Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 44: Câu ghép (tiếp theo)

pptx 19 trang minh70 5420
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 44: Câu ghép (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_8_tiet_44_cau_ghep_tiep_theo.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 44: Câu ghép (tiếp theo)

  1. Kiểm tra bài cũ - Thế nào là câu ghép ? - Để nối các vế trong câu ghép ta có những cách nào? Cho VD?
  2. Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu. HAI CÁCH NỐI Dùng từ loại có Dùng dấu nối tác dụng nối Một Cặp Dấu Chấm Hai Một cặp phó từ, phẩy phẩy chấm QHT QHT đại từ, chỉ từ
  3. Tiết 44 CÂU GHÉP (Tiếp theo)
  4. CÂU GHÉP (tt) I.QUAN HỆ Ý NGHĨA GIỮA CÁC VẾ CÂU. 1/ Ví dụ a/ Vì em không học bài cũ nên em bị điểm kém. - Có hai vế, các vế nối với nhau bởi cặp qht: vì nên. - Quan hệ của các vế: + vế 1: nguyên nhân. ? Câu sau gồm có mấy vế, các + vế 2: kết quả. vế có qhệ với → Quan hệ nguyên nhân – kết quả nhau ntn?
  5. Thảo luận nhóm b/ Nếu trời mưa thì tôi không đi học. c/ Mặc dù gia đình gặp nhiều khó khăn nhưng em vẫn cố gắng học tập tốt. d/ Nam càng học giỏi bố mẹ càng vui. e/ Bạn làm hay tôi làm. f/ Nó không những học giỏi mà nó còn rất chăm chỉ. h/ Chúng ta làm xong bài tập rồi chúng ta đến thăm bạn Nam.
  6. b/ Nếu trời mưa thì tôi không đi học. - Có hai vế, các vế nối với nhau bởi cặp qht: nếu thì. Vế 1: giả thiết; vế 2: kết quả → Quan hệ điều kiện/ giả thiết – kết quả (hễ thì; giá mà thì; giả sử thì ). c/ Mặc dù gia đình gặp nhiều khó khăn nhưng em vẫn cố gắng học tập tốt. - Có hai vế, các vế nối với nhau bởi cặp qht: mặc dù nhưng. → Quan hệ tương phản ( tuy nhưng)
  7. d/ Nam càng học giỏi bố mẹ càng vui. - Có hai vế, các vế nối với nhau bởi cặp phó từ: càng càng. → Quan hệ tăng tiến. e/ Bạn làm hay tôi làm. - Có hai vế, các vế nối với nhau qht: hay → Quan hệ lựa chọn. f/ Nó không những học giỏi mà nó còn rất chăm chỉ. - Có hai vế, các vế nối với nhau bởi cặp qht: không những mà còn → Quan hệ bổ sung ( chẳng những mà còn) h/ Chúng ta làm xong bài tập rồi chúng ta đến thăm bạn Nam. - Có hai vế, các vế nối với nhau qht: rồi → Quan hệ tiếp nối.
  8. 2. kết luận - Các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa? Em vớihãy nhau cho khá chặt chẽ. biết mối quan hệ giữa các vế trong - Những quan hệ ý nghĩa thường gặpcâu là: ghép?Quan Cóhệ nguyên nhân – kết quả; Quan hệ điềunhững kiện/ qhệgiả thiếtý – kết quả; Quan hệ tương phản; Quan hệnghĩa tăng nào? tiến; Quan hệ lựa chọn; Quan hệ bổ sung; Quan hệ tiếp nối - Mỗi quan hệ thường đánh dấu bằng những quan hệ từ , cặp quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng nhất định.
  9. *BT nhanh: Hãy xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế của những câu ghép sau đây bằng cách đánh dấu vào ô trống. 1/ Bạn đi thăm bạn Nam hay tôi đi thăm bạn ấy? a/ Qh ng/nhân – k.quả b/ Qh tương phản. c/ Qh lựa chọn. d/ Qh điều kiện/giả thiết – k.quả. 2/ Nếu em chăm chỉ học tập thì em sẽ đạt kết quả cao trong kì thi này. a/ Qh ng/nhân – kết quả b/ Qh tương phản. c/ Qh bổ sung. d/ Qh điều kiện/giả thiết – k.quả.
