Bài giảng môn Ngữ văn 8 - Cô bé bán diêm - An Đéc Xen

ppt 31 trang minh70 6030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn 8 - Cô bé bán diêm - An Đéc Xen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_ngu_van_8_co_be_ban_diem_an_dec_xen.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ văn 8 - Cô bé bán diêm - An Đéc Xen

  1. Trường THCS NGUYỄN KHUYẾN Tổ Ngữ văn
  2. CÔ BÉ BÁN DIÊM- An-đéc xen I. Đọc và tìm hiểu chú thích 1. Tác giả 2. Các từ ngữ khó II. Cấu trúc văn bản . 1. Bố cục Có 3 phần 2. Các yếu tố hiện thực và huyền ảo 3. Các phương thức biểu đạt III. Tìm hiểu đoạn trích 1. Em bé đêm giao thừa 2. Thực tế và mộng tưởng. 3. Cái chết của em bé IV. Ý nghĩa của văn bản - hướng dẫn học tập
  3. Đọc và tìm hiểu chú thích 1. Tác giả •-An-đéc-xen (1805 - 1875) là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em. •Nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích, nhưng cũng có những truyện do ông hoàn toàn sáng tạo ra.
  4. Đọc và tìm hiểu chú thích 1. Tác giả Bạn đọc khắp năm châu quen thuộc với nhiều truyện của ông như Cô bé bán diêm, Bầy chim thiên nga, Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của hoàng đế , Nàng công chúa và hạt đậu, Văn bản này trích gần hết truyện ngắn Cô bé bán diêm.
  5. Đọc và tìm hiểu chú thích (1) Hiền hậu : hiền lành và tốt bụng. (2) Gia sản : tài sản của gia đình. (3) Tiêu tán : mất đi hoàn toàn, tan biến hết, không còn gì. (4) Trường xuân (cũng có khi gọi là thường xuân) : một loại cây leo, bám vào tường gạch, lá rụng dần vê mùa đông.
  6. Đọc và tìm hiểu chú thích (5) Diêm Đây là loại diêm cứ quẹt vào từờng hoặc vào vật gì cứng là cháy. (6) Gió bấc : gió lạnh, thổi từ hướng bắc. (7) Phuốc-sét : dụng cụ ăn có những cái xiên nhọn dùng để lấy thức ăn. (8) Thịnh soạn :có nhiều món ăn ngon, sang, được bày tươm tất.
  7. Đọc và tìm hiểu chú thích (9) Lãnh đạm :lạnh lùng, thờ ơ. (l0) Cây thông Nô-en : cây thông nhỏ được kết đèn, hoa, dùng để trang trí trong địp lễ Nô-en và tết đương lịch ở nhiều nước trên thế giới.
  8. Đọc và tìm hiểu chú thích (11) Chí nhân : hết sức nhân từ, hiền hậu. (12) ảo ảnh : những hình ảnh hiện ra trong mộng tưởng của em bé. (13) Đẹp lão : đẹp (nói về ngươi gìa).
  9. Cấu trúc văn bản 1. Bố cục văn bản Phần thứ nhất :''Hoàn cảnh của cô bé bán diêm'' Phần thứ hai (trọng tâm) ''Các lần quẹt diêm và những mộng tưởng''. Phần thứ ba ''Cái chết thương tâm của em bé''. Truyện diễn biến theo trình tự ba phần là mạch lạc, hợp lí.
