Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 89: Văn bản: Chiếu dời đô (thiên đô chiếu)

ppt 27 trang minh70 6760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 89: Văn bản: Chiếu dời đô (thiên đô chiếu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_8_tiet_89_van_ban_chieu_doi_do_thien_do_ch.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 89: Văn bản: Chiếu dời đô (thiên đô chiếu)

  1. Tiết 89 - VĂN BẢN ChiÕu dêi ®« (Thiªn ®« chiÕu) Lý C«ng UÈn
  2. I. Đọc – tìm hiểu chung 1. Tác giả - Lí Công Uẩn (974 – 1028 Tức vua Lí Thái Tổ. - Quê : Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc Ninh. - Là người thông minh, nhân ái, có chí khí hơn người và lập nhiều chiến công. Nêu những hiểu biết của em về tác giả Lí Công Uẩn. LÝ C«ng UÈn (974 - 1028)
  3. I. Đọc – tìm hiểu chung 1. Tác giả 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1010, Lý Công Uẩn viết “Chiếu dời đô” tỏ ý định dời đô về Đại La. b. Thể loại: - Chiếu là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh nào đó tới nhân dân cả nước. - Thiên Đô Chiếu: Nguyên văn chữ Hán – Nguyễn Đức Vân dịch Chiếu dời đô được ra đời trong hoàn cảnh nào ? Tác phẩm thuộc thể loại gì ?.
  4. I. Đọc – tìm hiểu chung 1. Tác giả 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác: b. Thể loại: c. Bố cục: 3 phần. - Phần 1: Từ đầu đến “ không thể không dời đổi” -> Nêu lí do dời đô. - Phần 2: Tiếp đến “ muôn đời” -> Lý do chọn thành Đại La làm kinh đô - Phần 3: Lời ban bố (quyết định của nhà vua) II. Đọc - hiểu văn bản 1. Lí do dời đô
  5. Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô ; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà thự tiện chuyển dời ? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu ; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận lợi thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không theo dấu cũ của Thương , Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.
  6. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Lí do dời đô? a. Tiền đề lịch sử Trong lịch sử Trung Quốc: + Nhà Thương năm lần dời đô. + Nhà Chu ba lần dời đô. - Mục đích : + Muốn định đô ở nơi trung tâm. + Mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu. + Trên vâng mệnh trời,dưới theo ý dân. - Kết quả: + Vận nước lâu bền + Phong tục phồn thịnh
  7. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Lí do dời đô? a. Tiền đề lịch sử b. Thực tế lịch sử nước ta - Thực tế nhà Đinh, Lê + Cứ đóng yên đô thành ở Hoa Lư - Nguyên nhân: + Nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình + Khinh thường mệnh trời + Không noi theo dấu cũ Thương ,Chu - Hậu quả: + Triều đại không lâu bền,số vận ngắn ngủi + Trăm họ phải hao tổn + Muôn vật không được thích nghi Lập luận chặt chẽ + Phần trên làm tiền đề cho phần dưới + Có lí có tình
  8. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Lí do dời đô? a. Tiền đề lịch sử b. Thực tế lịch sử nước ta 2. Lí do chọn thành Đại La là kinh đô mới
  9. Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương : ở vào nơi trung tâm của trời đất ; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây ; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng ; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh ngập lụt ; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước ; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
  10. 2. Lí do chọn thành Đại La làm kinh đô mới Đại La Lịch sử Vị thế địa lí: Văn hoá Tiềm năng Kinh đô - Vị trí: Ở nơi trung tâm Đầu mối Mảnh đất cũ của trời đất – đúng ngôi nam giao lưu, hưng thịnh, Cao bắc đông tây chốn hội muôn vật Vương tụ trọng phong phú - Địa thế: rồng cuộn hổ yếu tốt tươi ngồi, nhìn sông dựa núi Đại La hội tụ mọi điều kiện để trở thành kinh đô của đất nước - Lập luận chặt chẽ. - Lời văn biền ngẫu, cân xứng, nhịp nhàng.
  11. Quyết định của nhà vua “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”
  12. 3. Quyết định của nhà vua Câu1: Nêu rõ khát vọng, mục đích của nhà vư Câu 2: Hỏi ý kiến quần thần -> Câu hỏi mang tính chất đối thoại, tạo sự đồng cảm gần gũi, tôn trọng giữa vua và dân. => Lời ban bố, mệnh lệnh thấu tình đạt lí.
