.
  25. The ends