Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài 17: Hai chữ nước nhà
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài 17: Hai chữ nước nhà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_8_bai_17_hai_chu_nuoc_nha.ppt
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài 17: Hai chữ nước nhà
- TRƯỜNG THCS BÌNH MỸ 8
- I/ Giới thiệu : 1/ Tác giả : - Trần Tuấn Khải ( 1895 – 1983 ) bút hiệu Á Nam. - Thơ ông thường mượn đề tài lịch sử hay biểu tượng nghệ thuật để nói bóng gió lòng yêu nước của mình.
- 2/ Tác phẩm : Đoạn trích gồm 9 khổ thơ song thất lục bát trích trong bài thơ cùng tên trong tập Bút quan hoài ( 1924 ).
- II/ Đọc – Hiểu văn bản : Phân đoạn bài thơ.
- 1/ Phân đoạn bài thơ : - Hai khổ đầu : Tâm trạng hai cha con trong cảnh ngộ éo le. - Năm khổ giữa : Tình cảnh đất nước đau thương tang tóc. - Hai khổ cuối : Thế bất lực của người cha và lời trao gởi cho con.
- Tìm hiểu hai khổ thơ đầu. Cuộc chia ly của hai cha con diễn ra ở đâu ? Hoàn cảnh tâm trạng như thế nào ?
- 2/ Hai khổ thơ đầu : - Cuộc chia li diễn ra ở vùng biên giới ảm đạm, heo hút, càng làm cho tình cảnh hai cha con thêm áo não. - Cha bị bắt sang Trung Quốc, con đòi theo nhưng cha khuyên con nên về lo tính chuyện cứu nước.
- LÊ LỢI
- LÊ LỢI & NGUYỄN TRÃI
- Tìm hiểu 5 khổ giữa. Tâm sự yêu nước cua tác giả được thể hiện như thế nào ?
- 3/ Năm khổ thơ giữa : Tác giả nhập vai cha Nguyễn Trãi kể lại tình hình đất nước, kể tội ác kẻ thù làm xúc động người đọc. Sức truyền cảm của bài thơ là nhờ những từ cảm thán, từ diễn tả cảm xúc mạnh mẽ.
- Tìm hiểu hai khổ cuối.
- 4/ Hai khổ cuối : Người cha nói đến cái thế bất lực của mình và sự nghiệp tổ tông nhằm hun đúc ý chí cứu nước phục thù của con.
- 5/ Ý nghĩa văn bản : Mượn lời của Nguyễn Phi Khanh nói với con là Nguyễn Trãi, tác giả bày tỏ và khơi gợi nhiệt huyết yêu nước của người Việt Nam trong cảnh nước mất nhà tan. III/ Tổng kết : GN/ 163
- IV/ Luyện tập : Những từ ngữ, hình ảnh ước lệ, sáo mòn như mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu, vong quốc, hồn nước vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ vì thể hiện cảm xúc chân thành của nhân vật lịch sử.