Bài giảng Ngữ văn 8 - Chương trình địa phương (tập làm văn) - Đề tài: Thuyết minh một danh lam thắng cảnh (núi ngũ Hành Sơn)

ppt 17 trang minh70 7150
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Chương trình địa phương (tập làm văn) - Đề tài: Thuyết minh một danh lam thắng cảnh (núi ngũ Hành Sơn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_8_chuong_trinh_dia_phuong_tap_lam_van_de_t.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Chương trình địa phương (tập làm văn) - Đề tài: Thuyết minh một danh lam thắng cảnh (núi ngũ Hành Sơn)

  1. CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( TẬP LÀM VĂN) :
  2. ĐỀ TÀI: THUYẾT MINH MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH (NÚI NGŨ HÀNH SƠN) 2/22/19
  3. Miền Trung , nơi được ví như là đôi quang gánh nối 2 đầu là miền Bắc và miền Nam có biết bao nhiêu là điều kì diệu được khám phá, và tiêu biểu nhất ở miền Trung. Đó chính là thành phố Đà Nẵng. Đà Nẵng, thành phố thơ mộng với biết bao danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, đã chiếm biết bao là cảm tình, là nơi khơi nguồn với biết bao nhà thơ, nhà văn.Và một trong những thắng cảnh tiêu biểu ở Đà Nẵng, không thể không kể đến danh thắng Ngũ Hành Sơn. 2/22/19
  4. TRUYỀN THUYẾT Theo truyền thuyết của người Chăm, thuở xa xưa có một lão ngư (ở phương Bắc bị đắm thuyền trôi dạt đến. Có sách ghi là một ẩn sĩ) sống giữa bãi cát mênh mông bên bờ biển. Một hôm, lão ngư thấy một con giao long rất lớn (có sách chép là nữ thần Naga) đến đây đẻ trứng. Bỗng từ đâu một con rùa vàng hiện lên, tự xưng là thần Kim Quy, đào cát vùi quả trứng xuống, rồi giao cho ông lão một cái móng chân của mình, và dạy cách trông coi trứng rồng. Nhờ có móng rùa thần, mà ngư ông đã ngăn chặn được diều hâu và các loài thú dữ đến xâm phạm nơi ấp trứng. Sau đó, quả trứng ngày một lớn dần. Cho đến một hôm, trứng nở ra một thiếu nữ xinh đẹp (có sách ghi là nàng tiên), và vỏ trứng tách thành năm mảnh, trở thành năm ngọn: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Vua Chăm nghe được câu chuyện ấy liền cưới thiếu nữ làm vợ, còn Thần Kim Quy thì chở ông lão lên trời 2/22/19
  5. 1. Tên núi Non Nước (tức Non Nước Sơn) đã có từ lâu đời, và đã đi vào ca dao việt nam như một tổng kết kinh nghiệm về thời tiết của người dân địa phương. 2. Tên Ngũ Hành Sơn xuất hiện muộn hơn, và đã được Lê Quang Đinh nói đến trong Hoàng Việt nhất thống dư địa chí (1806): "Phía đông bến đò xã Hoàn Ký Đông có núi Ngũ Hành Sơn, năm tòa núi chia làm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ gọi là núi Non Nước“. 3. Cuối thế kỉ 19, một nhà nghiên cứu người Pháp là Albert Sallet, thì lại dựa vào chất liệu của núi đá để đặt tên cho thắng cảnh là "Les montagnes de marbre" (Những ngọn núi đá cẩm thạch) 2/22/19
  6. Ngũ Hành Sơn hay núi Non Nước là tên chung của một danh thắng gồm 5 ngọn núi đá vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển, trên một diện tích khoảng 2 km2, gồm: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn (lớn, cao và đẹp nhất), Hỏa Sơn (có hai ngọn là Dương Hỏa Sơn và Âm Hỏa Sơn) và Thổ Sơn, nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km về phía Đông Nam, ngay trên tuyến đường Đà Nẵng - Hội An; nay thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Quần thể núi Ngũ Hành Sơn là một trong những danh thắng được nhà nước công nhận là di tích lịch sử vào năm 1980. 2/22/19
  7. 2/22/19
  8. GIỚI THIỆU TỪNG NGỌN NÚI • Kim Sơn Ngọn Kim Sơn bên cạnh 2 ngọn Hỏa Sơn, nằm ở phía tây cụm núi Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng, bên phải đường Đà Nẵng - Hội An. Kim Sơn ở phía bắc 2 ngọn Hỏa Sơn, phía Đông Nam là đường Sư Vạn Hạnh, phía Bắc là ngọn Thổ Sơn. Hình dáng núi trông như một quả chuông úp sấp, nằm giữa Hỏa Sơn và Thổ Sơn, và bên cạnh dòng sông Trường nối dài với sông Hàn. Ngày nay dòng sông Trường đã bị bồi lấp một phần thành đồng ruộng và ao hồ. Nằm tựa lưng vào ngọn núi này là ngôi chùa Quan Âm cổ kính với động Quan Âm huyền bí. • Mộc Sơn Mộc Sơn ở phía Đông Nam, nằm song song với núi Thủy Sơn. Dù mang tên là "mộc", nhưng cây cối ở đây rất ít. Theo Quách Tấn, xưa kia núi này cũng là một hòn kỳ vĩ, với sườn núi dựng đứng, đá trắng nhô lên tua tủa. Về sau, sườn núi ở phía Bắc và phía Nam bị đào xới nhiều nên trông như một bức thành hư lồi lõm2/22/19 .
