Bài giảng môn Lịch sử lớp 6 - Tiết 28, Bài 24: Nước Chăm pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

ppt 18 trang thuongnguyen 7710
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Lịch sử lớp 6 - Tiết 28, Bài 24: Nước Chăm pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_lich_su_lop_6_tiet_28_bai_24_nuoc_cham_pa_tu_t.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn Lịch sử lớp 6 - Tiết 28, Bài 24: Nước Chăm pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

  1. 1.Nước Cham-pa độc lập ra đời - Thời Hán sau khi chiếm được Giao Chỉ, Cửu Chân quân Hán chiếm đất của người Chăm cổ, đặt ra huyện Tượng Lâm.
  2. 1.Nước Cham-pa độc lập ra đời - Cuối thế kỉ II, Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành độc lập. Khu Liên tự xưng làm vua, thành lập nước Lâm Ấp. - Các vua Lâm Ấp hợp nhất bộ lạc Dừa với bộ lạc Cau, tấn công quân sự, mở rộng lãnh thổ rồi đổi tên nước là Cham-pa.
  3. GIAO CHỈ GIAO CHỈ CỬU CHÂN CỬU CHÂN Hoành Sơn Hoành Sơn LÂM ẤP LÂMTượng ẤP (TKII)Lâm Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu Q.N) Quảng Nam CHAM-PA (TKVI) Phan Rang Lược đồ Giao Châu và Cham-pa giữa TK VI - X
  4. 2. Tình hình kinh tế, văn hóa Cham-pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X a. Kinh tế: - Nông nghiệp: Trồng lúa nước, cây ăn quả, cây công nghiệp. - Thủ công nghiệp: + Khai thác lâm thổ sản: trầm hương, ngà voi, sừng tê + Đánh cá ở ven biển, ven sông . -Thương nghiệp: Trao đổi, buôn bán với Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ
  5. 1. Nước Cham-pa độc lập ra đời 2. Tình hình kinh tế, văn hóa Cham-pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X a. Kinh tế: b. Văn hóa: Người Chăm có nền văn hóa riêng rất độc đáo:
  6. Bia đá có ghi chữ chữ Chăm cổ
  7. Tượng Thần Ba La Môn (Đấng sáng tạo) Tượng Thần Visnu (Thần bảo vệ) Tượng thần Shiva (Thần hủy diệt)
  8. Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km là tổ hợp bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích.
  9. Tháp Bà Ponagar Nha Trang– Khánh Hoà Gồm bốn tháp, cả bốn tháp đều được xây dựng theo kiểu tháp của người Chăm: gạch xây rất khít mạch, không nhìn thấy chất kết dính. Lòng tháp rỗng tới đỉnh, cửa tháp quay về hướng Đông. Mặt ngoài thân tháp có nhiều gờ, trụ và đấu. Trên đỉnh các trụ thường đặt gạch trang trí hoa văn hình vòm tháp, trông như chiếc tháp nhỏ đặt trên một tháp Tháp bà Ponaga- Nha Trang lớn.
  10. b. Văn hóa: + Có chữ viết riêng từ thế kỷ IV. + Theo đạo Bà La Môn và đạo Phật. - Ở nhà sàn, có tục ăn trầu, hỏa táng, + Sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc (tiêu biểu là các Tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi ) + Họ có quan hệ gần gũi, chặt chẽ từ lâu đời với cư dân Việt.
  11. a. Kinh tế: b. Văn hóa: Theo em, văn hóa Chăm đã có những đóng góp gì cho đất nước ngày nay ? Em sẽ làm gì khi hiểu biết về văn hóa Chăm ?
  12. b. Văn hóa: + Họ có quan hệ gần gũi, chặt chẽ từ lâu đời với cư dân Việt.
  13. a. Kinh tế: b. Văn hóa: - Ngày nay dân tộc Chăm là một trong 54 dân tộc của Việt Nam. - phần làm cho văn hóa Việt Nam thêm phong phú và rạng rỡ, đã và đang góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. - Chúng ta phải biết giao lưu, học hỏi, tiếp thu những tinh hoa của văn hóa Chăm, đồng thời phải bảo vệ các di sản văn hóa Chăm.
  14. Tiết 28: Bài 24: NƯỚC CHAM-PA TỪ THẾ KỶ II ĐẾN THẾ KỶ X SƠ ĐỒ TƯ DUY Thời gian Nước Cham- NƯỚC pa độc lập ra Tên nước CHAM- đời PA TỪ Nông nghiệp THẾ KỶ Thủ công nghiệp Tình hình Kinh tế II ĐẾN Thương nghiệp THẾ KỶ kinh tế, văn hóa Cham-pa Chữ viết X Tôn giáo, tín từ thế kỉ II Văn hóa đến thế kỉ X. ngưỡng Kiến trúc
  15. Bài tập củng cố: 1. Chữ viết của người Chăm bắt nguồn từ chữ nào? A. Bắt nguồn từ chữ tượng hình của Trung Quốc B. Bắt nguồn từ chữ tượng ý của người Trung Quốc. C. Bắt nguồn từ chữ quốc ngữ của người Việt Nam. D. Bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ. ĐÁP ÁN
  16. 2. Đây là vũ điệu nỗi tiếng nào của người Chăm ?
  17. Đây là vũ điệu nỗi tiếng nào của người Chăm ? Vũ điệu APSARA