Bài giảng Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội - Tô Văn Hùng

ppt 48 trang thuongnguyen 4490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội - Tô Văn Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_12_bai_4_quyen_binh_dang_cua.ppt

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân lớp 12 - Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội - Tô Văn Hùng

  1. Trường THPT Lê Quý Đôn GIÁO DỤC CÔNG DÂN KHỐI 12 GV : TÔ VĂN HÙNG
  2. BÀI 4 : Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội Mục tiêu bài học 1.- Về kiến thức : Giúp HS hiểu Nội dung quyền bình đẳng của CD trong lĩnh vực, hôn nhân và gia đình, trong LĐ và trong kinh doanh. Nhà nước bảo đảm cho việc thực hiện quyền bình đẳng của CD trong các lĩnh vực 2.- Về kỹ năng : Biết phân tích đánh giá đúng việc thực hiện quyền bình đẳng của CD trong thực tế. Cho được ví dụ chứng minh CD đều bình đẳng trong việc việc hưởng quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí theo quy định pháp luật 3.- Về thái độ : Có niềm tin đối với PL, đối với NN trong việc bảo đảm cho CD bình đẳng trước PL, có ý thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của CD trong các lĩnh vực KT,CT,VH, XH. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, của XH
  3. NỘI DUNG BÀI HỌC I.- Bình đẳng trong HNGĐ II.- Bình đẳng trong lao động 1.- Thế nào là bình đẳng 1.- Thế nào là bình đẳng trong HNGĐ trong LĐ 2.- Nội dung bình đẳng 2.- Nội dung cơ bản của trong HNGĐ bình đẳng trong lao động 3. Trách nhiệm của NN trong 3.- Trách nhiệm của NN trong việc bảo đảm quyền bình đẳng việc bảo đảm quyền bình đẳng trong HNGĐ của công dân trong lao động III.- Bình đẳng trong kinh doanh 1.- Thế nào là bình đẳng trong KD 2.- Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh 3.- Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong kinh doanh
  4.  I.- Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình 1.- Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân gia đình Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đìnhtrên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội. Luật HNvà GĐ ở nước ta có quy định : “Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình . Điều này thể hiện trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản
  5.  I.- Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình 2.- Nội dung bình đẳng trong hôn nhân gia đình a.- Bình đẳng giữa vợ và chồng Vợ chồng Bình đẳng với nhau Trong quan hệ Trong quan hệ nhân thân tài sản Có nghĩa vụ và quyền ngang nhau
  6.  a.- Bình đẳng giữa vợ và chồng Trong quan hệ Trong quan hệ nhân thân tài sản Có quyền và Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi Đối với tài sản chung. Mọi việc cư trú, tôn trọng và giữ gìn mua bán trao đổi có liên quan danh dự nhân phẩm uy tín đến tài sản phải có sự thỏa thuận cho nhau, tôn trọng quyền của vợ chồng. Ngoài ra tự do tín ngưỡng vợ chồng cũng có quyền tôn giáo của nhau có tài sản riêng
  7.  b.- Bình đẳng giữa cha mẹ và con Cha mẹ và con Cha mẹ có quyền Con có quyền và và nghĩa vụ nghĩa vụ kính thương yêu con, trọng yêu thương giáo dục con, cha mẹ, nuôi dưỡng không ngược đãi cha mẹ khi già yếu hành hạ con, Có quyền có đại diện trước PL, tài sản riêng, là tấm gương sáng lựa chọn nghề cho con noi theo nghiệp cho mìmh
  8.  c.- Bình đẳng giữa ông bà và cháu giữa anh chị em Ông bà và cháu Anh chị em Ông bà có Cháu có quyền và quyền và Thương yêu chăm sóc, nghĩa vụ nghĩa vụ giúp đở nhau, đùm bọc thương yêu và nuôi dưỡng nhau kính trọng giáo dục cháu, khi cha mẹ không còn chăm sóc sống mẫu mực, hay cha mẹ không có nêu gương tốt phụng điều kiện chăm sóc cho cháu dữơng giáo dục con noi theo ông bà
  9.  3.- Trách nhiệm củaNhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong HN và GĐ. Nhà nước có chính sách, Bất kể người nào có hành vi biện pháp tạo điều kiện vi phạm PL về HN và GĐ cho các công dân nam, nữ thì tùy theo tính chất , mức độ xác lập hôn nhân tự nguyện, vi phạm mà xử phạt hành chính Tiến bộ, thực hiện đầy đủ hoặc truy cứu chức năng của mình trách nhiệmhình sự. Kết luận: Nhà nước bảo đảm cho quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viêntrong gia đình được thực hiện. Cùng với Nhà nước, từng thành viên trong gia đình cần tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình để xây dựng gia đình hòa thuận, ấm no,tiến bộ, hạnh phúc.
