Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10 - Lí luận văn học: Văn bản văn học

pptx 20 trang thuongnguyen 6151
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10 - Lí luận văn học: Văn bản văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_ngu_van_lop_10_li_luan_van_hoc_van_ban_van_hoc.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10 - Lí luận văn học: Văn bản văn học

  1. VĂN BẢN VĂN HỌC
  2. I. Tiêu chí văn bản học 1. Văn bản văn học là những văn bản đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm, tư tưởng, thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người. Những chủ đề tình yêu, hạnh phúc, boăn khoăn, đau khổ, khát vọng vươn tới Chân - Thiện - Mỹ, đều trở đi trở lại với chiều sâu và sắc thái thẩm mĩ khác nhau.
  3. I. Tiêu chí văn bản học Ví dụ: Đoạn trích: “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”  Hiện thực: Người chinh phụ sống lẻ loi, đợi chồng đi lính trở về  Tâm trạng người chinh phụ: Cô đơn, buồn tủi, xót xa khi đợi ck đi lính trở về
  4. 2. Văn bản văn học được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có tính hình tượng, thẩm mĩ cao và có nội dung nhất định Ví dụ: Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? Mận hỏi thì đào xin thưa: Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
  5. - Ngôn từ: Đời thường nhưng có tính nghệ thuật - Ý nghĩa: không có ý nghĩa thực dụng mà gợi về tình yêu nam nữ ( qua hình tượng mận đào) -> Mang tính hình tượng
  6. 3. Văn bản văn học được xây dựng theo một phương thức riêng, nghĩa là mỗi tác phẩm đều phải phụ thuộc vào một thể loại nhất định và chịu sự chi phối về thể loại đó.  Vd: Thơ có vần điệu, tiết tấu, niêm luật, khổ thơ, câu thơ,  Truyện thì có cốt truyện, nhân vật, kết cấu
  7. II. Cấu trúc của văn bản văn học
  8. Trò chơi đoán chữ  Luật chơi: mỗi tổ lần lượt mời lên 1 bạn đại diện, bạn đó sẽ k đc nhìn bảng. Các ban ở dưới phải dùng hành động hoặc gợi ý để khiến bạn í đoán ra chính xác từ ngữ tương đương với từng tầng lớp cấu trúc của VBVH, tổ nào đoán chính xác và nhanh nhất sẽ dành chiến thắng.
  9. 1. Tầng ngôn từ - từ ngữ đến âm nghĩa  - Ngôn từ  - Ngữ âm  - Ngữ nghĩa  - Nghĩa đen
  10. 1. Tầng ngôn từ - từ ngữ đến âm nghĩa  Ngữ âm: nhịp điêu, âm thanh được gợi bằng ngôn từ nghệ thuật  Ví dụ: Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Những câu thơ bốn chữ, từ láy gợi sự nhanh nhẹ tươi trẻ
  11. 1. Tầng ngôn từ - từ ngữ đến âm nghĩa  Ngữ nghĩa: Từ ngữ tường minh đến nghĩa hàm ẩn, nghĩa đen đến nghĩa bóng  Ví dụ:  Lòng lang dạ sói  Ngôi sao điện ảnh, ngôi sao ca nhạc  Dai như đỉa
  12. 2. Tầng hình tượng  Hình tượng  Hình ảnh  Sáng tạo  Nhân vật
  13. 2. Tầng hình tượng  Hình tượng  Nghệ thuật  Màu sắc  Hương vị
  14. 2. Tầng hình tượng  Hình tượng văn học: là mọi hình ảnh đời sống được tác giả đưa vào tác phẩm bằng nghệ thuật ngôn từ - mang thông điệp  Hình tượng văn học có thể là hình ảnh thiên nhiên, tự nhiên, sự vật con người  Hình tượng do tác giả sáng tạo ra, không hoàn toàn giống vs sự thật của cuộc đời, nhằm gửi gắm ý tình sâu kín của mình với người đọc, cuộc đời  Tầng hình tượng có thể suy ra tầng hàm nghĩa
  15. 2. Tầng hình tượng  Ví dụ 1:  Hình tượng hoa sen trong 4 câu ca dao / sgk -> Hoa sen thơm ngát, tinh khiết giữa chốn bùn lầy tượng trưng cho phẩm chất con người  Ví dụ 2 Vườn quỳnh dầu chim kêu hót Cõi trần có trúc đứng ngăn -> Lấy hình tượng cây trúc để nói về người a hùng với những phẩm chất cao đẹp hiên ngang chống ngoại xâm vì dân vì nước
  16. 3. Tầng hàm nghĩa  Hàm nghĩa  Tư tưởng  Quan niệm  Tâm sự
  17. 3. Tầng hàm nghĩa  Tầng hàm nghĩa là phần nghĩa ẩn bên trong, ẩn kĩ vào văn bản mà ta phải đọc kĩ mới hiểu điều nhà văn muốn nói  Tầng hàm nghĩa có thể là tâm sự, những trải nghiệm cuộc sống, quan niệm đao đức xã hội, những ước mơ hoài bão,  Để tìm hiểu tầng hàm nghĩa cần tìm hiểu các lớp đề tài, chủ nghĩa, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo 
  18. III. Từ văn bản đến tác phẩm văn học  Nhà văn sáng tác ra tác phẩm văn học, nếu chưa được độc giả tìm hiểu thì chưa có tác động đến xã hội. Phải thông qua việc đọc tác phẩm thì những sự thì những sự việc, hình ảnh, chi tiết, tư tưởng, khát vọng, mới tác động đến độc giả, xã hội  Người đọc càng trải nghiệm sâu sắc cuộc sống càng hiểu thấu đáo quy luật nghệ thuật, nội dung tác phẩm càng hiện lên đầy đủ, sâu sắc, phong phú trong tâm trí, và như vậy tác phẩm lại càng có tác động với con người, cuộc sống