Bài giảng Địa lí lớp 10 - Chương 9, Bài 36: Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển, phân bố ngành giao thông vận tải

ppt 6 trang thuongnguyen 7620
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Địa lí lớp 10 - Chương 9, Bài 36: Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển, phân bố ngành giao thông vận tải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_dia_li_lop_10_chuong_9_bai_36_vai_tro_dac_diem_va.ppt

Nội dung text: Bài giảng Địa lí lớp 10 - Chương 9, Bài 36: Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển, phân bố ngành giao thông vận tải

  1. BÀI 36. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN, PHÂN BỐ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI 1. Vai trò nào dưới đây không phải của ngành giao thông vận tải? A. Tham gia vào việc cung ứng nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất. B. Vận chuyển sản phẩm đến thị trường tiêu thụ. C. Phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. D. Tạo ra khối lượng của cải vật chất lớn. 2. Vai trò nào dưới đây không phải của ngành giao thông vận tải? A. Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện. B. Tham gia vào việc cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ. C. Góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, phân bố lại dân cư và nguồn lao động cho hợp lí giữa các vùng miền trong cả nước. D. Thúc đẩy hoạt đông kinh tế, văn hóa ở những vùng núi xa xôi, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước. 3. Giao thông vận tải có vai trò quan trọng vì A. phục vụ nhu cầu đi lại của con người B. gắn nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới C. tạo điều kiện hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hóa D. tạo mối quan hệ kinh tế xã hội giữa các vùng trong nước và giữa các nước trên thế giới
  2. 4. Để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi thì cơ sở hạ tầng đầu tiên cần chú ý là A. các tuyến giao thông vận tải. B. mạng lưới y tế. C. hệ thống thông tin liên lạc. D. mạng lưới cơ sở giáo dục. 5. Để phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, giao thông cần đi trước một bước vì ngành này A. đòi hỏi ít vốn đầu tư và dễ thực hiện. B. Góp phần nâng cao sức khỏe của người dân. C. thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế, cho phép khai thác hiệu quả các thế mạnh của miền núi. D. tạo tiền đề để phát triển các ngành kĩ thuật cao và dịch vụ cao cấp ở miền núi. 6. Sản phẩm của ngành giao thông vận tải chính là A. sự vận chuyển lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng. B. khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển. C. sự chuyên chở người của mỗi quốc gia. D. sự chuyên chở người và hàng hóa.
  3. 7. Giao thông vận tải là ngành kinh tế độc đáo vừa mang tính sản xuất vật chất vừa mang tính dịch vụ điều đó xác định : A. Vai trò của ngành giao thông vận tải. B. Đặc điểm của ngành giao thông vận tải. C. Điều kiện để phát triển giao thông vận tải. D. Trình độ phát triển giao thông vận tải. 8. Để đánh giá hoạt động của ngành giao thông vận tải, người ta thường dựa vào A. số lượng phương tiện của tất cả các ngành giao thông vận tải. B. tổng chiều dài các loại đường. C. khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển. D. trình độ hiện đại của các phương tiện và đường sá. 9. Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành giao thông vận tải? A. Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hoá. B. Chất lượng sản phẩm được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, an toàn. C. Tiêu chí đánh giá là khối lượng vận chuyển, khối lượng luân chuyển và cự li vận chuyển trung bình. D. Số lượng hành khách luân chuyển được đo bằng đơn vị tấn.km.
  4. 10. Chất lượng của sản phẩm dịch vụ giao thông vận tải được đo bằng A. cự li vận chuyển trung bình. B. khối lượng vận chuyển. C. khối lượng luân chuyển. D. tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, an toàn cho hành khách và hàng hóa. 11. Tiêu chí đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải không phải là A. cước phí loại hình vận tải thu được. B. cự li vận chuyển trung bình. C. khối lượng vận chuyển. D. khối lượng luân chuyển. 12. Khi lựa chọn loại hình vận tải và thiết kế công trình giao thông vận tải, điều cần chú ý đầu tiên là A. điều kiện tự nhiên. B. đặc điểm dân cư. C. điều kiện kĩ thuật thi công. D. nguồn vốn đầu tư. 13. Trong các điều kiện tự nhiên, yếu tố nào sau đây ít ảnh hưởng đến hoạt động giao thông vận tải nhất ? A. Khí hậu. B. Địa hình. C. Khoáng sản. D. Sinh vật. 14. Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải? A. Quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải. B. Tác động đến công tác thiết kế công trình vận tải. C. Tác động đến chi phí xây dựng các tuyến vận tải. D. Quyết định sự phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải.
  5. 15. Nhân tố có ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các phương tiện vận tải là A. địa hình. B. sông ngòi. C. khí hậu và thời tiết. D. thảm thực vật. 16. Phương tiện vận tải phổ biến ở các vùng hoang mạc là A. tàu thuyền. B. ô tô. C. gia súc( lạc đà). D. tàu hoả. 17. Phương tiện vận tải phổ biến ở các vùng băng giá gần cực Bắc là A. xe trượt do gia súc kéo. B. ôtô. C. máy bay trực thăng. D. thuyền. 18. Ở nước ta về mùa mưa lũ, các ngành vận tải gặp nhiều trở ngại nhất là A. đường ô tô và đường ống. B. đưòng hàng không và đường biển. C. đường sắt và đường sông. D. đường ô tô và đường sắt. 19. Ở nước ta về mùa khô, ngành vận tải gặp nhiều khó khăn nhất là A. đường sắt. B. đường hàng không. C. đường sông. D. đường ô tô. 20. Ở các nước xứ lạnh, các ngành vận tải gặp nhiều trở ngại nhất vào mùa đông là A. đường ô tô và đường ống. B. đường hàng không và đường biển. C. đường biển và đường sông. D. đường ô tô và đường sắt. 21. Nhân tố ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển cũng như sự phân bố ngành giao thông vận tải là A. địa hình. B. khí hậu thuỷ văn. C. sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế. D. sự phân bố dân cư.
  6. 22. Nhân tố quy định mật độ mạng lưới giao thông vận tải, các loại hình vận tải, hướng và cường độ các luồng vận chuyển là A. vị trí địa lí. B. điều kiện tự nhiên. C. sự phân bố dân cư. D. sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế. 23. Phân bố dân cư đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị ảnh hưởng sâu sắc tới A. vấn đề môi trường và sự an toàn trong giao thông. B. các ngành giao thông vận tải đường bộ và đường sắt. C. mức độ hoạt động của các phương tiện vận tải. D. sự vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô. 24. Mạng lưới giao thông vận tải ở các nước đang phát triển còn lạc hậu chủ yếu là do A. điều kíện tự nhiên không thuận lợi. B. thiếu vốn đầu tư. C. dân cư phân bố không đồng đều. D. trình độ công nghiệp hoá còn thấp. 25. Ngành công nghiệp cho phép duy trì và tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành giao thông vận tải là A. công nghiệp cơ khí vận tải. B. công nghiệp chế tạo máy. C. hoá lọc dầu. D. sản xuất săm lốp. 26. Trong các thành phố lớn và chùm đô thị đã hình thành một loại hình vận tải đặc biệt A. giao thông vận tải thành phố. B. giao thông hành không. C. giao thông đường sắt. D. giao thông đường thủy.