Bài giảng dự giờ Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (3 tiết)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng dự giờ Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (3 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_du_gio_giao_duc_cong_dan_lop_12_bai_4_quyen_binh_d.pptx
Nội dung text: Bài giảng dự giờ Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (3 tiết)
- BÀI 4 QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI ( tiết 1)
- NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. a. Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. b. Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. 2. Bình đẳng trong lao động. a. Thế nào là bình đẳng trong lao động. b. Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động. 3. Bình đẳng trong kinh doanh. a. Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh. b. Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh.
- 1. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình a. Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình
- Điều 3. Giải thích từ ngữ 1. Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. 2. Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này.
- Những văn bản pháp luật liên quan đến nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
- Cơ sở pháp lý chứng minh mối quan hệ hôn nhân hợp pháp
- Nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử
- Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội.
- b. Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. b.1. Bình đẳng giữa vợ và chồng. b.2. Bình đẳng giữa cha mẹ và con. b.3. Bình đẳng giữa ông bà và các cháu. b.4. Bình đẳng giữa anh, chị, em.
- b. Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. b.1. Bình đẳng giữa vợ và chồng. b.1.1. Trong quan hệ nhân thân. b.1.2. Trong quan hệ tài sản.
- Thảo luận nhóm * Nhóm 1: Bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình được thể hiện ở những nọi dung cơ bản nào? Cho ví dụ? * Nhóm 2: Bình đẳng giữa cha mẹ và con được thể hiện ở những nội dung cơ bản nào? Cho ví dụ? * Nhóm 3: Bình đẳng giữa ông bà và cháu được thể hiện như thế nào? Cho ví dụ? * Nhóm 4: Bình đẳng giữa anh chị em trong gia đình thể hiện như thế nào? Cho ví dụ?
- b. Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình b.1. Bình đẳng giữa vợ và chồng b.1.1. Trong quan hệ nhân thân - Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. + lựa chọn nơi cư trú + tôn trọng và giữ gìn danh dự nhân phẩm của nhau + tôn trọng quyền tự do tính ngưỡng tôn giáo + giúp đỡ tạo điều kiện phát triển về mọi mặt + sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình + chăm sóc con cái ốm theo quy định của pháp luật
- b. Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình b.1. Bình đẳng giữa vợ và chồng b.1.2. Trong quan hệ tài sản Tình huống: Người chồng do quan niệm vợ mình không đi làm, chỉ ở nhà làm công việc nội trợ, không thể quyết định được việc lớn, nên khi bán xe (tài sản chung của vợ chồng đang sử dụng vào công việc kinh doanh của gia đình) đã không bàn bạc với vợ. Người vợ phản đối không đồng ý bán. Theo em người vợ có quyền đó không? Vì sao?
- Tài sản chung - Vợ chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân. - Vợ chồng được kế thừa chung. - Vợ chồng được tặng cho chung. - Vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
- Tài sản riêng - Có trước khi kết hôn - Được thừa kế riêng - Được tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân - Đồ dùng, tư trang cá nhân
- b. Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình b.1. Bình đẳng giữa vợ và chồng b.1.2. Trong quan hệ tài sản - Vợ chồng có nghĩa vụ và quyền ngang nhau đối với tài sản chung. - Pháp luật thừa nhận vợ chồng có quyền có tài sản riêng, có quyền chiếm hữu, định đoạt tài sản riêng của mình. -> Vợ chồng có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
- b. Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình b.2. Bình đẳng giữa cha mẹ và con - Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con. Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ
- Tình huống: Do nghiện rượu, ông Nam bắt đứa con (còn đang ở tuổi vị thành niên) phải nghỉ học để kiếm tiền mua rượu cho bố. Như vậy có phải ông Nam đã lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên? Ý kiến của em như thế nào?
- - Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, không xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật. - Yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ - Tôn trọng ý kiến của con - Chăm lo việc học tập và phát triển về thể chất, trí tuệ, đạo đức
- b. Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình b. 3. Bình đẳng giữa ông bà và cháu
- - Đối với ông bà Có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. - Đối với cháu: Có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà
- b. Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình b. 4. Bình đẳng giữa anh chị em. Anh chị em có bổn phận yêu thương chăm sóc, đùm bọc và giúp đỡ nhau; có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau,
- Bình đẳng giữa - Trong quan hệ nhân thân: Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang vợ và chồng nhau; tôn trọng; giúp đỡ nhau. - Trong quan hệ tài sản: Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung thể hiện ở các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt Bình đẳng giữa - Cha mẹ phải thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và cha mẹ và con lợi ích hợp pháp của con; Không được phân biệt đối xử giữa các con; Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ Bình đẳng giữa Đó là mối quan hệ hai chiều: Nghĩa vụ và quyền của ông bà nội, ông bà và cháu ông bà ngoại đối với cháu và bổn phận của cháu đối với ông bà nội, ông bà ngoại. Bình đẳng giữa Anh chị em có bổn phận yêu thương chăm sóc, đùm bọc và giúp đỡ anh, chị, em nhau; có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau,
- TRÒ CHƠI Ô CHỮ 1 V Ợ C H Ồ N G 2 H A I C O N 3 T A Y C H Â N 4 B Ì N H Đ Ẳ N G 5 T Ì N H Y Ê U 6 H Ô N N H Â N 7 H Ạ N H P H Ú C
- Củng cố Câu 1: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ A. giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản và nhân thân. B. giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình. C. giữa cha mẹ và con trên nguyên tắc không phân biệt đối xử. D. giữa anh, chị, em dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau.
- Củng cố Câu 2: Nội dung nào dưới đây không thuộc bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con. B. Bình đẳng giữa ông bà, cô dì, chú bác. C. Bình đẳng giữa ông bà và cháu. D. Bình đẳng giữa anh chị em với nhau
- Củng cố Câu 3: Anh H bán xe ô tô (tài sản chung của hai vợ chồng) mà không bàn bạc với vợ. Anh H đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ A. tài sản chung. B. tài sản riêng. C. tình cảm. D. nhân thân.
- Củng cố Câu 4: Nội dung nào dưới đây thể hiện bình đẳng giữa anh, chị, em? A. Phân biệt đối xử giữa các anh chị em trong gia đình. B. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn và hiếu thảo với cha mẹ. C. Đùm bọc, nuôi dưỡng nhau khi không còn cha mẹ. D. Anh trai phải chịu trách nhiệm chính trong gia đình.
- Củng cố Câu 5: Luật Hôn nhân và gia đình nước ta quy định: Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Điều này thể hiện trong quan hệ nào dưới đây? A. Nhân thân và tài sản. B. Nhân thân và thừa kế. C. Nhân thân và sở hữu. D. Nhân thân và kinh tế.
- Củng cố Câu 6: Biểu hiện nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con? A. Nuôi dưỡng, bảo vệ quyền của các con. B. Tôn trọng ý kiến con. C. Thương yêu con ruột hơn con nuôi. D. Chăm lo, giáo dục và tạo điều kiện cho con phát triển.
- Củng cố 1. Nếu em chứng kiến, hoặc em là nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình em sẽ làm gì để bảo vệ nạn nhân hoặc bảo vệ mình?
- Dặn dò Học bài, đọc trước SGK phần 2. Bình đẳng trong lao động.
- BÀI 4 QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI ( tiết 2)
- KIỂM TRA BÀI CŨ *. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được thể hiện trên cở sở nào? Trả lời: Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được thể hiện trên cở sở: - công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội. - Các thành viên trong gia đình có quyền được hưởng sự chăm sóc, giúp đỡ nhau và có nghĩa vụ quan tâm cho nhau trong đời sống chung, cùng nhau chia xẻ công việc gia đình, cùng nhau giữ gìn phát huy truyền thống gia đình mình. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
- 2. Bình đẳng trong lao động: a.Thế nào là bình đẳng trong lao động b. Nội dung bình đẳng trong lao động
- * Lao động là một hoạt động quan trọng nhất của con người để tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Con người lao động là động lực chủ yếu để xây dựng đất nước và tồn tại, phát triển của xã hội.
- Người nông dân lao động làm ra lúa gạo. Người lao động sở hữu sức lao động của mình. Đại diện nhà máy, hợp tác xã sở hữu sức lao động của công nhân, nông dân.