  10. Hoa và Tú yêu nhau và tiến tới hôn nhân, theo Tú nói Bài để tiết kiệm đở tốn kém khỏi làm đám cưới, kết hôn, chỉ Tập ăn thua 2 đứa mình thương nhau là được rồi. Thế là 2 người sống với nhau như vợ chồng. Được 1 năm thì Hoa 1 biết Tú đã có vợ ở quê nhà. Vậy Hoa phải làm gì tiếp tục hay chấm dứt ? Nếu tiếp tục có vi phạm PL không? Theo luật HNGĐ năm 2000, nam nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được PL công nhận là vợ chồng. Bộ luật hình sự quy định người nào đang có vợ có chồng mà kết hôn hoặc chung sống với người khác như vợ chồng thì có thể bị xữ phạt hành chính nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng thì có thể phạt tù. Như vậy cả 2 người đã vi phạm PL. Cho nên phải chấm dứt ngay mối quan hệ đó. Một lần lầm lỡ có thể khắc phục được, hơn nữa Hoa còn trẻ, còn nhiều cơ hội làm lại từ đầu, hãy dứt khoát để cứu lấy tương lai của mình
  11. Bài Thu và Tiến ở cùng thôn mới 17 tuổi, nhưng gia đình 2 bên đã ép 2 người lấy nhau. Bố Thu còn dọa nếu Tập không đồng ý, sẽ đánh và đuổi Thu ra khỏi nhà. Thu 2 phải làm sao? Cả 2 đều chưa đến tuổi kết hôn theo điều 9 của luật HNGĐ nam 20 tuổi nữ 18 tuổi mới được kết hôn. Hơn nữa việc kết hôn phải do nam nữ tự nguyện quyết định không ai được cưỡng ép hoặc cản trở. Nếu bố mẹ Thu ép 2 người lấy nhau là đã vi phạm pháp luật. Bố Thu con đòi đánh đập uy hiếp tinh thần Thu là vi phạm thêm điều 146 bộ luật hình sự và có thể sẽ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, tùy theo mức độ vi phạm. Vì thế Thu phải kiên trì giải thích cho bố mẹ biết và nhờ chính quyền đại phương can thiệp giúp.
  12. Hải năm nay 18 tuổi, em đã đi làm nên có thu nhập Bài riêng, bố hải mất sớm, mẹ Hải đã trên 50 tuổi hay bệnh tật nhiều, gia đình Hải có 4 anh em, cuộc sống Tập còn nhiều khó khăn. Hỏi hải có nghĩa vụ đóng góp 3 để nuôi mẹ và các em không? Pháp luật có quy định về điều này không? Hải Xét về tình cảm, đạo đức, và pháp lí thì Hải có nghĩa vụ đóng góp một phần thu nhập của mình để nuôi mẹ và em, thực hiện đạo lý và nghĩa vụ của người con cũng như trách nhiệm của một thành viên trong gia đình Nghĩa vụ này được quy định trong khỏan 2 điều 36 và khoản 2 điều 44 luật hôn nhân và gia đình
  13. Bài Bố Hòa có nghiện rượu. Nhiều hôm ông đi uống rượu về nhà trong tình trạng say khướt. Khi bố tỉnh Tập dậy, Hòa và mẹ khuyên ngăn bố thì lại bị bố mắng 4 chưởi, xúc phạm, thậm chí còn bị đánh. Bố Hòa đã vi phạm những điều gì của pháp luật? Bố Hòa đã vi phạm khỏan 2 điều 34, khỏan 1 điều 37 luật HNGĐ, khỏan 1 và 2 điều 16 luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Cụ thể là : Ngược đãi, đánh dập, xúc phạm con. Không làm gương tốt cho con mà ngược lại có biểu hiện xấu làm ảnh hưỡng đến cuộc sống và tình cảm của con.
