Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài số 20: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

pptx 19 trang minh70 3570
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài số 20: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_8_bai_so_20_thuyet_minh_ve_mot_danh_lam_th.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài số 20: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

  1. Nhìn hình đoán địa điểm Luật chơi ➢ GV đưa ra những bức tranh về các địa danh ở Ninh Bình ➢ HS nào giơ tay nhanh nhất sẽ được đoán tên địa danh đó
  2. NÚI THÚY- SÔNG VÂN TAM CỐC- BÍCH ĐỘNG TRÀNG AN- BÁI ĐÍNH
  3. TIẾT 86. THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
  4. I. LÍ THUYẾT I. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh: 1. Ví dụ: SGK /33 Văn bản: Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn ? Đọc văn bản “Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn” (sgk-tr33; 34) và nêu nội dung từng đoạn? Đoạn 1: Hồ Hoàn Kiếm Đoạn 2: Đền Ngọc Sơn Đoạn 3: Sinh hoạt, lễ hội Bờ Hồ
  5. HỒ GƯƠM – THÁP RÙA
  6. ? Bài thuyết minh đã giúp em hiểu biết được những gì về Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn. - Văn bản đã giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn, là hai di tích lịch sử nằm giữa thủ đô Hà Nội. - Hồ Hoàn Kiếm:nguồn gốc hình thành ,tên hồ gắn với sự tích. - Đền Ngọc Sơn: nguồn gốc, quá trình xây dựng, vị trí, cấu trúc.
  7. THẢO LUẬN NHÓM (2 PHÚT) Câu 1: Muốn viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh như vậy cần phải có kiến thức gì? Câu 2: Làm thế nào để có kiến thức sâu rộng về một danh lam thắng cảnh? Câu 3: Văn bản Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn được sắp xếp theo bố cục và trình tự như thế nào. a. Tri thức thuyết minh: - Muốn có tri thức thuyết minh người viết cần: + Đọc sách báo, tra cứu, thu thập tài liệu, ghi chép + Xem tranh ảnh, phim, băng tốt nhất cĩ điều kiện phải đến tận nơi nhiều lần để xem xét, quan sát, nghe nhìn, hỏi han, tìm hiểu trực tiếp . - Bố cục có: Thân bài và kết bài. - Theo trình tự: Không gian.
  8. ? Theo em văn bản này còn có những thiếu sót gì?Có thể bổ sung những vấn đề gì để hoàn chỉnh bài viết? b. Cách sắp xếp bố cục: * Bổ sung: + Phần mở bài: + Phần thân bài nên bổ sung Cụ thể: Về vị trí của hồ, diện tích, độ sâu, màu nước qua các mùa, cầu Thê Húc, có thể nói kĩ hơn về Tháp Rùa, về Hồ Gươm, quang cảnh đường phố quanh hồ + Phần kết bài: Hồ Gươm trong lòng dân Việt và bạn bè quốc tế. - Kết hợp với miêu tả bình luận. ? Văn bản: Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn được tác giả sử dụng những phương pháp thuyết minh nào? - Văn bản sử dụng phương pháp nêu định nghĩa, giải thích và phương pháp phân loại , phân tích.
  9. ? Làm thế nào để có tri thức thuyết minh một danh lam thắng cảnh? Bố cục và lời văn của bài giới thiệu cần đảm bảo những yếu tố nào. Muốn viết bài văn giới thiệu về một danh lam thắng cảnh thì tốt nhất phải đến nơi thăm thú, quan sát hoặc tra cứu sách vở, hỏi han những người hiểu biết về nơi ấy. Bài giới thiệu nên có bố cục đủ ba phần. Lời giới thiệu ít nhiều có kèm theo miêu tả, bình luận thì sẽ hấp dẫn hơn; tuy nhiên bài giới thiệu phải dựa trên cơ sở kiến thức đáng tin cậy và có phương pháp phù hợp. Lời văn phải chính xác biểu cảm. * Ghi nhớ: SGK / 34
  10. II. Luyện tập: Bài tập 1: Lập lại bố cục văn bản“Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn” Gợi ý: Dựa vào bố cục của văn bản và những hình ảnh được xem để lập bố cục + Giới thiệu vị trí, địa lí của thắng cảnh. + Thắng cảnh gồm bộ phận nào, lần lượt giới thiệu, mô tả từng bộ phận. + Vị trí của thắng cảnh trong đời sống tình cảm của con người.