  13. Sân vận động quốc gia Mỹ Đình
  14. Chợ Đồng Xuân
  15. Một số công trình tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội Chùa Một Cột
  16. Đại học Y Hà Nội
  17. Nhà hát lớn Hà Nội
  18. Văn miếu Quốc Tử Giám
  19. Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh
  20. III.Tổng kết 1. Nội dung: Chiếu dời đô phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tọc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. 2. Nghệ thuật Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ vì nói đúng được ý nguyện của nhân dân, có sự kết hợp hài hòa giữa lí và tình.
  21. IV. Luyện tập PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 Cho đoạn trích sau: “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm của trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.” (Ngữ văn 8- Tập hai) 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? 2. Nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm? 3. Vì sao thành Đại La xứng đáng được chọn làm nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời ?
  22. PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? - Đoạn trích trên từ văn bản : “Chiếu dời đô” - Tác giả : Lí Công Uẩn. 2. Nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm? Văn bản viết vào năm 1010, Lí Công Uẩn viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La. 3. Vì sao thành Đại La xứng đáng được chọn làm nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời ? Lí Công uẩn đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể và lý lẽ xác đáng để khẳng định thành Đại La rất xứng đáng được chọn làm kinh đô mới: - Về vị trí địa lí : ở vào nơi trung tâm trời đất - Về thế đất thế rồng cuộn hổ ngồi, nhìn sông dựa núi : đều ca ngợi thế đất sang quý, đẹp đẽ. - Về địa hình : Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng - Về phong cảnh tự nhiên : muôn vật cũng được phong phú tốt tươi => Khẳng định rõ những ưu thế thuận lợi vượt trội, xứng đáng làm kinh đô mới.
  23. IV. Luyện tập PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Xưa nay, thủ đô luôn là trung tâm về văn hóa, chính trị của một đất nước. Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự suy thịnh của một dân tộc. Thủ đô có ý nghĩa rất lớn. Việc dời đô, lập đô là một vấn đề trọng đại quyết định phần nào với tới sự phát triển tương lai của đất nước. Muốn chọn vùng đất để định đô, việc đầu tiên là phải tìm một nơi “trung tâm của trời đất”, một nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi”.Nhà vua rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi”. Nơi đây không phải là miền Hoa Lư chật hẹp, núi non bao bọc lởm chởm mà là “địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng”. Thật cảm động một vị vua anh minh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân. Tìm chốn lập đô cũng vì dân, mong cho dân được hạnh phúc: “Dân khỏi chịu cảnh ngập lụt”. Nơi đây dân sẽ được hưởng no ấm thái bình vì“muôn vật cũng rất mực tốt tươi ”. Nhà vua đánh giá kinh đô mới “Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của của đế vương muôn đời”.Chính vì thế nhà vua mới bày tỏ ý muốn:“Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”.
  24. IV. Luyện tập PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 Câu 1: Đoạn trích trên gợi em nhớ đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập II? Cho biết tác giả và thời điểm ra đời của tác phẩm đó? Câu 2: Tác phẩm được đề cập đến trong đoạn trích trên ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc Đại Việt lúc bấy giờ? Câu 3: Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) trình bày cảm nghĩ của em về tác giả, người được nhận định là“một vị vua anh minh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân”.
  25. IV. Luyện tập PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 Câu 1: Đoạn trích trên gợi em nhớ đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập II? Cho biết tác giả và thời điểm ra đời của tác phẩm đó? - Đoạn trích trên gợi cho em nhớ đến văn bản : “Chiếu dời đô” - Tác giả : Lí Công Uẩn. - Thời điểm ra đời : Năm Canh Tuất, niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1010) Câu 2: Tác phẩm được đề cập đến trong đoạn trích trên ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc Đại Việt lúc bấy giờ? - Tác phẩm Chiếu dời đô ra đời có ý nghĩa phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất. - Đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
  26. IV. Luyện tập PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 Câu 3: Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) trình bày cảm nghĩ của em về tác giả, người được nhận định là“một vị vua anh minh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân”. Gợi ý: -HS có thể sử dụng nhiều phương thức biểu đạt (nghị luận, biểu cảm) miễn thể hiện được những cảm nhận về những điểm nổi bật về tác giả- nhà vua Lí Công Uẩn: + Là một người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công. + Lí Công Uẩn đã lập nên một triều đại nhà Lí lẫy lừng và dưới sự trị vì của vua Lí Công Uẩn đã đưa đất nước ta phát triển lớn mạnh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt. + Một vị vua anh minh, sáng suốt, có tầm nhìn xa rộng + Một người yêu nước thương dân, có tinh thần dân chủ
  27. - Hoàn thành các bài tập. - Chuẩn bị bài : Hịch tướng sĩ