Bài giảng Ngữ văn 8 - Dạy học chủ đề: Tìm hiểu di tích lịch sử văn hóa địa phương Giang Biên

ppt 28 trang minh70 5560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Dạy học chủ đề: Tìm hiểu di tích lịch sử văn hóa địa phương Giang Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_8_day_hoc_chu_de_tim_hieu_di_tich_lich_su.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Dạy học chủ đề: Tìm hiểu di tích lịch sử văn hóa địa phương Giang Biên

  1. DẠY HỌC CHỦ ĐỀ Tìm hiểu di tích lịch sử văn hóa địa phương Giang Biên Di tích lịch sử cấp thành phố Di tích lịch sử cấp quốc gia
  2. Hình ảnh một số cổ vật quý giá Đòn bát công Chuông đồng
  3. Bát nhang, sập đá cổ trong miếu Đường
  4. Cuốn thư - Câu đổi cổ
  5. NGÀY LỄ TRỌNG ĐẠI MIẾU DÂU LÀ NGÀY NÀO?
  6. Bài tế của các dòng họ
  7. Trò chơi dân gian và ý nghĩa,
  8. DI TÍCH LỊCH SỬ CẤP QUỐC GIA- MIẾU LÁC Nơi thờ tự: Đại nguyên soái Lương Toàn
  9. Thân thế, sự nghiệp Nguyên soái Lương Toàn - Lương Toàn là con trai ông Lương Bảo và bà Trần Thị Huyền ở xã Dậu Xuyên, huyện Tứ Kỳ, phủ Hạ Hồng, vốn dòng dõi thi lễ, tinh thông chữ nghĩa, bách gia chư sử hết thảy thuộc lòng. - Bấy giờ niên hiệu Trùng Hưng (1285) tướng giặc Ô Mã Nhi xâm lấn bờ cõi nước ta. Vua Trần Nhân Tông cất xa giá tiến quân đi đánh giặc nguyên. Trên đường tiến đến đại bản danh giặc ở mạn sông Bạch Đằng thì gặp Lương Toàn. Vua rất mừng và cho rằng đã gặp được người có nghĩa khí, bèn trọng dụng, thu phong cho Lương Toàn chức Điển hộ quân, chu cấp binh lương, sẵn sàng đợi lệnh triều đình cất quân ra trận. Lương Toàn còn tự xuất của cải, vàng bạc của nhà để chi dùng cho quân ăn uống, lại lấy thêm 15 người ở bản trang quê hương làm gia thần. Vua Trần dẫn đội quân của Lương Toàn cùng xung trận. Cuộc kháng chiến lần thứ 3 của quân dân Đại Việt thắng lợi, quét sạch lũ giặc ra khỏi bờ cõi, hoàn phục lại đất đai cho tổ tiên, tướng giặc Ô Mã Nhi bị bắt. Vua Trần cử xa giá hồi triều, khao thưởng cho quân sĩ rất hậu. - Lương Toàn được vua phong chức – Thống lĩnh thuỷ bộ chư dinh tổng, quản nội ngoại bình phương quân vụ. Khi yến tiệc xong xuôi, Lương Toàn xin vua về bản quán lễ tạ tiên đường phần mộ tổ tiên. Trên đường trở về gần đến quê nhà, đoàn thuyền của ông gặp nạn. Khi ông mất nhân dân sở tại lập đền miếu ngay tại chỗ đó, hương hoả thờ phụng. Đó chính là ngôi miếu Lác ngày nay.
  10. Đặc điểm kiến trúc miếu Lác Miếu lác xã Giang Biên là một kiến trúc cổ rất lâu đời, nhỏ bé khiêm nhường ẩn mình dưới tán lá cổ thụ xanh tốt trên trăm tuổi. Khu di tích Miếu Lác được nhân dân tạo dựng làm nơi thờ tự Đại Đức nguyên soái Lương Toàn, là danh tướng đời Trần đã cống hiến nhiều công lao, cùng đạo quân nhà Trần 3 lần đánh giặc Nguyên Mông xâm chiếm bờ cõi nước ta ở thế kỷ 13. Miếu Lác được trùng tu sau năm 1975, kiến trúc hiện nay theo kiểu chữ Đinh, gồm có tiền đường và hậu cung. Phía trước là một trác môn lớn che cho gian thờ trung tâm. Hai bên trác môn có cột trụ, đỉnh cột đắp nghê chầu nhìn sang nhau dữ dằn và đầy vẻ áp chế. Trác môn mở hình cuốn thư, phía trên đắp lưỡng long chầu nguyệt. Hai bên đắp đôi voi nằm chầu phủ phục và phía dưới đặt ban thờ ngũ hổ nhấp nhô ngoạn mục. Nghệ thuật chạm khắc mang phong cách thế kỷ 17 với các đề tài quen thuộc như: lưỡng long chầu nguyệt, cúc mãn khai, hoa sen, rồng uốn lượn Miếu Lác được công nhận di tích văn hóa cấp quốc gia năm 1993. Hiện, khu di tích văn hóa Miếu Lác vẫn là nơi sinh hoạt văn hóa của người dân địa phương và du khách thập phương về chiêm bái. Hàng năm nhân dân xã nhà mở hội để tỏ lòng thành kính biết ơn đến ngài.
  11. TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG DÂN
  12. Quiz Click the Quiz button to edit this object
  13. TÌM TÒI MỞ RỘNG Tìm hiểu về nguồn gốc lịch sử, đặc điểm kiến trúc, ý nghĩa tâm linh các ngôi chùa trên địa bàn xã nhà? Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh tại địa phương?