- *. Ví dụ 1: Việc làm: là lao động của người nông dân làm ra lúa gạo. *. Ví dụ 2: Quyền lao động: là người nông dân, công nhân sở hữu sức lao động của mình. *. Ví dụ 3: Người sử dụng lao động: Đại diện hợp tác xã hoặc cở sở sản xuất, nhà máy sử dụng sức lao động của nông dân, công nhân
- Tìm kiếm việc làm. Thông qua hợp đồng lao động Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
- 2. Bình đẳng trong lao động: a. Thế nào là bình đẳng trong lao động - Bình đẳng giữa người công dân trong việc thực hiện quyền lao động thông qua tìm kiếm việc làm. - Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lao động. - Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
- Bình đẳng trong lao động được hiểu là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua tìm việc làm; bình đẳng giữa người sử dụng sức lao động và người lao động thông qua hợp đồnglao động ; bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước Quyền lao động của công dân được thực hiện trên cơ sở không bị phân biệt đối xử bởi : Giới tính, dân tộc, chính trị, tín ngưỡng, địa vị, tôn giáo
- b. Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động: b.1. Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động. b.2. Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. b.3. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
- Nhóm 1 (5phút) Nhóm 2 (5phút) Nhóm 3 (5phút) 1. Quyền lao động 1. Thế nào là hợp 1. Qui định lao là gì? đồng lao động? động nam và lao động nữ được bình 2. Thế nào là công 2. Nguyên tắc của đẳng về quyền dân bình đẳng hợp đồng lao động trong lao động trong thực hiện là gì? như thế nào? quyền lao động? 3. Những ưu đãi 3. Tại sao phải kí 2. Đối với lao động của nhà nước với kết hợp đồng lao nữ được quan tâm người có chuyên động? Ý nghĩa tác về cái gì? môn, trình độ kỹ dụng? thuật cao có bị xem là bất bình đẳng hay không? Vì sao?
- Nhóm 1 (5phút) b.1.Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền 1. Quyền lao động lao động. là gì? - Quyền lao động: là quyền của công dân được tự do sử 2. Thế nào là công dụng sức lao động của mình trong trong việc tìm kiếm và dân bình đẳng lựa chọn việc làm, và làm việc cho bất kỳ ai, bất cứ nơi trong thực hiện nào mà Pháp luật không cấm. quyền lao động? - Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động: mọi 3. Những ưu đãi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, của nhà nước với nghề nghiệp phù hợp với khả năng, điều kiện, sở thích người có chuyên của mình không phân biệt đối xử. môn, trình độ kỹ thuật cao có bị xem là bất bình - Những ưu đãi của nhà nước với người có chuyên môn, đẳng hay không? trình độ kỹ thuật cao không bị xem là bất bình đẳng. Vì sao?
- Nhóm 2 (5phút) 1. Thế nào là hợp b.2. Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng đồng lao động? lao động. 2. Nguyên tắc của Hợp đồng lao động: là sự thỏa thuận giữa hợp đồng lao động người lao động và người sử dụng lao động về là gì? quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. 3. Tại sao phải kí kết hợp đồng lao Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động: Tự động? Ý nghĩa tác dụng? do, tự nguyện, bình đẳng, không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể. Giao kết trực tiếp giữa người sử dụng lao động và người lao động.
- b.2. Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. - Kí kết hợp đồng lao động: Sau khi kí kết hợp đồng lao động, quyền lao động của công dân trở thành quyền thực tế của mỗi bên. - Ý nghĩa tác dụng: Mỗi bên tham gia kí hợp đồng lao động đều có quyền và nghĩa vụ pháp lí nhất định, các bên đều phải có trách nhiệm thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình.
- Nhóm 3 (5phút) 1. Qui định lao b.3. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. động nam và lao động nữ được bình - Bình đẳng về quyền trong lao động: đẳng về quyền đó là: Bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm; trong lao động về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng; được như thế nào? đối xử bình đẳng tại nơi làm việcvề việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều 2. Đối với lao động kiện lao động và các điều kiện làm việc khác. nữ được quan tâm về cái gì? - Lao động nữ: được quan tâm đến đặc điểm về cơ thể, tâm lí và chức năng làm mẹ trong lao động để có điều kiện thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ lao động.
- *Một số qui định của Pháp luật dành cho lao động nữ và các tổ chức sử dụng lao động nữ. (Trích Bộ luật lao động 2006) 1. Lao động nữ có được ưu tiên tuyển dụng vào làm việc: - Trường hợp cả nam cả nữ dự tuyển và đều đạt tiêu chuẩn cho một công việc thì ưu tiên tuyển lao động nữ. 2. Lao động nữ được hưởng những ưu đãi gì về thời gian làm việc: - Được nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh. - Được nghỉ 60 phút mỗi ngày trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. - Được giảm bớt 1 giờ làm việc hàng ngày, vẫn hưởng nguyên lương nếu đang làm công việc nặng nhọc, có thai đến tháng thứ 7 mà không được chuyển công việc nhẹ hơn. - Không phải làm thêm giờ, làm việc ban đêm, đi công tác xa khi có thai đến tháng thứ bảy.
