Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 92: Chương trình địa phương (phần văn + tập làm văn) Thuyết minh về di tích lịch sử - Văn hóa hải phòng những món ăn thuần Việt trên quê hương Trạng Trình

pptx 23 trang minh70 8450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 92: Chương trình địa phương (phần văn + tập làm văn) Thuyết minh về di tích lịch sử - Văn hóa hải phòng những món ăn thuần Việt trên quê hương Trạng Trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_8_tiet_92_chuong_trinh_dia_phuong_phan_van.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 92: Chương trình địa phương (phần văn + tập làm văn) Thuyết minh về di tích lịch sử - Văn hóa hải phòng những món ăn thuần Việt trên quê hương Trạng Trình

  1. TUẦN 24 – TIẾT 92 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( Phần Văn + Tập làm văn) THUYẾT MINH VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ- VĂN HÓA HẢI PHÒNG NHỮNG MÓN ĂN THUẦN VIỆT TRÊN QUÊ HƯƠNG TRẠNG TRÌNH Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Bình Giáo viên trường THCS Dương Quan – Thủy Nguyên – Hải Phòng
  2. Nêu cảm nhận của em về khu di tích thờ danh nhân văn hóa trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm qua thước phim tư liệu: Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm – Nhà tiên tri nỗi lạc.
  3. Giới thiệu về khu di tích Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm 1.Mở bài: Giới thiệu chung về khu di tích Hải Phòng là quê hương của danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và là nơi có khu di tích Ðền Trạng nổi tiếng tại thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo. Ðây hiện là một trong những điểm đến du lịch văn hóa, tâm linh thu hút đông du khách trong chương trình du khảo đồng quê của ngành du lịch thành phố.
  4. 2. Thân bài a. Vị trí địa lí Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là nơi thờ phụng, tưởng nhớ về danh nhân văn hóa lỗi lạc của nước nhà. Di tích Trạng Trình cũng là nơi trưng bày khá đầy đủ hiện vật về thân thế và sự nghiệp trong suốt cuộc đời của ông. Khu di tích Nguyễn Bỉnh Khiêm tọa lạc tại thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Tp. Hải Phòng. Khu di tích gồm nhiều hạng mục công trình.
  5. b. Kiến trúc - Ðền Trạng được xây dựng từ khoảng năm 1586, sau đó đã được trùng tu qua các đời và đã được Nhà nước xếp hạng Di tích cấp quốc gia từ năm 1991. - Cuối năm 2000, kỷ niệm 415 năm Ngày mất của Trạng Trình, UBND Thành Ph Hải Phòng đã phê duyệt kế hoạch nâng cấp quần thể di tích danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm
  6. Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm gồm 9 hạng mục: tháp bút Kình Thiên; đền thờ dựng sau khi cụ mất (1585) với ba gian tiền đường, hai gian hậu cung, phía trước có hai hồ nước tượng trưng cho trời và đất, bức hoành phi trong đền ghi 4 chữ “An Nam Lý Học”; nhà trưng bày thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm; phần mộ cụ thân sinh ở phía sau đền; tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng đá cao 5,7m, nặng 8,5 tấn; hồ bán nguyệt rộng khoảng 1.000m²; chùa Song Mai; Nhà Tổ có tượng thờ bà Minh Nguyệt, vợ của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Quán Trung Tân, nơi lưu giữ quan niệm mới về chữ “Trung” hướng lòng theo “chí trung chí thiện
  7. Qua khỏi cổng tam quan với 3 chữ Hán: Trung Am từ (tức đền Trung Am) là ngôi đền thờ chính gồm 3 gian lập trên nền nhà cũ của Trạng Trình, là nơi đặt tượng và bài vị của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Dân làng Trung Am đã khéo chọn hoành phi "An nam Lý Học", và đôi câu thơ treo dọc chính giữa Ðền như hai câu đối: Cổ lai quốc dĩ dân vi bản/ Ðắc Quốc ưng tri tại đắc dân (Xưa nay nước lấy dân làm gốc, được nước nên biết bởi được dân) Tượng ông được làm bằng gỗ, trông thế ngồi trên ngai, mình mặc áo rồng vua ban, đầu đội mũ cánh chuồn, tay phải cầm cuốn tập giơ lên như đang giảng đạo thơ cho các học trò. Phía trước đền là hồ Thái Nhâm, trên khoảng đất giữa hồ có cầu bắc qua còn tấm bia đá làm năm Vĩnh Hựu nhà Lê (1736) ghi lại việc làm đền thờ Trạng Trình và tên những người đã đóng góp xây dựng đền.
  8. Phía sau đền là 3 gian nhà lợp cói, mô phỏng am Bạch Vân, nơi Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi từ quan đã về dạy học, làm thơ. Cách không xa Bạch Vân am là khu vực tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm và phù điêu. Tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm là một tác phẩm cao 5,7 mét, nặng 8,5 tấn được làm bằng chất liệu đá Granit và trong tư thế ngồi tay cầm bút, tay cẩm sách, y phục nhà Nho, cốt cách giản dị. Hai bức phù điêu, mỗi bức có cao khoảng hơn 5 mét, dài hơn 20 mét và được làm khá hoàn chỉnh cả về nồi dung, bố cục mỹ thuật Một bức diễn tả lại cuộc đời sự nghiệp của Trạng Trình từ lúc còn bé đến cuối đời; bức kia diễn tả một giai đoạn lịch sử của địa phương từ khi thực dân Pháp xâm lược cho đến nay.
