Bài giảng Lịch sử 4 - Tuần 28, Bài 24: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (Năm 1786) - Nguyễn Thị Vũ Hương

ppt 18 trang Hải Hòa 11/03/2024 410
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lịch sử 4 - Tuần 28, Bài 24: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (Năm 1786) - Nguyễn Thị Vũ Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_4_tuan_28_bai_24_nghia_quan_tay_son_tien_r.ppt

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử 4 - Tuần 28, Bài 24: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (Năm 1786) - Nguyễn Thị Vũ Hương

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐINH TIÊN HOÀNG LỚP 4B LỊCH SỬ GIÁO VIÊN: NGUYỄN T. VŨ HƯƠNG
  2. Lịch sử Thăng Long, Phố Hiến, Hội An là thành thị nổi tiếng ở thế kỉ XVI - XVII. Hội An là thành phố cảng đẹp và lớn nhất ở Đàng Trong. Dân chủ yếu là dân địa phương và các nhà buôn Nhật Bản. Ở đây có các thương nhân ngoại quốc thường lui tới mua bán.
  3. 1. Mục đích tiến quân ra Thăng Long của Nguyễn Huệ - thái độ của họ Trịnh. Lược đồ căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn
  4. Lịch sử Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long(Năm 1786) 1. Mục đích tiến quân ra Thăng Long của Nguyễn Huệ - thái độ của họ Trịnh. * Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn, Nguyễn Huệ quyết định làm gì? Với mục đích như thế nào? + Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn, Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long để lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn. * Nghe tin đó, Trịnh Khải và quan tướng họ Trịnh có thái độ thế nào? + Nghe tin đó:Trịnh Khải: đứng ngồi không yên. Quan tướng : sợ hãi. * Tìm những sự việc cho thấy Trịnh Khải và quan tướng họ Trịnh rất chủ quan và coi thường lực lượng của nghĩa quân? + Quan tướng họTrịnh: Chỉ cần đánh một trận là thắng và dám lấy cái chết để trả ơn chúa. + Trịnh Khải: Dàn binh đợi đánh.
  5. 1. Mục đích tiến quân ra Thăng Long của Nguyễn Huệ - thái độ của họ Trịnh. Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn. Vào năm 1786, Nguyễn Huệ quyết định tiến quân ra Thăng Long để lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn. Khi nghe được tin đó thì chúa Trịnh và quan tướng rất lo sợ nhưng lại chủ quan, coi thường lực lượng nghĩa quân.
  6. 2. Diễn biến cuộc tiến quân ra Thăng Long của nghĩa quân Tây Sơn.
  7. Lịch sử Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (Năm 1786) 2. Diễn biến cuộc tiến quân ra Thăng Long của nghĩa quân Tây Sơn. Trong lúc Nguyễn Huệ tiến quân như vũ bão thì quân Trịnh đang làm gì? + Trong lúc Nguyễn Huệ đang tiến quân như vũ bão thì quân Trịnh bỏ thuyền, lên bờ chơi tản mát. Khi quân Tây Sơn ập đến, quân Trịnh chiến đấu như thế nào? + Khi quân Tây Sơn ập đến, quân Trịnh không kịp xuống thuyền, phần bị giết, phần bỏ chạy. Lúc Trịnh Khải phất cờ lệnh tấn công, thì tướng sĩ đã làm gì? + Lúc Trịnh Khải phất cờ lệnh tấn công, thì tướng sĩ nhìn nhau, không dám tiến. Nhân cơ hội đó, quân Tây Sơn làm gì? + Nhân cơ hội đó, quân Tây Sơn bắn đạn lửa vào, làm quân Trịnh đại bại.
  8. Lịch sử Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (Năm 1786) 2. Diễn biến cuộc tiến quân ra Thăng Long của nghĩa quân Tây Sơn. Trong lúc Nguyễn Huệ đang tiến quân như vũ bão thì quân Trịnh bỏ thuyền, lên bờ chơi tản mát. Khi quân Tây Sơn ập đến, quân Trịnh không kịp xuống thuyền, phần bị giết, phần bỏ chạy. Lúc Trịnh Khải phất cờ lệnh tấn công, thì tướng sĩ nhìn nhau, không dám tiến. Nhân cơ hội đó, quân Tây Sơn bắn đạn lửa vào, làm quân trịnh đại bại.
  9. Thăng Long Nam Dư Sông Hồng Sông Gianh Phú Xuân An Khê Quy Nhơn Lược đồ nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (1786)
  10. 2. Diễn biến cuộc tiến quân ra Thăng Long của nghĩa quân Tây Sơn. Chân dung người lính Tây Sơn
  11. Khí thế sôi sục của nghĩa quân Tây Sơn
  12. 3. Kết quả, ý nghĩa cuộc tiến quân ra Thăng Long của nghĩa quân Tây Sơn. Việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long đem lại kết quả, ý nghĩa như thế nào? Nguyễn Huệ làm chủ được Thăng Long, lật đổ họ Trịnh, mở đầu cho việc thống nhất đất nước.
  13. Lịch sử Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long(Năm 1786) Ai là người có công lớn nhất trong việc đánh bại chúa Nguyễn, chúa Trịnh, mở đầu cho việc thống nhất đất nước? Nguyễn Huệ (Quang Trung) là người có công lớn nhất trong việc đánh bại chúa Nguyễn, chúa Trịnh, mở đầu cho việc thống nhất đất nước.
  14. Lịch sử Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long(Năm 1786) NGUYỄN HUỆ
  15. Lịch sử Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long(Năm 1786) 3. Kết quả, ý nghĩa cuộc tiến quân ra Thăng Long của nghĩa quân Tây Sơn. Nêu nguyên nhân thắng lợi của nghĩa quân Tây Sơn khi tiến ra Thăng Long? Do quân Trịnh chủ quan, bạc nhược. Quân Tây Sơn tiến như vũ bão, quân Trịnh trở tay không kịp,
  16. Lịch sử Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long(Năm 1786) Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc, tiến vào Thăng Long, tiêu diệt chính quyền họ Trịnh. Quân của Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng tới đó. Năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước.
  17. Lịch sử Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long(Năm 1786) Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long đã đạt được kết quả và ý nghĩa như thế nào? Đ a) Lật đổ chính quyền họ Trịnh. Đ b) Làm chủ được Thăng Long. S c) Nguyễn Huệ lên ngôi vua. Đ d) Nguyễn Huệ giao quyền cai quản cho vua Lê. Đ e) Mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước.
  18. Chúc các em học sinh chăm ngoan, học giỏi!