Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 93, 94: Hịch tường sĩ

ppt 12 trang minh70 5820
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 93, 94: Hịch tường sĩ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_8_tiet_93_94_hich_tuong_si.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 93, 94: Hịch tường sĩ

  1. TIẾT 93,94:
  2. HỊCH TƯỚNG SĨ (Trần Quốc Tuấn) A) Đọc - Hiểu văn bản I) Tác giả – Tác phẩm : 1) Tác giả : * Trần Quốc Tuấn tước Hưng Đạo Vương (1231 – 1300) * Con người toàn đức toàn tài, công huân hiển hách. * Có công lao to lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần II (1285), lần III (1287 – 1288).
  3. 2) Tác phẩm : * Thể loại : Hịch (Thể văn chính luận do vua chúa hoặc tướng lĩnh dùng để cổ động, thuyết phục, kêu gọi chiến đấu). * Đặc điểm : Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, dẫn chứng thuyết phục, giọng điệu hùng hồn. * Viết bằng chữ Hán; Văn xuôi hoặc văn biền ngẫu. Kết cấu văn biền ngẫu. Ví dụ : - Kỉ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế. - Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương.
  4. 2) Tác phẩm : * Điểm giống nhau và khác nhau giữa Hịch và Chiếu + Giống : - Đều là thể văn ban bố công khai. - Đều là văn chính luận có kết chặt chẽ, lập luận sắc bén. - Viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu + Khác : - Chiếu : Ban bố mệnh lệnh (do vua chúa dùng). - Hịch : Cổ động thuyết phục, kêu gọi khích lệ, có thể do “tướng lĩnh dùng”.
  5. 3) Hoàn cảnh ra đời : * Được viết vào trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần II (1285). * Kêu gọi, khích lệ lòng yêu nước, quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.
  6. II/ Đọc : * Hướng dẫn đọc. + “ Ta thường nghe còn lưu tiếng tốt” . Đọc rõ ràng, chậm rãi. + “ Huống chi ta cùng tai vạ về sau” . Đọc giọng căm phẫn. + “ Ta thường tới bữa ta cũng vui lòng” . Đọc nhịp nhanh, dồn dập, có cảm xúc. + “Các ngươi ở cùng ta chẳng kém gì” . Đọc giọng chân tình, tha thiết. + “Nay các ngươi hoặc mê tiếng hát” . Giọng sỉ mắng gay gắt. + “Lúc bấy giờ được không” . Giọng đau xót căm phẫn. + “Nếu có giặc Mông Thát giặc điếc tai” . Giọng giễu cợt phê phán. + “Nay ta bảo phỏng có được không” . Giọng thiết tha, càng về cuối càng lên giọng. + “Đoạn còn lại” . Giọng khuyên răn, ôn tồn . * Tìm hiểu chú thích.
  7. *Bố cục: - Phần 1: “ Ta thường nghe còn lưu tiếng tốt” . Nêu gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách. - Phần 2: “ Huống chi cũng vui lòng” . Lột tả sự ngang ngược và tội ác của kẻ thù đồng thời nói lên lòng căm thù giặc. - Phần 3: “ Các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được không?” Nêu mối ân tình giữa chủ và tướng; phân tích phải trái, làm rõ đúng sai. - Phần 4: “ đoạn còn lại” . Nêu nhiệm vụ cấp bách, vạch rõ ranh giới giữa hai con đường chính và tà.
  8. III/ Tìm hiểu văn bản : 1) Nêu gương sử sách : 2) Tội ác của kẻ thù và tâm trạng của tác giả: a. Tội ác của kẻ thù: - đi lại nghênh ngang, sỉ mắng triều đình, bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng, vét của kho. Hình ảnh cụ thể sinh động; sử dụng nhiều động từ. - uốn lưỡi cú diều, đem thân dê chó, thác mệnh, giả hiệu, đem thịt mà nuôi hổ đói. Hình ảnh ẩn dụ, giọng điệu khinh bỉ; nghị luận kết hợp biểu cảm gián tiếp. Vạch trần tội ác, dã tâm của giặc. Khơi gợi lòng căm thù giặc ở tướng sĩ.
  9. b) Thái độ tình cảm của tác giả : tới bữa quên ăn Nhịp dồn dập, ngắn nửa đêm vỗ gối - Ta thường gọn, ngôn từ ước lệ giàu ruột đau như cắt hình ảnh có giá trị biểu nước mắt đầm đìa cảm. - xả thịt lột da, nuốt gan uống máu Sử dụng thành ngữ - trăm thân phơi ngoài nội cỏ Sử dụngThảo nghệ luận thuật phóng đại;nhóm điển cố, câu nghìn xác gói trong da ngựa văn biền ngẫu Tâm sự yêu nước,Hãy chỉ lòng ra cái căm hay, thù cái đặcgiặc, sắc tinh về thần sẵn sàng hynghệ sinh thuật vì nghĩa của đoạn lớn. văn chính luận này ?
  10. Phần 1 : Nêu gương Khích lệ ý chí lập anh hùng nghĩa sĩ công danh, xả thân trong sử sách. vì nước. Phần 2 : + Vạch trần tội ác, dã tâm của giặc. Khích lệ lòng Khích lệ lòng yêu căm thù giặc, ý nước bất khuất, + Tâm sự yêu nước. chí chiến đấu nơi quyết chiến quyết Lòng căm thù giặc. tướng sĩ . thắng kẻ thù xâm lược. Tinh thần sẳn sàng hy sinh vì nghĩa lớn. Phần 3 : Mục đích Phần 4 : Mục đích
  11. - Nêu đặc điểm của thể hịch? - Cảm xúc của em sau khi đọc đoạn văn này.
  12. Dặn dò : - Học thuộc lòng phần 2 của bài hịch. - Luyện đọc lại bài. - Soạn tiếp các câu hỏi sách giáo khoa. - Hoàn thành sơ đồ khái quát trình tự lập luận của bài “ Hịch tướng sĩ “. (Nắm được luận điểm, luận cứ, mối quan hệ giữa luận điểm và luận cứ).