Bài giảng Hóa học lớp 10 - Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (Tiết 2)

pptx 22 trang thuongnguyen 9233
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hóa học lớp 10 - Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_hoa_hoc_lop_10_bai_7_bang_tuan_hoan_cac_nguyen_to.pptx

Nội dung text: Bài giảng Hóa học lớp 10 - Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (Tiết 2)

  1. LOGO CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH PowerPoint Template www.themegallery.com
  2. Kiểm tra bài cũ Viết cấu hình electron của 3 nguyên tố: Li, Na, K ? Cho biết 3 nguyên tố đó thuộc chu kì nào ? 3Li 1s22s1 Chu kì 2 11Na 1s22s22p63s1 Chu kì 3 19K 1s22s22p63s23p64s1 Chu kì 4
  3. Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học( tiếp) II Cấu tạo của BTH các nguyên tố hóa học 1. Ô nguyên tố 2. Chu kì 3. Nhóm nguyên tố III Luyện tập IV Bài tập vận dụng
  4. II. Cấu tạo của BTH các nguyên tố hóa học Chu kì Bảng tuần Ô hoàn nguyên tố Nhóm nguyên tố
  5. 3. Nhóm nguyên tố Hình 1: Bảng tuần hoàn dạng dài
  6. 3. Nhóm nguyên tố Nhận xét điểm giống nhau và khác nhau về cấu hình electron của 3 nguyên tố: Li, Na, K ? 3Li 1s22s1 11Na 1s22s22p63s1 19K 1s22s22p63s23p64s1 => Nhóm là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau, sắp xếp thành một cột.
  7. 3. Nhóm nguyên tố Phiếu học tập số 01 Hãy cho biết trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: 1. Có tất cả mấy nhóm? Tên gọi mỗi nhóm ? 2. Có bao nhiêu nhóm A, bao nhiêu nhóm B ? 3. Có tất cả bao nhiêu cột? 4. BTH còn có thể chia thành các khối nguyên tố như thế nào? 5. Số e hóa trị và STT của nhóm có gì đặc biệt?
  8. 3. Nhóm nguyên tố 1. Có tất cả mấy nhóm? Tên gọi mỗi nhóm ? => BTH có 2 nhóm: nhóm A và nhóm B
  9. 3. Nhóm nguyên tố 2. Có bao nhiêu nhóm A, bao nhiêu nhóm B ? BTH có 8 nhóm A và 8 nhóm B.
  10. 3. Nhóm nguyên tố 3. Có tất cả bao nhiêu cột? 18 cột : Mỗi nhóm là 1 cột, riêng nhóm VIIIB có 3 cột.
  11. 3. Nhóm nguyên tố 4. BTH còn có thể chia thành các khối nguyên tố như thế nào? Khối các nguyên tố s: Nhóm IA (nhóm kim loại kiềm, trừ H) và nhóm IIA (kim loại kiềm thổ)
  12. 3. Nhóm nguyên tố 4. BTH còn có thể chia thành các khối nguyên tố như thế nào? => Khối các nguyên tố p: Nhóm IIIA đến VIIIA (trừ He)
  13. 3. Nhóm nguyên tố 4. BTH còn có thể chia thành các khối nguyên tố như thế nào? Khối các nguyên tố d: gồm các nguyên tố thuộc các nhóm B.
  14. 3. Nhóm nguyên tố 4. BTH còn có thể chia thành các khối nguyên tố như thế nào? => Khối các nguyên tố f: Thuộc 2 hàng cuối bảng
  15. 3. Nhóm nguyên tố 5. Số e hóa trị và STT của nhóm có bằng nhau không ? Ví dụ: Xét nhóm A: Viết cấu hình e của Li, Na, K thuộc nhóm IA 3Li 1s22s1 => 1 e lớp ngoài cùng = 1 e hóa trị 11Na => 1 e lớp ngoài cùng = 1 e hóa trị 1s22s22p63s1 19K => 1 e lớp ngoài cùng = 1 e hóa trị 1s22s22p63s23p64s1 Nhóm A: STT nhóm = Số e lớp ngoài cùng = Số e hoá trị
  16. 3. Nhóm nguyên tố 5. Số e hóa trị và STT của nhóm có bằng nhau không ? Ví dụ: Xét nhóm B: Viết cấu hình e của Sc, Y, La thuộc nhóm IIIB 21Sc => 3 e hóa trị ; 1s22s22p63s23p63d14s2 2 e lớp ngoài cùng 39Y => 3 e hóa trị ; 2 2 6 2 6 10 2 6 1 2 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p 4d 5s 2 e lớp ngoài cùng 57 La => 3 e hóa trị ; 2 2 6 2 6 10 2 6 10 2 6 1 2 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p 4d 5s 5p 5d 6s 2 e lớp ngoài cùng => Nhóm B: Số TT nhóm = Số e hoá trị (Ngoại lệ: Số e hoá trị = 9,10 thuộc nhóm VIIIB)