  10. II/ LUYỆN TẬP Câu 1: xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong những câu ghép dưới đây và cho biết mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì trong mối quan hệ ấy. a/ Cảnh vật chung quanh tôi thay đổi , vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học. b/ Nếu trong pho lịch sử loài người xoá các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xoá hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào! c/ Như vậy, chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền, mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ; d/ Tuy rét vẫn kéo dài , nhưng mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. e/ Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau ( ). Kết cục, anh chàng “ hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
  11. a/ Cảnh vật chung quanh tôi thay đổi , vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học →Qhệ ng.nhân-kết quả. b/ Nếu trong pho lịch sử loài người xoá các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xoá hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào! → Qh điều kiện/ giả thiết-kết quả. c/ Như vậy, chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền, mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ; → Qh tăng tiến.
  12. d/ Tuy rét vẫn kéo dài , nhưng mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. →Qhệ tương phản. e/ Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau ( ). Kết cục, anh chàng “ hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. - Câu1: Qhệ nối tiếp. - Câu2: Qhệ ng.nhân-kết quả.
  13. Bài 2/ sgk trang 124 Đoạn văn 1: Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thăm thẳm, biển cũng xanh thăm thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm giông gió, biển đục ngầu, giận dữ Đoạn văn 2: Vào mùa sương, ngày ở Hạ Long như ngắn lại. Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang.buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
  14. Các câu ghép trong đoạn trích trên là: Đoạn văn 1: Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thăm thẳm, biển cũng xanh thăm thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm giông gió, biển đục ngầu, giận dữ Đoạn văn 2: Vào mùa sương, ngày ở Hạ Long như ngắn lại. Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang. Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển. → không tách thành câu đơn được vì quan hệ ý nghĩa của từng vế khá chặt chẽ.
  15. Bài tập 3: - Gồm 2 câu ghép, mỗi câu gồm nhiều vế tập trung vào sự việc chú ý: - Sự việc 1: lão Hạc nhờ ông giáo giữ hộ mảnh vườn. - Sự việc 2: lão Hạc nhờ ông giáo giữ hộ tiền lo hậu sự. -> Với lập luận trên nên không thể tách các vế thành câu đơn. -> Cách viết câu dài trên có dụng ý của tác giả: lời kể chậm rãi, dài dòng của một người già yếu lại hay tự dằn dặt về trách nhiệm của một người cha.
  16. Bài tập 4: a. Câu ghép 2: “Nếu u chưa đi, cụ Nghị chưa giao tiền cho, u chưa có tiền nộp sưu thì không khéo thầy con sẽ chết ở đình, chứ không sống được”. V1-V2-V3: quan hệ đồng thời. V1-V2-V3 ->V4: quan hệ điều kiện - kết quả. b. Tách vế trong câu ghép 1,3 thành câu đơn: “Thôi, u van con. U lạy con. Con có thương thầy thương u. Con đi ngay bây giờ cho u”. Cách nói 1: câu ghép -> giọng năn nỉ, tha thiết,đau đớn. Cách nói 2: câu đơn -> mất đi tình cảm đau đớn, giống như mệnh lệnh.
  17. Củng cố & dặn dò - Mối quan hệ giữa các vế trong một câu ghép. Giữa các vế có những quan hệ ý nghĩa nào? - Học thuộc phần ghi nhớ Sgk. Đặt thêm 1 số câu ghép có qhệ ý nghĩa khác nhau. - Hoàn thành những bài tập còn lại. - Đọc trước bài: Phương pháp thuyết minh. - Giờ sau học:TLV.
  18. Bài tập bổ sung: Viết đoạn văn ngắn khoảng từ 7 – 10 câu với chủ đề: học tập, trong đó có sử dụng ít nhất hai câu ghép.( 1 câu biểu thị nguyên nhân – kết quả; một câu biểu thị điều kiện/giả thiết – kết quả)
  19. Cảm ơn sự chú ý theo dõi của các em!