Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tuần 30: Tiếng việt: Phong cách ngôn ngữ chính luận

pptx 12 trang thuongnguyen 5490
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tuần 30: Tiếng việt: Phong cách ngôn ngữ chính luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_ngu_van_lop_11_tuan_30_tieng_viet_phong_cach_n.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tuần 30: Tiếng việt: Phong cách ngôn ngữ chính luận

  1. Tiếng việt: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
  2. Lớp chia làm hai nhóm, mỗi nhóm cử 2 bạn đại diện lên sắp xếp các văn bản cho sẵn vào các phong cách ngôn ngữ phù hợp. Trong thời gian nhanh nhất, nhóm nào làm đúng sẽ chiến thắng.
  3. 1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt a. Bình Định: Tối nay [21/03/2015] diễn ra chương trình khát vọng trẻ 9 2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật b. Hình thang, Tam giác đều, Đánh giá chất lượng xăng như thế nào (Sgk Hóa 11) 3. Phong cách ngôn ngữ báo chí c. Nhật kí, tin nhắn điện thoại, thư 4. Phong cách ngôn ngữ chính luận d. Bình Ngô Đại Cáo, Chiếu cầu hiền, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta 5. Phong cách ngôn ngữ khoa học e. Vội vàng, Đây thôn Vĩ Dạ, Chiều tối 6. Phong cách ngôn ngữ hành chính f. Đơn xin việc, Thông báo, Thông tư, Nghị quyết
  4. 1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt c. Nhật kí, tin nhắn điện thoại, thư 2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật e. Vội vàng, Đây thôn Vĩ Dạ, Chiều tối 3. Phong cách ngôn ngữ báo chí a. Bình Định: Tối nay [21/03/2015] diễn ra chương trình khát vọng trẻ 9 4. Phong cách ngôn ngữ chính luận d. Bình Ngô Đại Cáo, Chiếu cầu hiền, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta 5. Phong cách ngôn ngữ khoa học b. Hình thang, Tam giác đều, Đánh giá chất lượng xăng như thế nào (Sgk Hóa 11) 6. Phong cách ngôn ngữ hành chính f. Đơn xin việc, Thông báo, Thông tư, Nghị quyết
  5. I. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận. 1.Tìm hiểu văn bản chính luận. a. Văn bản chính luận: - Thời xưa: viết theo thể hịch, cáo, thư, sách, chiếu, biểu chủ yếu bằng chữ Hán. Ví dụ: Hịch tướng sĩ, Bình ngô đại cáo. Thiên đô chiếu, chiếu cầu hiền - Hiên đại: các cương lĩnh, tuyên bố tuyên ngôn. Lời kêu gọi hiệu triệu các bài bình luận xã luận, báo cáo tham luận phát biểu trong các hội thảo, hội nghị chính trị Ví dụ: tuyên ngôn độc lập, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Trường kì kháng chiến nhất định thắng lợi b. Phân tích ngữ liệu: (Sgk/ 96, 97)
  6. Nội dung thảo luận: - Thể loại của văn bản? - Mục đích viết văn bản? - Thái độ,quan điểm của người viết đối với những vấn đề được đề cập đến? - Các nhóm thảo luận, ghi kết quả vào phiếu học tập, cử đại diện lên bảng trình bày. *Nhóm 1: ngữ liệu 1 Đoạn trích “ Tuyên ngôn độc lập” – Hồ Chí Minh. *Nhóm 2+3: ngữ liệu 2 Đoạn trích “Cao trào chống Nhật cứu nước” – Trường Chinh. *Nhóm 3: ngữ liệu 3 Đoạn trích “Việt Nam đi tới” – báo Quân đội nhân dân.
  7. TUYÊN NGÔN ĐỘC CAO TRÀO CHỐNG NHẬT VIỆT NAM ĐI TỚI LẬP CỨU NƯỚC (Báo quân đội nhân dân) (Hồ Chí Minh) (Trường Chinh) Thể loại Văn chính luận Văn chính luận Văn chính luận Tuyên ngôn dựng nước Tổng kết một giai đoạn cách Phân tích những thành Mục đích của nguyên thủ quốc mạng (trình bày sách lược của tựu mới về các lĩnh vực gia,(công bố nền độc lập những người cộng sản Việt của đất nước, vị thế của của đất nước). Nam, chỉ rõ kẻ thù lúc này là đất nước trên trường quốc Phát xít Nhật) tế. Mạnh mẽ, dứt khoát, Đứng trên lập trường của dân Tự hào, tin tưởng vào Thái độ, giọng văn hùng hồn danh tộc, lập trường của người tương lai tươi sáng cả dân quan thép. Người viết đứng cộng sản trong sự nghiệp tộc nhân dịp đầu năm điểm trên lập trường của dân chống đế quốc và phát xit mới. tộc , nguyện vọng của dân giành độc lập tự do cho dân tộc để viết lên bản tuyên tộc. ngôn lịch sử.
  8. 2.Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận. a. Văn bản chính luận: - Mục đích: thuyết phục người đọc, người nghe bằng những lí lẽ và lập luận dựa trên quan điểm chính trị nhất định. - Thái độ: dứt khoát, rõ ràng, giữ vững quan điểm chính trị. b. Ngôn ngữ chính luận - Ngôn ngữ chính luận tồn tại ở hai dạng: dạng nói và dạng viết. - Mục đích: Dùng để trình bày, bình luận, đánh giá một sự kiện, một vấn đề chính trị. - Đối tượng tiếp nhận: Mọi người (đông đảo về số lượng và đa dạng về trình độ). - Ngôn ngữ: Dễ hiểu, rõ ràng, chính xác, tránh những từ ngữ địa phương, tiếng lóng - Phạm vi sử dụng: Chỉ thu hẹp trong phạm vi trình bày quan điểm về vấn đề chính trị.
  9. II. Luyện tập 1. Bài tập 1 *Phân biệt giữa nghị luận và chính luận Khái niệm Tiêu Nghị luận Chính luận chí Là thao tác tư duy, trình bày Là khái niệm chỉ một phong cách ngôn ngữ độc Chức những ý kiến, lí lẽ, lập luận về lập với các phong cách ngôn ngữ khác. Trình năng vấn đề nào đó. bày, bình luận, đánh giá sự kiện, vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng, Sử dụng ở tất cả mọi lĩnh vực Chỉ thu hẹp trong phạm vi trình bày quan điểm Phạm vi về vấn đề chính trị. sử dụng
  10. 2. Bài tập 2 Có thể khẳng định đoạn văn trên đây thuộc phong cách chính luận vì: - Dùng nhiều thuật ngữ chính trị: yêu nước, truyền thống, tổ quốc, xâm lăng, tinh thần, lũ cướp nước, lũ bán nước - Câu văn mạch lạc, chặt chẽ, tuy có thể dùng câu dài (câu thứ 3 trong đoạn văn trên). - Đoạn văn thể hiện rõ quan điểm chính trị về lòng yêu nước, đánh giá cao về lòng yêu nước của nhân dân ta. - Đoạn văn có sức hấp dẫn và truyền cảm: nhờ lập luận chặt chẽ, nhờ những hình ảnh so sánh cụ thể.
  11. 3. BT3/sgk GV gợi ý. Học sinh về nhà làm - Nhận xét các câu văn có ngắn gọn, dễ hiểu không? - Phân tích mặt diễn đạt: + Tình thế nào buộc chúng ta phải chiến đấu? + Chúng ta chiến đấu bằng vũ khí gì? + Niềm tin tất thắng của chúng ta? - Nhận xét việc lập luận: có đưa ra lí lẽ, dẫn chứng không?