- *Một số qui định của Pháp luật dành cho lao động nữ và các tổ chức sử dụng lao động nữ. (Trích Bộ luật lao động 2006) - Người sử dụng lao động không được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do có thai: Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. - Những quy định cấm đối với người sử dụng lao động khi sử dụng lao động nữ: Cấm phân biệt đối xử trong việc làm, nghề nghiệp, trong trả lương và nâng lương. Cấm xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của người lao động nữ. Không được sử dụng lao động nữ làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh đẻ và nuôi con. Không được sử dụng lao động nữ ở bất kỳ độ tuổi nào làm việc thường xuyên dưới hầm mỏ hoặc ngâm mình dưới nước. Không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
- Tạo việc làm, đào tạo nghề cho phụ nữ - Giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lao động.
- Bài tập: Quyền lao động là quyền của công dân: Phương án lựa chọn Đúng Sai Tự do sử dụng sức lao động của mình. x Tự do tìm kiếm, lựa chọn việc làm. x Làm việc bất kỳ cho người sử dụng lao động nào. x Làm việc ở bất cứ nơi nào mà pháp luật không cấm. x Tự do làm việc và tự do nghỉ ngơi theo sở thích. x Mọi người đều có quyền tự do lựa chọn việc làm phù x hợp với khả năng của mình.
- Câu 1. Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động được pháp luật thừa nhận ở A. văn bản pháp luật. B. kết quả lao động. C. hợp đồng lao động. D. cam kết lao động.
- Câu 2. Trường hợp nào dưới đây vi phạm bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ? A. Đều có cơ hội tiếp cận việc làm, được tuyển dụng, đào tạo nghề. B. Cùng làm việc như nhau, nam được trả tiền công lao động cao hơn nữ C. Đều được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức vụ của cơ quan khi đủ điều kiện. D. Đều được nâng bậc lương và hưởng các điều kiện làm việc khác
- Câu 3. Nội dung nào dưới đây không bị coi là bất bình đẳng trong lao động? A. Trả tiền công cao hơn cho lao động nam trong cùng một công việc. B. Không sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số. C. Chỉ dành cơ hội tiếp cận việc làm cho lao động nam. D. Ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn cao.
- Câu 4. Trường hợp nào dưới đây vi phạm bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ? A. Đều có cơ hội tiếp cận việc làm, được tuyển dụng, đào tạo nghề. B. Cùng làm việc như nhau, nam được trả tiền công lao động cao hơn nữ. C. Đều được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức vụ của cơ quan khi đủ điều kiện. D. Đều được nâng bậc lương và hưởng các điều kiện làm việc khác.
- BÀI TẬP VỀ NHÀ Làm bài tập 6 SGK trang 43. 1. Tìm hiểu bài 4: tiếp theo đơn vị kiến thức 3: “Bình đẳng trong kinh doanh”. 2. Đọc và tìm hiểu “Luật doanh nghiệp năm 2005” và thông tin “cơ hội thị trường quốc tế”, “Hội nhập kinh tế quốc tế”.
- BÀI 4 QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI (tiết 3)
- KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 1. Nội đung nào dưới đây không thể hiện bình đẳng trong lao động? A. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động. B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. D. Bình đẳng trong lựa chọn hình thức kinh doanh.
- Câu 2. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động? A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. B. Không trái quy định của pháp luật. C. Dân chủ, tự giác, tự do. D. Thực hiện giao kết trực tiếp.
- Câu 3. Anh B đề nghị bổ sung vào bản hợp đồng lao động giữa anh và công ty X nội dung: công việc, thời gian, địa điểm làm việc, Giám đốc trả lời : “anh chỉ cần quan tâm đến mức lương, còn việc anh làm gì, ở đâu là tùy thuộc vào sự phân công của chúng tôi”. Câu trả lời của giám đọc công ty đã vi phạm nội dung nào dưới đây? A. Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động. B. Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. D. Bình đẳng trong tìm kiếm việc làm.
- 3. Bình đẳng trong kinh doanh a. Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh. b. Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh.
- 3. Bình đẳng trong kinh doanh a. Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh. Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là: - Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế: + Từ việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, hình thức tổ chức kinh doanh. + Đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Đều bình đẳng theo quy định của pháp luật
- Quyền bình đẳng trong kinh doanh của công dân Điều 33 Điều 7. Quyền của doanh nghiệp Mọi người có quyền tự do kinh 1. Tự do kinh doanh trong những doanh trong những ngành nghề ngành, nghề mà luật không cấm. mà pháp luật không cấm. 2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh
- - Nhà nước ta thừa nhận doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo và phát triển những ngành, những lĩnh vực then chốt, quan trọng của nền kinh tế có vi phạm nguyên tắc bình đẳng trong kinh doanh không? - Điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường, khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường. - Duy trì, phát triển ở những ngành, những lĩnh vực kinh doanh mang lại ít lợi nhuận hoặc không có lợi nhuận. - Đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi vốn lớn
- b. Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh.