  11. Cầu Thê Húc dẫn vào Đền Ngọc Sơn Hồ Hoàn Kiếm được du khách cho là một thắng cảnh của Hà Nội. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh. Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn. Xung quanh hồ còn có những di tích lịch sử khác như tượng vua Lê Thái Tổ, cầu Thê Húc, tháp Bút, đền Bà Kiệu, bên cạnh những công trình kiến trúc hiện đại. Toà nhà Bưu điện với tháp đồng hồ cổ kính in bóng hồ Gươm đã đi vào lòng nhiều người dân Hà Nội. Người dân Hà Nội sống ở khu vực quanh hồ có thói quen ra đây tập thể dục vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè. Họ gọi các khu phố nằm quanh hồ là Bờ Hồ. Tháp Bút (hay là bút tháp) nằm ở cạnh hồ, đối với đài nghiên nằm ở bờ hồ. Mỗi ngày, bóng của Tháp bút ngả xuống chấm mực trong đài nghiên, tạo thành một biểu tượng rất đẹp cho học vấn: "Tháp Bút - đài nghiên - đề thơ lên trời xanh" Chu vi sát bờ hồ là khoảng 1750m, còn chu vi đường xe cơ giới đi vòng quanh hồ là khoảng 2000m.
  12. A. Mở bài: - Giới thiệu vị trí của Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn. B. Thân bài: 1. Giới thiệu về Hồ Hoàn Kiếm - Nguồn gốc hình thành và sự tích những tên hồ, rùa ở đây . - Diện tích, độ sâu, màu nước qua các mùa, quang cảnh đường phố quanh hồ 2. Giới thiệu về Đền Ngọc Sơn: - Nguồn gốc hình thành và quá trình xây dựng, vị trí và cấu trúc đền. - Cầu Thê Húc, có thể nói kĩ hơn về Tháp Rùa. C. Kết bài: Ý nghĩa của danh lam thắng cảnh trong đời sống của nhân dân và du khách quốc tế.
  13. Bài tập 2: Giới thiệu theo trình tự tham quan hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn từ xa đến gần, từ ngoài vào trong ta nên sắp xếp thứ tự như sau: - Từ một điểm nhìn trên cao bao quát toàn bộ cảnh hồ và đền. - Từ đường Đinh Tiên Hoàng giới thiệu Đài Nghiên, Tháp Bút, rồi qua cầu Thê Húc vào đền. - Tả bên trong đền. - Từ trấn Ba Đình nhìn ra hồ, về phía Thuỷ Tạ, phía Tháp Rùa, giới thiệu tiếp. - Lại từ tầng cao ở phố Hàng Khay, nhìn bao quát toàn cảnh hồ - đền để kết luận.
  14. Bài tập 3: Nếu viết lại bài này theo bố cục 3 phần ta có thể chọn những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật giá trị lịch sử và văn hoá của di tích thắng cảnh như: - Rùa - Hồ Gươm - Truyền thuyết trả gươm thần. - Cầu Thê Húc. - Tháp Bút, Đài Nghiên. - Vấn đề giữ gìn cảnh quan và sự trong sạch của Hồ Gươm.
  15. 1. Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở địa phương em. ( làm vào giấy) 2. Lập sơ đồ bố cục bài văn thuyết minh giới thiệu danh lam thắng cảnh 3. Chuẩn bị bài: “Ngắm trăng”
  16. Tạm biệt các em!