  9. 2/22/19
  10. • Thuỷ Sơn Thuỷ Sơn nằm trên bãi đất rộng theo hướng Đông Bắc, khoảng 15 ha, cao khoảng 160 m. Vì núi có ba đỉnh nằm ở ba tầng giống như ba ngôi sao Tam Thai ở đuôi chòm sao Đại Hùng (dân gian gọi là Sao Cày), nên còn có tên gọi là núi Tam Thai. Đây là ngọn núi lớn, cao và đẹp nhất, thường được nhiều người đến tham quan. Đặc biệt, trên Thuỷ Sơn còn có hai di vật cổ quý hiếm, đó là tấm bia Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật tại động Hoa Nghiêm, và tấm Kim bài hình quả tim lửa có bút tích của vua Minh Mạng ban tặng cho chùa Tam Thai. Theo thông tin trên website Ngũ Hành Sơn, thì ngay lần đầu (1825) vua Minh Mạng đến chơi ngọn Thủy Sơn, đã cho xây dựng hai con đường bậc cấp đi lên núi, đó là lối đi lên chùa Tam Thai và lối đi lên chùa Linh Ứng (xưa gọi là Ứng Chơn). Ngày nay, hai con đường ấy là cổng phía Tây gồm có 156 bậc đá dẫn đến chùa Tam Thai (xây dựng năm 1630), và cổng phía đông gồm có 108 bậc dẫn đến chùa Linh Ứng.2/22/19
  11. 2/22/19
  12. • Hỏa Sơn Hỏa Sơn ở phía Tây Nam, nằm đối diện với hòn Kim Sơn, sườn núi hiểm dốc hang động hoàn toàn im lặng, trên dãy núi Hỏa Sơn còn lại những đống gạch vụn từng mảnh hay đôi khi nguyên vẹn, trong những hố đá gạch sụp lỡ đó là di tích đền tháp của người Chiêm Thành. Hỏa sơn nơi người ta khai thác lấy đá cẩm thạch. Khi đến đó đừng quên thăm động Hyền Không có vòm cao, trên chóp đỉnh có 5 lổ trống gọi là Cửa Trời, vách đá có đủ khối hình, dân gian gọi là “vú đá nàng tiên”, giọt nước rơi thánh thót trong suốt và mát ngọt như sữa mẹ. Ngày nay, trên sườn núi phía Tây, mặt hướng về phía Bắc, đối diện với Kim Sơn có ba chữ Hán rất to được khắc vào vách đá "Dương Hoả Sơn và một dòng chữ nhỏ phải đến gần mới thấy: "Sắc Minh mạng thập bát niên thất nguyệt nhật cát lợi" (Sắc Minh Mạng năm thứ 18, tháng 7, ngày tốt).2/22/19
  13. 2/22/19
  14. • Thổ Sơn Ngọn Thổ Sơn trong cụm núi Ngũ Hành Sơn (tây bắc cụm) phường Hòa Hải quận Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng (bên phải đường Đà Nẵng-Hội An). Tên dân dã là "núi Đá Chồng" nằm ở phía Tây Bắc. Đây là ngọn núi đất, thấp nhất nhưng cũng dài nhất, trông như con rồng nằm dài trên bãi cát. Núi có hai tầng lô nhô những khối đá trên đỉnh và nhất là ở sườn phía đông. Sườn phía Bắc dốc hơn, có những vách đá dựng đứng, hẹp và thấp. Cây cỏ thưa thớt do bị phá hoại nhiều. Theo truyền thuyết Thổ sơn là nơi linh địa, và từ thuở xa xưa, người Chăm đã chọn nơi đây làm đồn trú. Hiện nơi đây còn lưu lại dấu tích của một kiến trúc Chăm. 2/22/19
  15. 2/22/19
  16. Ngũ Hành Sơn là một phong cảnh đẹp của Đà Nẵng nói riêng và của Việt Nam nói chung. Đối với tôi Ngũ Hành Sơn giống như một gia đình 5 anh em cùng gắn bó với nhau vượt qua bao nhiêu phong ba bảo táp nhưng nó vẫn đứng vững vàng. 2/22/19
  17. 2/22/19