Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 63 - Bài: Ôn tập tiếng Việt (tiếp)

pptx 17 trang minh70 6450
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 63 - Bài: Ôn tập tiếng Việt (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_8_tiet_63_bai_on_tap_tieng_viet_tiep.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 63 - Bài: Ôn tập tiếng Việt (tiếp)

  1. Tiết 63 bài : ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (tiếp) I. Từ vựng II. Ngữ pháp:
  2. Em hãy kể tên những bài ngữ pháp trong phân môn tiếng việt mà chúng ta đã học ở học kì I lớp 8? -Trợ từ, thán từ - Tình thái từ - Câu ghép
  3. Tiết 63 bài : ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (tiếp) I. Từ vựng II. Ngữ pháp: 1. Lý thuyết: Nối cột A với cột B để hoàn thành bảng khái niệm các kiến thức ngữ pháp
  4. Nối cột A với cột B để hoàn thành khái niệm các kiến thức ngữ pháp đã học Khái niệm (cột B) Tên bài (cột A) a. Là những từ được thêm vào câu 1. Trợ từ để cấu tạo câu nghi vấn cầu cầu kiến câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói b.Là câu do hai hoặc nhiều cụm C-V 2.Thán từ không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu c. Là những từ dùng để bộc lộ tình 3. Tình thái từ cảm cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp d.Là những từ chuyên đi kèm với 4. Câu ghép một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
  5. STT Tên Khái niệm bài 1 Trợ từ Là những từ chuyên đi kèm với một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. 2 Thán từ Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp 3 Tình thái Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo từ câu nghi vấn cầu cầu kiến câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói 4 Câu Là câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao ghép chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu
  6. 2. Thực hành: • Bài 1: Xác định trợ từ, thán từ, tình thái từ trong các câu sau: a, Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khỏe hơn cả tôi ông Giáo ạ! (Lão Hạc, Nam Cao) b, Vâng, ông Giáo dạy phải đối với chúng mình thế là sung sướng. (Lão Hạc, Nam Cao) c. Con chó của cháu nó mua đấy chứ! (Lão Hạc, Nam Cao)
  7. • Bài 1: Xác định trợ từ, thán từ, tình thái từ trong các câu sau: a, Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khỏe hơn cả tôi ông Giáo ạ! (Lão Hạc, Nam Cao) b, Vâng, ông Giáo dạy phải đối với chúng mình thế là sung sướng. (Lão Hạc, Nam Cao) c. Con chó của cháu nó mua đấy chứ! (Lão Hạc, Nam Cao) ÞTrợ từ: cả ÞThán từ: ạ, vâng ÞTình thái từ: chứ
  8. Đội * Bài tập 2 nào nhanh Học sinh các tổ thi hơn đặt câu: -Một câu có dùng trợ từ và tình thái từ - Một câu có dùng trợ từ và thán từ
  9. * Câu có dùng trợ từ và tình thái từ: - Con ngồi cả buổi chiều mà chỉ làm được mỗi bài tập này thôi ư! *Câu trợ từ và thán từ: - Dạ! Em phải làm những 6 bài tập chiều nay cơ!
  10. *Bài tập 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ cộng hòa. (Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập) a, Xác định câu ghép trong đoạn trích trên? b, Nếu tách các câu ghép thành câu đơn được không? Nếu được thì việc tách đó có làm thay đổi ý cần diễn đạt hay không?
  11. a, Câu ghép: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. C1 V1 C2 V2 C3 V3 b, Có thể tách 3 câu ghép trên thành 3 câu đơn. Nhưng khi tách như vậy thì sự liên hệ, sự liên tục của 3 sự việc không thể hiện rõ bằng khi gộp 3 vế của một câu ghép
  12. •Bài tập 4: Xác định câu ghép và cách nối các vế câu trong đoạn trích sau: Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chúng ta cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp. (Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)
  13. *Câu ghép: -Chúng ta , không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào C V cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của C V ánh sáng, của thiên nhiên. -Có lẽ tiếng Việt ,của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn C V C của người Việt Nam ta rất đẹp, V bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới C V nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp. => Các vế của câu ghép được nối với nhau bằng quan hệ từ: cũng như, có lẽ bởi vì
  14. * Bài tập 5: Dựa vào kiến thức từ vựng và ngữ pháp đã học e hãy viết 1 đoạn văn thuyết minh về trường em ( trong đó có sử dụng kiến thức từ vựng và ngữ pháp đã học)
  15. Thán từ Ngữ Trợ từ pháp Câu ghép Tình thái từ