Bài giảng Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 2: Thực hiện pháp luật - Sở GD & ĐT Hải Phòng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 2: Thực hiện pháp luật - Sở GD & ĐT Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_12_bai_2_thuc_hien_phap_luat.pptx
Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 2: Thực hiện pháp luật - Sở GD & ĐT Hải Phòng
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 CHỦ ĐỀ 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT
- NỘI DUNG CHỦ ĐỀ 1 1 Pháp luật và các đặc trưng của pháp luật 2 Bản chất và mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức 3 Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội 4 Khái niệm và các hình thức thực hiện pháp luật 5 Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
- hệ thống quy tắc xử sự chung Pháp luật là do Nhà nước ban hành bảo đảm thực hiện bằng quyền Pháp luật và lực nhà nước các đặc trưng Tính quy của phạm phổ biến pháp luật Các đặc trưng Tính quyền lực, của pháp luật bắt buộc chung Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
- Bản chất giai cấp Bản chất của pháp luật Bản chất xã hội Bản chất và mối Pháp luật là quan hệ phương tiện đặc thù của để thể hiện và bảo vệ pháp luật các giá trị đạo đức với đạo đức Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức Pháp luật và đạo đức đều hướng tới giá trị: công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải
- Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội Vai trò của pháp luật Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
- Khái niệm và các hình thức thực hiện pháp luật Thực hiện pháp luật - Là quá trình hoạt động có mục đích. - Làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
- Các hình thức thực hiện pháp luật Hình thức Nội dung Bản chất Sử dụng PL Cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền và lợi ích Được làm hợp pháp của mình. Thi hành PL Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Phải làm Không được Tuân thủ PL Cá nhân, tổ chức không làm những điều pháp luật cấm. làm Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ Hoạt động theo vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, trình tự thủ tục Áp dụng PL chấm dứt, thay đổi việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của do PL quy định. cá nhân, tổ chức.
- Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí Vi phạm pháp luật (gồm 3 dấu hiệu) Do người có năng lực Người vi phạm Là hành vi trách nhiệm pháp lí pháp luật trái pháp luật thực hiện phải có lỗi Khái niệm vi phạm pháp luật: Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
- Khái niệm Là nghĩa vụ mà các cá trách nhiệm nhân, tổ chức phải gánh pháp lí chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình Trách nhiệm pháp lí Mục đích trừng phạt Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí Mục đích giáo dục, răn đe
- Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí Hình sự Hành chính Dân sự Kỉ luật - Là hành vi gây - Xâm phạm - Xâm phạm - Xâm phạm nguy hiểm. các quy tắc quan hệ tài sản quan hệ lao Khái niệm - Bị coi là tội quản lí của và quan hệ nhân động, công phạm. Nhà nước. thân. vụ. - Từ đủ 14 - Chưa thành niên - Từ đủ 15 Độ tuổi - Từ đủ 14 đến đến dưới 16 đến dưới 15 tuổi. tuổi trở lên. chịu trách dưới 16 tuổi. tuổi. - Từ đủ 15 đến nhiệm - Đủ 16 tuổi trở - Đủ 16 tuổi dưới 18 tuổi. pháp lên. trở lên. - Đủ 18 tuổi trở lý lên. Đuổi việc, Trách Tử hình, phạt tù, Phạt tiền, tịch Bồi thường thiệt chuyển công tác, nhiệm trục xuất, phạt thu phương hại về vật chất, hạ lương, khiển pháp lí tiền tiện, tang vật tinh thần trách
- Câu 1: Để quản lí xã hội một cách hiệu quả nhất, nhà nước đã sử dụng phương tiện nào? A. Chính sách. B. Pháp luật. C. Chủ trương. D. Kế hoạch.
- Câu 2: Ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác thể hiện ở đặc trưng nào dưới đây? A. Tính bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính quyền lực. D. Tính dân tộc.
