Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài dạy 22: Chiếu dời đô

pptx 12 trang minh70 3640
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài dạy 22: Chiếu dời đô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_8_bai_day_22_chieu_doi_do.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài dạy 22: Chiếu dời đô

  1. Chiếu Dời Đô -Lý Công Uẩn-
  2. A, Tác giả -Lý Thái Tổ (chữ Hán: 李太祖 8 tháng 3 năm 974 – 31 tháng 3 năm 1028) tên thật là Lý Công Uẩn (李公蘊), là vị hoàn đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028. - Lý Công Uẩn người ở Cổ Pháp, Bắc Giang (nay thuộc thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh) -Mẹ ông họ Phạm. Tuy nhiên, tên cha ông không được chép rõ, mà chỉ biết là sau khi ông lên ngôi đã truy tôn cha mình tước Hiển Khánh vương. Sách Đại Việt sử lược cũng chép ông có một người anh trai (sau được phong Vũ Uy vương) và một người em trai (sau phong Dực Thánh vương). Sách Đại Việt sử ký toàn thư cũng chép anh ông sau được phong làm Vũ Uy vương và một người chú được phong Vũ Đạo vương.
  3. -Lúc 3 tuổi, bà mẹ của Lý Công Uẩn ẵm ông đến nhà Lý Khánh Văn, Khánh Văn bèn nhận làm con nuôi. Ông từ nhỏ đã thông minh, vẻ người tuấn tú khác thường. Lúc còn nhỏ đi học, nhà sư ở chùa Lục Tổ là Vạn Hạnh thấy, khen rằng: Đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ. Lớn lên, không chăm việc sản nghiệp, chỉ học kinh sử qua loa, khẳng khái có chí lớn. -Mẹ Lý Công Uẩn năm 20 tuổi nghèo hèn không có chồng, nương tựa người lão Sa môn ở chùa Ứng Thiên, làm việc thổi nấu, khi lửa tắt và bà đương ngủ lơ mơ, lão Sa môn ngẫu nhiên chạm phải, giật mình trở dậy rồi có thai mà sinh ra. Về sau, Lý Công Uẩn nương nhờ cửa Phật, Khánh Văn nuôi lớn, Vạn Hạnh dạy dỗ. Chùa Lục Tổ Tượng Thiền sư Vạn Hạnh
  4. -Lý .Công Uẩn lớn lên thời Lê Hoàn, ông theo giúp hoàng tử Lê Long Việt. Năm 1005, Lê Hoàn mất, các con tranh giành ngôi vua. Năm 1006, Lê Long Việt giành được ngôi vua, trở thành vua Lê Trung Tông. Nhưng chỉ được 3 ngày, Trung Tông bị em là Lê Long Đĩnh giết hại giành ngôi. Lúc đó các quan đều sợ hãi bỏ chạy, chỉ có Lý Công Uẩn đến ôm xác vua Lê Trung Tông (Tiền Lê) mà khóc. -Lê Long Đĩnh không những không trị tội mà khen Lý Công Uẩn là người trung nghĩa, tiếp tục trọng dụng ông, cho làm Tứ sương quân Phó Chỉ huy sứ, rồi sau đó thăng đến chức Tả thân Lê Long Đĩnh vệ Điện tiền Chỉ huy sứ. -Theo Ngọc phả các vua triều Lê ở Hà Nam và tư liệu tại các di tích ở Cố đô Hoa Lư – Ninh Bình, Lý Công Uẩn hàng năm theo Thiền sư Vạn Hạnh vào hầu vua Lê Đại Hành ở thành Hoa Lư. Công Uẩn được vua yêu, cho ở lại kinh thành học tập quân sự. Lê Hoàn lại gả con gái cả là công chúa Lê Thị Phất Ngân (sinh ra Lý Phật Mã) và đặc phong cho Công Uẩn làm Điện tiền cận vệ ở thành Hoa Lư. Dần dần, Công Uẩn thăng lên chức Điện tiền Chỉ huy sứ (chức chỉ dành cho hoàng tộc hoặc quốc thích). Chính nhờ vậy mà về sau, Lý Công Uẩn đã đem ngôi vua về cho họ Lý. Lê Hoàn