  14. Các chức năng cơ bản của gia đình : Bài A- Duy trì nòi giống Tập B- Giáo dục con cái C- Phát triển kinh tế 5 D- Gia đình hòa thuận A Ý kiến nào sau đây là đúng A- Gia đình là một tổ chức xã hội Bài B- Gia đình được xây dựng trên cơ sở Tập hôn nhân C- Gia đình là mối quan hệ huyết thống 6 D- Cả 3 ý trên B
  15. Bài Những hành vi nào sau đây thực hiện đúng và không Tập đúng pháp luật về hôn nhân 7 Nội dung Đúng Không Kết hôn tự nguyện không cần đăng ký  Kết hôn không phân biệt tôn giáo  Kết hôn do cha mẹ định sẳn  Kết hôn với người nước ngoài  Kết hôn của người đồng tính  Kết hôn khi nam 19 nữ 18 tuổi  Kết hôn với người mắc bệnh tâm thần 
  16. Bài Tập 8 Giải thích đoạn ca dao sau : “Gái một con trông mòn con mắt, Gái hai co, con mắt liếc ngang. Ba con cổ ngẳng, răng vàng, Bốn con quần áo đi ngang khét mù”
  17.  II.- Bình đẳng trong lao động Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Ở mỗi chế độ xã hội khác nhau thì quyền và nghĩa vụ đó được thể hiện khác nhau. Pháp luật Việt Nam thừa nhận sự bình đẳng của công dân trong lao động.
  18.  II.- Bình đẳng trong lao động 1.- Thế nào là quyền bình đẳng trong lao động Bình đẳng trong LĐ được hiểu là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền LĐ thông qua tìm việc làm; bình đẳng giữa người sử dụng sức LĐ và người LĐ thông qua hợp đồng LĐ; bình đẳng giữa LĐ nam và LĐ nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước Quyền LĐ của CD được thực hiện trên cơ sở Không bị phân biệt đối xữ : Giới tính Dân tộc Chính trị Tín ngưỡng Nguồn gốc gia đình Thành phần kinh tế
  19. Doanh nghiệp dày gia X cần tuyển 100 lao động vào làm công nhân. Yêu cầu là tuổi từ 18 đến 35, có sức khỏe tốt. Sau khi thông báo tuyển dụng có rất nhiều người đến xin việc (số người xin việc nhiều gấp hai lần số người cần tuyển). Cuối cùng doanh nghiệp dày gia X cũng tuyển đủ người. Trong những lao động vừa được tuyển có 90 người là nam giới chỉ có 10 người là nữ giới, mặc dù điều kiện của lao động nam và nữ tới tuyển dụng là ngang nhau. Em hãy cho biết quan điểm của mình trước tình huống đó? Như vậy là ở tình huống này không có sự bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động. Vì vậy mà cơ hội tìm việc làm của lao động nữ khó khăn hơn lao động nam
  20. Trong một công ty may A, ở bộ phận thiết kế mẫu sản phẩm, có chị Hoa tay nghề cao. Chị đã thiết kế được nhiều mẫu sản phẩm quần áo chất lượng, hợp thời trang, nên có rất nhiều khách hàng đặt mua sản phẩm của công ty may A do chị thiết kế. Chính vì vậy, công ty A trả lương cho chị gấp hai lấn so với những nhà thiết kế bình thường khác trong công ty. Điều này có phải là sự phân biệt đối xữ trong thực hiện quyền LĐ của công ty may A không? Như thế không được coi là sự phân biệt đối xử trong thực hiện quyền lao động của công ty may A. Mà là chế độ ưu đã đối với người có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao của công ty này.
  21. 2.- Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động  a. Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền LĐ Quyền LĐ.của công dân có nghĩa là CD được quyền sử dụng sức LĐ của mình làm bất cứ việc gì, cho bất cứ người sử dụng sức LĐ nào và bất kỳ nơi nào mà PL không cấm nhằm đem lại lợi ích cho bản thân cho gia đình và cho XH Người lao động có trình dđộ chuyên môn, kỉ thuật caođược Nhà nước và người sử dụng lao động ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tài năng làm lợi cho doanh nghiệp và cho đất nước.
  22. 2.- Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động  b. Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng LĐ Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người LĐ với người sử dụng LĐ về việc làm có trả công, điều kiện LĐ, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ LĐ. Khi kí kết hợp đồng LĐ đã thể hiện sự ràng buộc trách nhiệm giữa người LĐ với tổ chức hoặc cá nhân thuê mướn, sử dụng LĐ. Nội dung hợp đồng LĐ là cơ sở pháp lí để pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cả hai bên, đặc biệt là đối với người LĐ. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động là tự nguyện, bình đẳng, hợp tác , tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, thực hiện đầy đủ những điều cam kết
  23. 2.- Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động  c.- Bình đẳng giữa LĐ nữ và LĐ nam Lao động nam và lao động nữ được bình đẳng về quyền trong lao động đó là bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm; bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng; được đối xữ bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện khác. Pháp luật đã có những quy định cụ thể đối với LĐ nữ như: được hưởng chế độ thai sản, người sử dụng LĐ không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng với LĐ nữ vì lí do kết hôn, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Không được sử dụng LĐ nữ vào công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại.