- Câu 3: Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Tuân thủ pháp luật. B. Sử dụng pháp luật C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
- Câu 4: Người vi phạm pháp luật gây thiệt hại về tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Hình sự. B. Dân sự. C. Kỉ luật. D. Hành chính.
- Câu 5: Quy định mọi công dân khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm xuất phát từ thực tiễn tai nạn giao thông ngày càng nhiều và nghiêm trọng là thể hiện bản chất nào của pháp luật? A. Giai cấp. B. Xã hội. C. Chính trị. D. Dân tộc * Vì: Bản chất xã hội của pháp luật biểu hiện ở: - Bắt nguồn từ thực tiễn xã hội. - Do các thành viên của xã hội thực hiện. - Vì sự phát triển của xã hội.
- Câu 6: Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật hình sự? A. Cãi nhau gây mất trật tự công cộng. B. Đi xe máy vào đường ngược chiều. C. Đánh người gây thương tích nặng. D. Bán hàng lấn chiếm lòng, lề đường. * Vì: - Đánh người gây thương tích nặng là hành vi có tính chất nguy hiểm.
- Câu 7: Cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Tuân thủ pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. * Vì: Luật bảo vệ tài nguyên, môi trường quy định: Các cơ sở sản xuất kinh doanh phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường -> Quy định việc phải làm -> Thi hành pháp luật.
- Câu 8: Một trong những dấu hiệu cơ bản để xác định hành vi vi phạm pháp luật là người vi phạm A. phải có năng lực trách nhiệm pháp lí. B. phải khai báo tạm trú, tạm vắng. C. cần bảo mật lí lịch cá nhân. D. cần chủ động đăng kí nhân khẩu.
- Câu 9: Chị K là cán bộ sở X bị tòa án tuyên phạt buộc thôi việc và chấp hành hình phạt tù về tội vi phạm quy định đầu tư công trình xây dựng, gây thiệt hại ngân sách nhà nước 3 tỉ đồng. Chị K đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây? A. Hành chính và kỉ luật. B. Hành chính và dân sự. C. Hình sự và hành chính D. Hình sự và kỉ luật * Vì: - Phạt tù: Chịu trách nhiệm hình sự. - Buộc thôi việc: Chịu trách nhiệm kỉ luật.
- Câu 10: Anh A mâu thuẫn với anh B trên mạng xã hội nên anh A đánh anh B gây thương tích (17%). Anh A phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Hình sự B. Dân sự. C. Kỷ luật D. Hành chính * Vì: Điều 104 Bộ luật Hình sự quy định: “Người nào cố ý gây thương tích cho người khác mà tỉ lệ thương tật từ 11 đến 30% thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”
- Câu 11: Chủ tịch UBND xã T cấp giấy chứng nhận kết hôn cho anh B và chị C. Vậy, chủ tịch UBND xã T thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Tuân thủ pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. * Vì: - Chủ tịch UBND xã là công chức nhà nước có thẩm quyền. - Cấp giấy chứng nhận kết hôn cho anh B và chị C là đã phát sinh quyền và nghĩa vụ vợ chồng của anh B và chị C.
- Câu 12: Nghi ngờ chị S lấy trộm máy tính của mình nên anh C cùng anh A đã dùng hung khí đánh làm chị S bị chấn thương nặng. Nhận được tin báo, trưởng công an phường là ông Q triệu tập anh A và anh C về trụ sở công an phường để lấy lời khai, nhưng sau đó do nhận được từ anh A và C 20 triệu đồng nên ông Q đã không lập biên bản A và C. Phát hiện ra điều này, ông V là bố của chị S đã làm đơn tố cáo ông Q. Những ai sau đây không vi phạm pháp luật hình sự? A. Ông V và ông Q B. Chị S, ông V và ông Q C. Anh C, anh A và ông Q D. Chị S và ông V * Vì: - Anh C và A đánh chị S chấn thương nặng, hối lộ cho trưởng công an phường 20 triệu đồng; ông Q nhận hối lộ 20 triệu đồng: Vi phạm hình sự. - Chị S là người bị hại + Ông V phát hiện sai phạm, làm đơn tố cáo: Không vi phạm pháp luật.