- Câu hỏi thảo luận Nhóm 1: Trình bày nội dung thứ nhất - Ở nước ta có những loại hình doanh nghiệp nào? Cho ví dụ - Giải thích các loại hình doanh nghiệp Nhóm 2: Trình bày nội dung thứ hai - Doanh nghiệp được đăng kí kinh doanh những ngành nghề nào? - Cho biết những ngành nghề mà pháp luật cấm kinh doanh? Nhóm 3: Trình bày nội dung thứ ba - Cho biết các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay? - Tìm các chính sách của nhà nước trong việc khuyến khích phát triển kinh tế hiện này?
- Câu hỏi thảo luận Nhóm 4: Trình bày nội dung thứ tư - Cho ví dụ về việc mở rộng quy mô ngành nghề của các doanh nghiệp địa phương? - Cho biết doanh nghiệp được tự chủ kinh doanh như thế nào? Nhóm 5: Trình bày nội dung thứ năm - Khi kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện những nghĩa vụ gì? Cho ví dụ
- Nhóm 1: Loại hình doanh nghiệp
- Nhóm 2: Những ngành nghề doanh nghiệp được phép kinh doanh - Những ngành nghề mà pháp luật cấm kinh doanh. Điều 6. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh – Luật đầu tư 2014 1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây: a) Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật này; b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật này; c) Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật này; d) Kinh doanh mại dâm; đ) Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người; e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.
- Nhóm 3: Các chính sách của nhà nước trong việc khuyến khích phát triển kinh tế hiện này QUYẾT ĐỊNH Số: 63/2014/QĐ-UBND: VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHÍNHNghị địnhSÁCH 210/2013/NĐ KHUYẾN - KHÍCH,CP về chínhHỖ TRỢ sách NÂNG CAO NĂNGkhuyến SUẤT, khích CHẤT doanh LƯỢNG SẢNnghiệp PHẨM, đầu HÀNG tư vào HÓAnông VÀ ĐỔInghiệp, MỚI CÔNGnông thôn NGHỆ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
- Nhóm 4: Quyền tự chủ trong kinh doanh của công dân. - Chủ động mở rộng quy mô ngành, nghề kinh doanh - Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng - Tự do liên doanh với các cá nhân, tổ chức. - Nâng cao khả năng cạnh tranh
- Nhóm 5: Nghĩa vụ khi kinh doanh của doanh nghiệp Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng kí. Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước. Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong -doanh nghiệp. Tuân thủ pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường
- b. Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh Mọi công dân có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh Nội Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh theo quy định dung của pháp luật. bình Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều đẳng bình đẳng. trong kinh Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền và tự chủ trong kinh doanh doanh Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.
- BÀI TẬP CỦNG CỐ Câu 1. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của pháp luật là nội dung của bình đẳng trong A. lao động. B. kinh doanh C. mua-bán. D. sản xuất.
- Câu 2. Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Doanh nghiệp có quyền đăng kí kinh doanh bất kì ngành nghề nào mà mình thấy phù hợp. B. Các đoanh nghiệp bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. C. Các doanh nghiệp bình đẳng về việc mở rộng quy mô ngành nghề kinh doanh, tìm kiếm thị trường. D. Công dân có quyền lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật.
- Câu 3. Khẳng định nào sau đây không đúng với nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Mọi công dân được thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. B. Mọi công dân được chủ động mở rộng quy mô, ngành nghề kinh doanh C. Mọi công dân được tự do lựa chọn việc làm trong các cơ sở kinh doanh. D. Mọi công dân được tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
- Theo em những hành vi nào sau đây là kinh doanh đúng và không đúng pháp luật Nội dung Đúng Không Người kinh doanh kê khai đúng số vốn x Kinh doanh đúng các mặt hàng đã kê khai x Kinh doanh bất cứ mặt hàng nào cũng được x Kinh doanh mại dâm x Kinh doanh mặt hàng nhỏ không cần kê khai x Có giấy phép kinh doanh x Kinh doanh nhỏ không cần đóng thuế x Không kinh doanh những mặt hang pháp luật cấm x
- Bình đẳng trong kinh doanh
- - Về nhà học bài: công dân bình đẳng trong kinh doanh - Đọc và chuẩn bị bài 5: quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo. + Tổ 1 + tổ 2: Tìm các dân tộc ở nước ta hiện nay +Tổ 3+ tổ 4: Tìm các phong tục tập quán, nét dẹp văn hóa của dân tộc thiểu số.