  24. 3.- Trách nhiệm của NN trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trong lao động Khuyến Khuyến Có chính Ban hành khích Khích sách ưu các Mở rộng quản lí và có đãi về quy định dạy nghề, lao động chính sách giải quyết để đào tạo lại, theo ưu đãi việc làm bảo đảm hướng dẫn nguyên tắc đối với để thu hút cho kinh doanh, dân chủ, người và phụ nữ cho vay vốn công bằng lao động sử dụng bình đẳng LĐ là với trong có trình độ với người lãi suất thấp doanh chuyên môn, nam giới nghiệp kỉ thuật cao dân tộc trong LĐ thiểu số
  25. Chị Lan quê ở Hưng Yên xin vào làm việc ở xí nghiệp Bài Hà Nội.Hợp đồng được ký kết giữa chị Lan và giám Tập đốc xí nghiệp.Công việc đang tiến hành bình thường thì công an phườngmà xí nghiệp đóng đến làm việc 1 với chị Lan, CA cho rằng chị Lan không có hộ khẩu ở Hà Nội nên không được làm việc ở Hà Nội.Vậy anh CA đó nói đúng không? Chị Lan có quyền làm việc ở xí nghiệp đó không? Điều 16 bộ luật LĐ năm 2002 có quy địnhngười LĐ có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng LĐ ở bất kỳ nơi nào mà PL không cấm. Như vậy chị Lan hoàn toàn cóquyền làm việc tại công ty ở Hà Nội trên cơ sở hợp đồngLĐ đã ký kết Pháp luật không đòi hỏi người LĐ ở đâu phải có hộ khẩu ở đó, PL chỉ quy định CD làm ăn sinh sống ở đâu thì phải đăng ký tạm trú ở đó. Nếu chị Lan đã đăng ký tạm trú với CA phường nơi chị ở thì chị có quyền làm việc bình thường không ai được cản trở.
  26. Doanh nghiệp dày gia X cần tuyển 100 lao động vào làm Bài công nhân. Yêu cầu là tuổi từ 18 đến 35, có sức khỏe tốt. Sau khi thông báo tuyển dụng có rất nhiều người đến xin Tập việc (số người xin việc nhiều gấp hai lần số người cần 2 tuyển). Cuối cùng doanh nghiệp dày gia X cũng tuyển đủ người. Trong những lao động vừa được tuyển có 90 người là nam giới chỉ có 10 người là nữ giới, mặc dù điều kiện của lao động nam và nữ tới tuyển dụng là ngang nhau. Em hãy cho biết quan điểm của mình trước tình huống đó? Như vậy là ở tình huống này không có sự bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động. Vì vậy mà cơ hội tìm việc làm của lao động nữ khó khăn hơn lao động nam.
  27. Bài Trong một công ty may A, ở bộ phận thiết kế mẫu sản phẩm, có chị Hoa tay nghề cao. Chị đã thiết kế được nhiều Tập mẫu sản phẩm quần áo chất lượng, hợp thời trang, nên có 3 rất nhiều khách hàng đặt mua sản phẩm của công ty may A do chị thiết kế. Chính vì vậy, công ty A trả lương cho chị gấp hai lấn so với những nhà thiết kế bình thường khác trong công ty. Như thế có được coi là sự phân biệt đối xử trong thực hiện quyền lao động của công ty may A. Như thế không được coi là sự phân biệt đối xử trong thực hiện quyền lao động của công ty may A. Mà là chế độ ưu đã đối với người có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao của công ty này.