- Câu 13: Tại cuộc họp tổ dân phố X, vì bà P tố cáo việc ông S nhập khẩu trái phép tôm càng đỏ nên ông S đã đánh bà P bị ngất xỉu. Thấy vậy, chủ tọa là ông C đã tạm dừng cuộc họp và đề nghị anh B là y tá đồng thời là người duy nhất có xe ô tô, đưa bà P đi cấp cứu. Nhưng do có mâu thuẫn cá nhân từ trước, anh B đã từ chối đề nghị của ông C, buộc ông phải gọi xe cứu thương đưa bà P đến bệnh viện. Những ai sau đây đã sử dụng pháp luật? A. Bà P và ông C. B. Anh B, bà P và ông C C. Ông S, ông C và bà P. D. Ông S và anh B. * Vì: - Bà P tố cáo hành vi vi phạm pháp luật: Sử dụng quyền tố cáo của công dân. - Ông C tạm dừng cuộc họp để điều người đưa bà P đi cấp cứu: Sử dụng quyền của người chủ tọa một cuộc họp.
- Câu 14: Ông B là giám đốc, chị S là trưởng phòng tài vụ, anh A là nhân viên cùng công tác tại sở X. Phát hiện ông B cùng chị S vi phạm quy định về kế toán gây thiệt hại của ngân sách nhà nước 5 tỉ đồng, anh A đã làm đơn tố cáo nhưng lại bị lãnh đạo cơ quan chức năng là ông D vô tình làm lộ thông tin khiến ông B biết anh là người tố cáo. Vì vậy, ông B liên tục gây khó khăn cho anh A trong công việc. Bức xúc, anh A đã ném chất thải vào nhà riêng của ông B. Những ai sau đây đồng thời phải chịu trách nhiệm hình sự và kỉ luật? A. Ông B, chị S và anh A. B. Ông B và ông D. C. Ông B, chị S và ông D. D. Ông B và chị S. * Vì: - Ông B và chị S là cán bộ, tham nhũng 5 tỉ: Vi phạm hình sự + Kỉ luật. - Ông D: Làm lộ thông tin anh B là người tố cáo: Vi phạm kỉ luật. - Anh B: Ném chất thải vào nhà riêng của ông D: Vi phạm hành chính.
- Câu 15: Phát hiện cán bộ xã X là ông S đã làm giả giấy tờ chiếm đoạt 500 triệu đồng tiền quỹ xây nhà tình nghĩa của xã, ông D làm đơn tố cáo đúng sự thật những gì ông phát hiện để gửi cơ quan chức năng. Lãnh đạo cơ quan chức năng là anh V đã phân công anh N đến xã X xác minh thông tin đơn tố cáo này. Muốn giúp chồng thoát tội, vợ ông S là bà B đưa 50 triệu đồng nhằm hối lộ anh N nhưng bị anh N từ chối. Sau đó, anh N kết luận nội dung đơn tố cáo của ông D là đúng sự thật. Những ai sau đây đã thi hành pháp luật? A. Ông D, anh V và bà B. B. ông D, anh N và anh V. C. Anh V, anh N và bà B. D. Ông D, ông S và anh V. * Vì: - Ông S làm giả giấy tờ chiếm đoạt 500 triệu, bà B hối lộ 50 triệu đồng: Không tuân thủ pháp luật. - Anh V và N: Xác minh thông tin khi nhận được đơn tố cáo: Làm việc pháp luật quy định phải làm. - Ông D khi phát hiện sai phạm đã làm đơn tố cáo đúng sự thật: Vừa là sử dụng quyền của công dân vừa là thực hiện nghĩa vụ.