  17. Tổng kết Cấu tạo bảng tuần hoàn Nhóm Ô nguyên tố Chu kì nguyên tố 1. Định nghĩa: Nhóm là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau, sắp xếp thành một cột. 2. Phân loại: Gồm 8 nhóm A và 8 nhóm B - Nhóm A: gồm 8 nhóm từ IA → VIIIA (Mỗi nhóm 1 cột) + Khối các nguyên tố s: Nhóm IA (nhóm kim loại kiềm, trừ H) và nhóm IIA (kim loại kiềm thổ) + Khối các nguyên tố p: Nhóm IIIA đến VIIIA (trừ He) + STT nhóm = Số e lớp ngoài cùng = Số e hoá trị - Nhóm B: gồm 8 nhóm từ IB → VIIIB (Mỗi nhóm 1 cột, riêng nhóm VIIIB có 3 cột). + Khối các nguyên tố d: gồm các nguyên tố thuộc các nhóm B. + Khối các nguyên tố f: Thuộc 2 hàng cuối bảng + Số TT nhóm = Số e hoá trị (Ngoại lệ: Số e hoá trị = 9,10 thuộc nhóm VIIIB)
  18. III. Luyện tập Hãy viết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố có STT 26, 19, 12, 7, 1 và xác định nhóm ? Z = 1: 1s1 . Nguyên tố thuộc nhóm IA. Z = 7: [He] 2s22p3. Nguyên tố thuộc nhóm VA. Z = 12: [Ne] 3s2. Nguyên tố thuộc nhóm IIA. Z = 19: [Ar] 4s1. Nguyên tố thuộc nhóm IA. Z = 26: [Ar] 3d64s2. Nguyên tố thuộc nhóm VIIIB.
  19. III. Bài tập vận dụng Câu 1: Các nguyên tố s thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn ? A. IA. B. IIA. C. IIIA. D. IA, IIA. Câu 2: Các nguyên tố p thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn ? A. IVA, VA. B. VA, VIA. C. VIA, VIIA, VIIIA. D. IIIA, IVA, VA, VIA, VIIA, VIIIA. Câu 3: Các nguyên tố nhóm A trong bảng hệ thống tuần hoàn là : A. các nguyên tố s. B. các nguyên tố p. C. các nguyên tố s và các nguyên tố p. D. các nguyên tố d.
  20. III. Bài tập vận dụng Câu 4: Các nguyên tố họ d và f (nhóm B) đều là : A. Kim loại điển hình. B. Kim loại. C. Phi kim. D. Phi kim điển hình. Câu 5: Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IIIA, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X là: A. 1s22s22p3. B. 1s22s22p63s23p1. C. 1s22s22p5. D.1s22s22p63s23p3. Câu 6: Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm IIIA. Cấu hình electron nguyên tử của X là : A. 1s22s22p63s23p1. B. 1s22s22p63s23p64s2. C.1s22s22p63s23p63d104s24p1. D. 1s22s22p63s23p63d34s2.
  21. III. Bài tập vận dụng Câu 7: Ở trạng thái cơ bản cấu hìnhelectronnguyên tử của nguyên tố X là 1s22s2p63s23p4. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là : A. Ô số 16, chu kì 3, nhóm IVA. B. Ô số 16, chu kì 3, nhóm VIA. C. Ô số 16, chu kì 3, nhóm IVB. D. Ô số 16, chu kì 3, nhóm VIB. Câu 8: Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử Z = 23. X nằm ở chu kì nào, nhóm nào của bảngtuần hoàn ? A. Chu kì 4, nhóm VB. B. Chu kì 3, nhóm IIIA. C. Chu kì 3, nhóm III B. D. Chu kì 4, nhóm IIIA. Câu 9 : Chỉ ra nội dung sai khi nói về các nguyên tố trong cùng một nhóm : A. Có tính chất hoá học gần giống nhau. B. Nguyên tử của chúng có cấu hình electron tương tự nhau. C. Nguyên tử của chúng có số electron hoá trị bằng nhau. D. Được sắp xếp thành một hàng.
  22. LOGO www.themegallery.com