Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài dạy số 24: Nước Đại Việt Ta

ppt 38 trang minh70 7340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài dạy số 24: Nước Đại Việt Ta", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_8_bai_day_so_24_nuoc_dai_viet_ta.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài dạy số 24: Nước Đại Việt Ta

  1. TRƯỜNG THCS HÒA THUẬN 2 Giáo viên:Hồng Huyền Trân
  2. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Chỉ ra và phân tích được những biểu hiện của ý thức dân tộc và một số nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích nước Đại Việt ta. Nhận xêt được nội dung ý nghĩa của đoạn trích. - Biết cách dung các kiểu câu để thực hiện hành động nói.
  3. A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: Các nhóm cử đại diện trình bày trước lớp những hiểu biết về tác giả Nguyễn Trãi.
  4. NƯỚC ĐẠI VIỆT TA
  5. I/ Giới thiệu : 1/ Tác giả : - Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu là Ức Trai, quê ở Hải Dương, sau dời về Hà Tây.
  6. - Ông là người toàn đức, toàn tài, một nhân vật lịch sử lỗi lạc, một Danh nhân văn hoá thế giới (1980)
  7. Cáo là gì ?
  8. 2/ Cáo là gì ? Cáo là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết. Cáo phần nhiều được viết theo thể văn biền ngẫu. Cũng như hịch, cáo là thể văn có tính chất hùng biện, lời lẽ đanh thép,lí luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.
  9. 3/ Tác phẩm : Đoạn văn trích phần đầu bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Ông thay mặt Lê Lợi viết bài cáo này sau khi đánh tan giặc Minh xâm lược 1428.
  10. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1.Đọc văn bản: Từng nghe : Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hoá đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương, Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
  11. Vậy nên : Lưu Cung tham công nên thất bại, Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong, Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô, Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã. Việc xưa xem xét Chứng cớ còn ghi.
  12. 2. Tìm hiểu văn bản : Qua hai câu đầu, ta hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì ?
  13. Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
  14. a/ Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa ( 2 câu đầu ) Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là yên dân và trừ bạo : - Yên dân là làm cho dân được hưởng thái binh, hạnh phúc. - Trừ bạo là tiêu diệt kẻ thù xâm lược giặc ( giặc Minh ) → Muốn cho yên dân thì phải trừ bạo. Theo tác giả, tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược, lấy dân làm gốc.
  15. Để khẳng định chủ quyền dân tộc, tác giả đã khẳng định những yếu tố nào ? ( 8 câu tiếp )
  16. Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hoá đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương, Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có.
  17. - Chủ quyền - Lãnh thổ
  18. b/ Khẳng định chủ quyền dân tộc ( 8 câu tiếp ) Tác giả đưa ra 5 yếu tố cơ bản để khẳng định chủ quyền dân tộc ngang hàng với Trung Quốc : - Nền văn hiến lâu đời - Lãnh thổ - Phong tục tập quán - Lịch sử - Chủ quyền
  19. Chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật
  20. c. Đặc sắc nghệ thuật: - Sử dụng những từ ngữ thể hiện tính chất hiển nhiên, vốn có như từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác. - Sử dụng nhiều phép tu từ : so sánh, tương phản, liệt kê.
  21. Hình thành sơ đồ khái quát trình tự lập luận của bài cáo
  22. Sơ đồ khái quát trình tự lập luận của bài cáo NGUYÊN LÍ NHÂN NGHĨA YÊN DÂN TRỪ BẠO CHÂN LÍ VỀ SỰ TRƯỜNG TỒN CỦA DÂN TỘC ĐẠI VIỆT Văn Lãnh Phong Lịch Chủ hiến thổ tục sử quyền SỨC MẠNH CỦA NHÂN NGHĨA SỨC MẠNH CỦA ĐỘC LẬP DÂN TỘC
  23. d/ Ý nghĩa văn bản : Nước Đại Việt ta thể hiện quan niệm, tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về Tổ Quốc, đất nước và có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập.
  24. Câu hỏi thực hành: - Qua hai câu đầu, ta hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì ? - Để khẳng định chủ quyền dân tộc, tác giả đã khẳng định những yếu tố nào ? - Nêu nội dung chính của văn bản.
  25. 3. Tìm hiểu về hành động nói tiếp theo: a. Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
  26. (1)Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.(2)Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.(3) Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.(4) Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.(5) Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. ( Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta) câu Mục đích 1 2 3 4 5 Hỏi Trình bày Điều khiền Hứa hẹn Bộc lộ cảm xúc
  27. Lập bảng trình bày quan hệ giữa các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật với những kiểu hành động nói mà em biết. Kiểu câu Nghi vấn Cầu khiến Cảm thán Trần thuật Kiểu hđ nói Hỏi Trình bày Điều khiển Hứa hẹn Bộc lộ cảm xúc
  28. Bài 2: Tìm các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích sau. Mỗi câu ấy thể hiện mối quan hệ giữa các nhân vật và tính cách nhân vật như thế nào? Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu: -Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa [ .]. Hay bây giờ em nghĩ thế này .Song anh cho phép em mới dám nói Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phải bảo: - Được, chú mày cứ nói thẳng thừng ra nào. Dế Choắt nhìn tôi mà rằng: - Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang Chưa nghe hết câu , tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng: - Hức ! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo như thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết! Tôi về, không một chút bận tâm.
  29. •Câu có mục đích cầu khiến: -“Song anh có cho phép em mới dám nói.” →câu trần thuật -“Đươc, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.”→câu cầu khiến -“Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái nghách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bât nạt thì em chạy sang”. →câu trần thuật -“Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.” →câu cầu khiến *Mối quan hệ giữa các nhân vật và tính cách: -Dế Choắt: yếu ớt,coi mình -Dế Mèn: huênh hoang và là vai dưới nên phải đề nghị hách dịch nên bày tỏ thái độ khiêm nhường, nhã nhặn bằng những câu cầu khiến. bằng những câu trần thuật
  30. Bài tập vận dung: Trong quán ăn, một người nói với người bên cạnh: “Anh có thể chuyển giúp tôi lọ gia vị không ạ?”. Theo em, trong những hành động dưới đây, người nghe nên chọn hành động nào? a) Lẳng lặng đưa lọ gia vị cho người kia. b) Trả lời người kia: “ Có chứ ạ. Cái lọ ấy không nặng đâu mà !” c)c Đưa lọ gia vị cho người kia và nói: “ Mời anh.”( hoặc “Mời chị.”, “Mời bác.” )
  31. Hành động nói Khái niệm Các kiểu Cách thực hiện hành động hành động nói nói Hái Trình Điều Hứa Bộc lộ Trực Gián bày khiển hẹn cảm tiếp tiếp xúc
  32. Hửụựng daón hoùc sinh tửù hoùc ụỷ nhaứ: - Thuoäc ghi nhôù, laøm baøi taäp trong SBT Ngöõ vaên - Vieát moät ñoaïn vaên ngaén, chæ ra haønh ñoäng noùi vaø caùch thöïc hieän haønh ñoäng noùi. - Chuaån bò baøi: Bàn luận về phép học.
  33. XIN CHÀO TẠM BIỆT