  5. Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế tháng 11, ngày Quý Sửu , năm Kỷ Dậu (tức 21 tháng 11 năm 1009), đặt niên hiệu là Thuận Thiên, nghĩa là "theo ý trời". Ông phong cha là Hiển Khánh vương, mẹ là Minh Đức Thái hậu, chú là Vũ Đạo vương, anh ruột là Vũ Uy vương, em ruột là Dực Thánh vương. Ông lập sáu hoàng hậu, con trưởng ông là Lý Phật Mã được phong Khai Thiên vương lập làm Thái tử. Các con trai khác của ông cũng được phong vương. Đồng thời, con gái lớn của ông là An Quốc công chúa Lý Thiềm Hoa được gả cho Đào Cam Mộc. Đào Cam Mộc cũng được phong Nghĩa Tín hầu, còn những người khác vẫn giữ chức cũ. Một người con gái khác là Lĩnh Nam công chúa là Lý Bảo Hòa được gả cho động chủ Giáp Thừa Quý. Lý Phật Mã
  6. B,Tác phẩm 1,Thể loại:Chiếu là thể văn do nhà vua dùng để ban ban bố mệnh lệnh, phần văn bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi . 2,HCST:Năm Canh Tuất Lý Công Uẩn Viết “Chiếu dời đô”bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La. 3, PTBĐ:Nghị luận 4, Bố cục:2 phần - Phần đầu :Từ đầu không thể không dời đổi > Lý do dời đô - Phần 2: còn lại >Ý chí định đô mới
  7. 5,Phân tích THẢO LUẬN NHÓM 1/ Lí do dời đô: (3 phút) -Dời đô là việc làm tất yếu, vì nước, vì dân. -Kinh đô cũ Hoa Lư không còn phù hợp, Câu hỏi:Theo Lí Công Uẩn, kinh đô cũ ở không thể phát triển đất nước về mọi mặt vùng núi Hoa Lư(Ninh Bình) của 2 triều -Lập luận giàu tính thuyết phục, có lý, có tình. Đinh,Lê là không thích hợp.Vì sao? */ Lịch sử: kinh đô cũ của Cao Vương + Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. + Tiện hướng nhìn sông, dựa núi. + Là trung tâm đất nước. + Thế đất uy nghi “Rồng cuộn, hổ ngồi”. + Chốn hội tụ trọng yếu. + Muôn vật phong phú tốt tươi. + Thắng địa của đất Việt. */Lợi thế thành Đại La: Văn biền ngẫu cân xứng, nhịp nhàng.
  8. Trả lời Theo Lê Công Uẩn, những thuận lợi của thành Đại La: + Từng là kinh đô cũ của Cao Vương. + Địa hình: rộng rãi, bằng phẳng, cao ráo, thoáng đãng, không bị lụt, muôn vật phong phú. + Chính trị, văn hóa: chốn hội tụ bốn phương trời, mảnh đất muôn vật tốt tươi. + Vị trí: trung tâm trời đất, thế rồng cuộn hổ ngồi. => Thành Đại La hội tụ đủ những ưu thế vượt trội của vùng đất xứng đáng kinh đô của đất nước
  9. 2/ Ý chí định đô mới: a, Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La hội đủ 3 yếu tố Thiên thời Địa lợi Nhân hòa - Chọn Đại La làm kinh đô. b/ Quyết định của nhà vua. Hà Nội – Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hó
  10. 6.Giá trị nội dung - Bài Chiếu phản ánh khát vọng của nhân dân về một dân tộc độc lập thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt trên đà lớn mạnh 7. Giá trị nghệ thuật - Chiếu dời đô là áng văn chính luận đặc sắc viết theo lối biền ngẫu, các vế đối nhau cân xứng nhịp nhàng - Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo rõ ràng. - Dẫn chứng tiêu biểu giàu sức thuyết phục. - Có sự kết hợp hài hòa giữa tình và lí
  11. Dặn dò về nhà -Học bài cũ. -Xem trước bài của tiết sau“Câu phủ định” -Bài1:CM “Chiếu dời đô” có kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục -Bài2:VĐV diễn dịch nêu cảm nhận của em sau khi học xong văn bản “Chiếu dời đô”.
  12. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe Bài thuyết trình của nhóm chúng tôi