  10. Cấu trúc văn bản 2. Các yếu tố hiện thực và huyền ảo * Hiện thực -Khi kể về cuộc sống thật hằng ngày: * Huyền ảo -Khi kể về những mộng tưởng của em bé : Phương thức tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm→ Câu chuyện hấp dẫn
  11. III. Tìm hiểu đoạn trích 1. Em bé đêm giao thừa -Hoàn cảnh : -Bà nội hiền hậu đã qua đời, mẹ mất gia sản tiêu tán, nơi ở của hai bố con là “một xó tối tăm”, ''trên gác sát mái nhà'' -Bố khó tính, em ''luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa”, bị đánh -Phải đi bán diêm để kiếm sống và mang tiền về cho bố
  12. III. Tìm hiểu đoạn trích 1. Em bé đêm giao thừa -Đêm của gia đình sum họp, đầm ấm -Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực sực nức mùi ngỗng quay - Em ngồi nép trong một góc tường; thu đôi chân vào người nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn. Em không thể nào về nhà Tương phản- đối lập
  13. III. Tìm hiểu đoạn trích 1. Em bé đêm giao thừa -”Trời đông giá rét tuyết rơi” Em bé -”cửa sổ mọi nhà đều -”Ngoài đường “đầu trần, sáng rực ánh đèn'‘ lạnh buốt chân đi đất” -''trong phố sực nức và tối đen”, “bụng đói'‘ mùi ngỗng quay'' Hình ảnh tương phản: Khắc đậm nỗi cơ cực của em bé, gợi niềm thương cảm
  14. III. Tìm hiểu đoạn trích 2. Thực tế và mộng tưởng. Năm lần quẹt diêm -Lần 1 -Một cảnh tượng sáng sủa, ấm áp, thân mật -Mong được sưởi ấm trong mái nhà thân thuộc -Lần 2 -Một cảnh tượng sang trọng, đủ đầy, sung sướng -Mong ước được ăn ngon trong mái nhà thân thuộc Hiện thực :-Không có bàn ăn thịnh soạn -Phố xá vắng teo và lạnh buốt , tuyết phủ trắng xoá , gió bấc vi vu và những con người lãnh đạm
  15. III. Tìm hiểu đoạn trích 2. Thực tế và mộng tưởng. -Ngồi giữa lò sưởi chẳng có bàn ăn thịnh rực hồng soạn : Phố xá vắng teo -Phòng ăn có đồ đạt lạnh buốt , tuyết phủ trắng quý và ngỗng quay xoá, gió bấc vi vu và những con người lãnh đạm Mộng tưởng và thực tế song song, đối lập Làm nổi rõ ước mơ chính đáng và khắc đậm nỗi bất hạnh của em
  16. III. Tìm hiểu đoạn trích 2. Thực tế và mộng tưởng. Lần quẹt diêm thứ ba : Cây thông Nô-en với hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ - Những ngôi sao trên trời Mong được đón Nô-en trong ngôi nhà của mình Lần quẹt diêm thứ tư Bà nội của em hiện về Mong được sống cùng bà, người ruột thịt duy nhất thương yêu em Em mong được che chở, yêu thương
  17. III. Tìm hiểu đoạn trích 2. Thực tế và mộng tưởng. -Em nghĩ gì về những mong ước của cô bé qua bốn lần quẹt diêm ấy ? -Lần thứ năm, em bé đã quẹt tất cả những que diêm còn lại . Lúc ấy, em đã thấy mình bay lên cùng bà chẳng còn đói rét đau buồn nào đe doạ họ nữa . Điều này có ý nghĩa gì ?
  18. III. Tìm hiểu đoạn trích 2. Thực tế và mộng tưởng.
  19. III. Tìm hiểu đoạn trích Cái chết của em bé Kết thúc câu chuyện , em bé bán diêm chết vì đói và rét , nhưng nhà văn lại kể rằng em bé và người bà đã bay lên trời với thượng đế chí nhân •Phải chăng nhà văn đã không dám nhìn thẳng vào một sự thật quá đau đớn, phũ phàng ? •Cách kết thúc đó phải chăng đã làm cho câu chuyện có được một “ kết thúc có hậu “ ?
  20. III. Tìm hiểu đoạn trích 3. Cái chết của em bé Nếu bình luận về cái chết của em bé :“ Một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười” thì em sẽ nói điều gì ?
  21. Ý nghĩa của văn bản : 1 Câu chuyện có sức lay động gợi bao điều suy nghĩ -Phê phán một thế gian lạnh lùng, tàn nhẫn đối với trẻ thơ -An-đéc-xen thương xót, đồng cảm, bênh vực cho thế giới nhân vật trẻ thơ 2. Nghệ thuật đặc sắc : -Đan xen các yếu tố thật và huyền ảo -Kết hợp tài tình tự sự, miêu tả và biểu cảm -Kết cấu tương phản đối lập
  22. Ghi nhớ (SGK)
  23. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP -Đọc và nắm vững nội dung, diễn biến của câu chuyện -Nắm vững ý nghĩa của những hình ảnh tương phản trong bài văn -Phát biểu cảm nghĩ của mình sau khi đọc truyện “Cô bé bán diêm”. -Tìm những yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích -Chuẩn bị bài : Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
  24. Kiểm tra bài cũ: 1. Cô bé bán diêm có hoàn cảnh sống như thế nào ? 2. Dựng lại cảnh một cô bé phải đi bán diêm trong đêm giao thừa An đéc xen muốn gợi điều gì ở người đọc ? 3. Câu chuyện có sự kết hợp các yếu tố tự sự và miêu tả, em thử nêu những hình ảnh miêu tả trong bài văn và cho biết tác dụng của những hình ảnh miêu tả này như thế nào ?