  28. Bài Theo em những nội dung sau đây nội dung nào Tập là quyền, nghĩa vụ lao động của công dân ? 4 Nội dung Quyền N/vụ Tuân theo nội quy lao động  Học nghề tìm kiếm việc làm  Thuê mướn lao động  Bảo đảm chế độ lao động  Có thu nhập hợp pháp  Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng  Lựa chọn nghề nghiệp  Tự do sử dụng sức lao động 
  29. III.- Bình đẳng trong kinh doanh 1.- Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi
  30.  1.- Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ KT từ việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, hình thức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của PL Với vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, doanh nghiệp Nhà nước có vi phạm nguyên tắc bình đẳng trong kinh doanh hay không? Vì sao? Không. Bởi vì, doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo để đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
  31.  III.- Bình đẳng trong kinh doanh 2.- Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh a.- Mọi công dân có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh
  32. IV.- Bình đẳng trong kinh doanh 2.- Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh b.- Hãy nêu một số ngành nghề mà khi muốn Mọi doanh kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề? nghiệp đều có quyền tự chủ Mở phòng khám bệnh đăng ký KD Viện thẩm mỹ trong Buôn bán thuốc những Sản xuất mỹ phẩm . ngành nghề mà PL không cấm
  33. IV.- Bình đẳng trong kinh doanh 2.- Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh c.- Mọi doanh nghiệp đều được bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh Nhà nước trao giải cho các doanh nhân giỏi
  34. IV.- Bình đẳng trong kinh doanh 2.- Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh d.- Mọi doanh nghiệp đều có quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng;chủ động lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn; tự do liên doanh với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh e.- Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh như kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng kí; nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước; tuân thủ pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường;
  35. 3.- Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong kinh doanh NN NN NN NN thừa nhận quy định khẳng định Quy định nam, nữ sự tồn tại quyền và bảo hộ bình đẳng trong việc lâu dài nghĩa vụ quyền thành lập doanh nghiệp, và của các sở hữu và tiến hành họat động phát triển doanh thu nhập sản xuất, kinh doanh, của các nghiệp hợp pháp quản lí doanh nghiệp loại hình được bình của mọi bình đẳng trong việc doanh đẳng trong loại hình tiếp cận thông tin, nghiệp hoạt động doanh nguồn vốn, thị trường ở SX, nghiệp và nguồn lao động nước ta kinh doanh
  36. 9 1 C Ơ B Ả N 2 H Ì N H P H Ạ T 3 C Ô N G B Ằ N G 4 H I Ế N P H Á P 5 Đ Ị N H Đ O Ạ T 6 B Ì N H Đ Ẳ N G G I Ớ I 7 D O A N H N H Â N 8 N G H Ĩ A V Ụ
  37. Câu 1. Học tập, lao động là quyền mà mọi công dân đều được hưởng Câu 2. Biện pháp mà Nhà nước dùng để xử lý vi phạm pháp luật Câu 3. Mọi công dân đều được đối xử một cách Câu 4. Một trong những văn bản luật mà Quốc hội ban hành Câu 5. Pháp luật quy định người sở hữu tài sản có quyền quyết định số phận tài sản sở hữu? Câu 6. Nhà nước ta quy định cả nam và nữ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau trước pháp luật. Câu 7. Người tài giỏi được trao giải thưởng “Sao vàng đất Việt” Câu 8. Đóng thuế là . của doanh nghiệp Câu 9. Mọi công dân đều . trước pháp luật
  38. Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đọan của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị Bài trường nhằm mục đích: Tập a) Thu lợi nhuận 1 b) Đánh bại đối thủ cạnh tranh c) Nâng cao năng suất lao động d) Tất cả các đáp án trên A
  39. Bình đẳng trong kinh doanh là ⚫ Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau Bài ⚫ Quyền bình đẳng trước pháp luật về kinh doanh của công dân và các loại hình Tập doanh nghiệp 2 ⚫ Quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ⚫ Tất cả đều đúng B
  40. Quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh là: Bài a) Chọn ngành nghề kinh doanh phải Tập tùy thuộc vào khả năng và sở thích b) Thích nghề nào thì làm nghề đó. 3 c) Tuân theo sự xếp đặt của NN d) Cả a và b A
  41. Bài Theo em những hành vi nào sau đây là kinh Tập doanh đúng và không đúng pháp luật 3 Nội dung Đúng Không Người kinh doanh kê khai đúng số vốn K/doanh đúng các mặt hàng đã kê khai K/doanh bất cứ mặt hàng nào cũng được Kinh doanh mại dâm K/doanh mặt hàng nhỏ không cần kê khai Có giấy phép kinh doanh Kinh doanh nhỏ không cần đóng thuế Không K/doanh những mặt hành NN cấm
  42. Dặn dò Chuẩn bị Làm các Xem trước bài 5 : sưu tầm bài tập một số trong Bình đẳng giữa các hình ảnh SGK về trang 42 dân tộc, tôn giáo tôn giáo, dân tộc
  43. CHÚC CÁC EM HỌC TỐT