  9. Trong quần thể di tích Nguyễn Bỉnh Khiêm, cách không xa đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm là phần mộ cụ Nguyễn Văn Định, thân sinh Nguyễn Bỉnh Khiêm và tháp Bút Kình Thiên, tương truyền là do học trò tạo dựng để ca ngợi tài năng của Trạng trình như trụ cột chống trời, chùa Song Mai và đền thờ bà Minh Nguyệt (vợ thứ của Trạng Trình), di tích Quán Trung Tân bên bờ sông Hàn Đặc biệt trong không gian của khu di tích có rất nhiều vườn tượng, với kích thước bằng người thật, diễn tả lại cuộc đời, cảnh dạy học khi xưa của Nguyên Bỉnh Khiêm, tạo nên một khung cảnh gần gũi và sống động.
  10. Ðường đi được làm lại, khuôn viên, vườn cây lưu niệm được quy hoạch với cảnh quan đẹp và khang trang. Việc quy hoạch, trùng tu, xây dựng khu di tích Ðền Trạng thể hiện cao nhất tính lịch sử, giá trị văn hóa, đồng thời nắm bắt được những nhu cầu hàng đầu của du khách khi về thăm Ðền Trạng. Khu di tích Ðền Trạng được giữ gìn, trùng tu, xây dựng và khai thác trong phát triển du lịch, đã và đang là trọng tâm của tuyến du lịch du khảo đồng quê Hải Phòng với các điểm du lịch phụ cận phong phú như xem rối cạn Bảo Hà, rối nước Nhân Hòa, thăm Ðình Nhân Mục, làng nghề tạc tượng Ðồng Minh ở Vĩnh Bảo và kéo dài tuyến ra Núi voi Kiến An, Ðồ Sơn, Cát Bà, làm nên nét đặc sắc không đâu có ngoài Hải Phòng.
  11. Tham quan các di tích, du khách có thể hiểu phần nào về một nhà nho ưu thời, mẫn thế, lấy chí trung là chí thiện Chí thiện tư vi cực, để cắt nghĩa về một đời tài hoa, xuất xử linh hoạt đến kỳ lạ, ở ẩn trước khi làm quan: - Ðây còn là nơi đã tạo nguồn cảm hứng của 1.000 bài thơ Hán, Nôm, nói lên sự thanh bạch, trong sáng của lòng trung, nơi đã từng đào tạo hàng trăm nhân tài cho đất nước.
  12. c. Mở rộng: Sau khi dự án đường 10 hoàn chỉnh, tuyến du lịch từ quốc lộ 1 nối sang quốc lộ 10, liên kết những điểm du lịch nổi tiếng của Ninh Bình, Nam Ðịnh, Thái Bình, sang Cát Bà, Ðồ Sơn (Hải Phòng), Hạ Long, Móng Cái (Quảng Ninh) hoặc qua Ninh Giang (Hải Dương) về Hà Nội. Ðiều này góp phần đưa di tích Ðền Trạng trở thành tâm điểm của tuyến du lịch quốc gia và đang được nhiều hãng lữ hành quốc tế quan tâm đưa vào chương trình du lịch. Rượu Trạng Trình, cơm niêu, mái rạ, đàn bầu quê Trạng cùng những lời thơ, bia ký, Sấm truyền của Trạng và mở rộng hơn là những giá trị văn hóa tốt đẹp của vùng nông thôn duyên hải đang theo chân du khách đi khắp mọi miền đất nước, đến với bầu bạn năm châu, làm rạng danh quê hương, con người đất Trạng, góp phần phát triển du lịch Hải Phòng.
  13. Hàng năm cứ đến ngày 23/12, người dân trong vùng và các nơi lại kéo về đền thờ tế lễ, dâng hương tưởng niệm ngày mất của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bên cạnh phần lễ, phần hội với nhiều trò chơi dân gian đánh vật, kéo co, chọi gà, cờ người đã mang đến một không khí lễ hội dân gian độc đáo, để lại những ấn tượng tốt đẹp cho du khách trong và ngoài nước.
  14. Liên hệ bản thân: - Hải Phòng là mảnh đất “Địa linh nhân kiệt” nơi có nhiều danh nhân văn hóa, nhiều khu di tích lịch sử cấp quốc gia: Như đền thờ Vương triều Nhà Mạc, Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, khu di tích Bạch Đằng, Liên Khê - Có ý thức tìm hiểu, yêu quý, giữ gìn, tích cực tuyên truyền, quảng bá cho du khách, bạn bè năm châu để phát huy những nét độc đáo của những di tích lịch sử, những danh lam thắng cảnh quê hương.
  15. Khu đền thờ Vương triều nhà Mạc Khu di tích Bạch Đằng Khu đền thờ Lê Ích Mộc
  16. 3. Kết bài Thăm khu di tích, nghe về thơ văn, thân thế sự nghiệp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, du khách còn được thưởng thức cả hương vị ẩm thực của quê hương Trạng. Người dân Vĩnh Bảo khéo tay, hay làm, chế biến nhiều món ăn đồ uống địa phương đa dạng, sẽ làm hài lòng du khách.
  17. CÁC MÓN NGON HẢI PHÒNG – THƯỞNG THỨC MỘT LẦN LÀ NHỚ MÃI Chả rươi: “ Tháng chín đôi mươi Tháng mười lộc rươi”
  18. Nhiều món hải sản độc đáo
  19. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà: 2p - Ôn lý thuyết về VBTM. - Bổ sung để hoàn thiện bài thuyết minh về di tích lịch sử tại quê hương em . - Đọc trước bài :Những món ăn thuần việt trên quê hương Trạng Trình