Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài học 4: Liên kết các đoạn văn trong văn bản

ppt 6 trang minh70 4480
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài học 4: Liên kết các đoạn văn trong văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_8_bai_hoc_4_lien_ket_cac_doan_van_trong_va.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài học 4: Liên kết các đoạn văn trong văn bản

  1. I- Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản 1. - Hai đoạn văn trên không có mối liên hệ gì. -> Bởi vì đoạn văn phía trên đang nói về sân trường làng Mỹ Lí, đoạn văn phía sau lại nói tới kỉ niệm nhìn thấy trường khi đi qua làng Hòa An bẫy chim của nhân vật tôi. - Hai đoạn văn trên rời rạc bởi không có phương tiện nối kết thể hiện quan hệ về mặt ý nghĩa với nhau.
  2. 2. " Trước sân trường làng Mĩ Lý dày đặc cả người các nhà trong làng." a, Cụm từ trước đó mấy hôm bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ hai? b, Theo em, với cụm từ trên, hai đoạn văn đã liên hệ với nhau như thế nào? c, Cụm từ trước đó mấy hôm là phương tiện kiên kết đoạn. Hãy cho biết tác dụng của việc liên kết trong văn bản. a, Cụm từ "trước đó mấy hôm" giúp nối kết đoạn văn phía dưới với đoạn văn phía trên về mặt ý nghĩa thời gian. b, Với cụm từ "trước đó mấy hôm" hai đoạn văn liên kết với nhau chặt chẽ, liền mạch về mặt ý nghĩa. c, Cụm từ trước đó mấy hôm là phương tiện liên kết đoạn. Tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản nhằm tạo ra mối quan hệ chặt chẽ về mặt ý nghĩa giữa các đoạn văn trong văn bản.
  3. II- Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản 1. Dùng từ ngữ liên kết các đoạn văn Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở phía dưới - Hai đoạn văn trên liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là khâu tìm hiểu và cảm thụ. - Các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê: bắt đầu, tiếp theo, tiếp đó, sau đó, thứ nhất, thứ hai b, Chỉ từ, đại từ cũng được dùng làm phương tiện liên kết đoạn. Hãy kể tiếp các từ có tác dụng này (đó, này, ) d, Mối liên hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn đó là mối quan hệ giữa nghĩa cụ thể và nghĩa khái quát. - Từ ngữ liên kết giữa hai đoạn văn đó: Nói tóm lại. - Để liên kết đoạn có ý nghĩa cụ thể với đoạn có ý nghĩa tổng hợp, khái quát ta thường dùng từ ngữ: tóm lại, nói tóm lại, tổng kết lại, như vậy, nhìn chung, chung quy là
  4. 2. Câu liên kết giữa hai đoạn văn trên " Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy" có tác dụng liên kết ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên. - Để tạo mối liên kết giữa hai đoạn văn người ta có thể dùng từ ngữ hoặc câu nối.
  5. Luyện tập Bài 1 (trang 53 sgk Ngữ văn 8 tập 1) a, Từ nối " Nói như vậy" : quan hệ suy luận, giải thích b, Từ "Thế mà" : quan hệ tương phản c, Từ "cũng cần" nối đoạn 1 với đoạn 2: mối quan hệ tăng tiến Từ "tuy nhiên" nối doạn 2 với đoạn 3: quan hệ tương phản Bài 2 (trang 54 sgk Ngữ Văn 8 tập 2) a, Từ đó b, Nhìn chung c, Nhưng d, Thật khó trả lời
  6. Bài 3 (trang 55 sgk Ngữ Văn 8 tập 2) Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan nhận định: "Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với cai lệ là một đoạn tuyệt khéo", đây là một trong những đoạn trích đặc sắc nhất đúng với tên gọi "Tức nước vỡ bờ". Đầu tiên, tác giả xây dựng nên tình huống truyện đặc sắc tái hiện không khí thu thuế ngột ngạt ở vùng quê nghèo Đông Xá trong đó gia đình chị Dậu thuộc vào cảnh cùng đường lại còn phải đóng thêm suất sưu thuế cho người em chồng đã mất. Chính vì thế chị Dậu phải bán con bán cả đàn chó để lo tiền đóng sưu, anh Dậu bị trói đánh tới ngất đi, vừa về nhà thì bọn cai lệ đã hùng hổ xông tới. Chúng sầm sầm tiến vào nhà roi song, tay thước định trói anh Dậu. Chị Dậu khẩn thiết van xin khất sưu nhưng với bản tính hung hãn của những kẻ lòng lang dạ thú chúng "bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch", ‘tát một cái đánh bốp". Không thể chịu nhịn, chị Dậu "nghiến hai hàm rằng", túm lấy cổ tên cai lệ rồi ấn dúi hắn ra cửa. Hắn ngã chỏng quèo nhưng miệng vẫn thét trói vợ chồng chị Dậu. Người nhà lý trưởng sấn sổ bước tới giơ gậy đánh chị nhưng cũng bị chị túm cổ lẳng ra ngoài thềm. Đây là đoạn cao trào nhất trong tác phẩm: một người phụ nữ cam chịu nay đã biết đứng lên phản kháng, đó cũng là sức mạnh tiềm tàng của những con người nhỏ bé bị áp bức trong xã hội thực dân phong kiến cũ. Như vậy, "cái tuyệt khéo" ở đây khi tác giả thành công trong việc miêu tả tâm lý nhân vật, tạo dựng ngôn ngữ của tác giả, đối thoại Đoạn trích tô đậm thêm phẩm chất của người phụ nữ nông dân đảm đang, thương chồng con đồng thời luôn cháy trong mình tinh thần phản kháng mạnh mẽ trước bạo tàn, bất công.