Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết học 92: Chiếu dời đô

ppt 16 trang minh70 5540
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết học 92: Chiếu dời đô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_8_tiet_hoc_92_chieu_doi_do.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết học 92: Chiếu dời đô

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ ? Phân tích câu thơ thứ nhất của bài thơ “Tức cảnh Pác Bó? Qua bài thơ, em học tập được ở Bác những gì? * Câu thơ thứ nhất: - NT: tiểu đối: Sáng ra bờ suối / tối vào hang. + Đối thời gian: sáng - tối. + Đối không gian: suối - hang. + Đối hành động: ra - vào - Câu thơ diễn tả cuộc sống bí mật, gợi hoàn cảnh sống khó khăn nhưng qui củ, nền nếp, hòa nhập với thiên nhiên. * Học tập ở Bác: sống hòa hợp với thiên nhiên, tinh thần lạc quan, vựợt khó, say mê công việc
  2. CỐ ĐÔ HOA LƯ HOÀNG THÀNH THĂNG LONG THỜI LÝ
  3. Giới thiệu bài mới Định đô, lập nước là một trong những công việc quan trọng của một quốc gia, với khát vọng xây dựng đất nước Đại Việt hùng mạnh và bền vững muôn đời; sau khi được triều thần suy tôn làm vua, Lí Công Uẩn đã đổi tên nước thành Đại Cồ Việt – Đại Việt, đặt niên hiệu là Thuận Thiên và quyết định dời đô về thành Đại La. Vua ban Thiên đô chiếu cho triều đình và nhân dân được biết.
  4. (Thiên đô chiếu) Lí Công Uẩn
  5. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả - Lí Công Uẩn (974 – 1028) tức Lí Thái Tổ, quê Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc Ninh. - Là người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công. - Khi Lê Ngọa Triều mất, ông được triều thần tôn lên làm vua, lấy hiệu là Thuận Thiên. Lí Công Uẩn (974 - 1028)
  6. 2. Tác phẩm - Hoàn cảnh ra đời: Ra đời năm 1010 khi vua Lí Thái Tổ có ý định rời đô từ Hoa Lư về Ninh Bình. - Thể loại: Chiếu + Hình thức: Viết bằng văn xuôi hoặc văn biền ngẫu. + Mục đích: Là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh. + Nội dung: Thường thể hiện một tư tưởng lớn lao, có ảnh hưởng đến triều đại, vận mệnh đất nước.
  7. - PTBĐ: nghị luận - Bố cục: 3 phần + Phần 1: Từ đầu đến dời đổi. -> Lí do phải dời đô + Phần 2: Tiếp theo đến muôn đời. -> Các lợi thế của thành Đại La + Phần 3: Còn lại -> Quyết định dời đô
  8. II. PHÂN TÍCH 1. Lí do dời đô a. Dẫn ra việc dời đô của các vua bên Trung Quốc. + Nhà Thương năm lần dời đô + Nhà Chu ba lần dời đô. - Mục đích : + Muốn định đô ở nơi trung tâm. + Mưu toan nghiệp lớn,tính kế muôn đời cho con cháu + Trên vâng mệnh trời,dưới theo ý dân. - Kết quả: + Vận nước lâu bền + Phong tục phồn thịnh =>Việc dời đô làm cho đất nước phát triển thịnh vượng.
  9. b, Thực tế lịch sử nước ta: + Nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình + Khinh thường mệnh trời + Không noi theo dấu cũ Thương, Chu - Hậu quả: + Triều đại không lâu bền,số vận ngắn ngủi + Trăm họ phải hao tổn + Muôn vật không được thích nghi -> Việc đóng đô ở Hoa Lư của hai nhà Đinh -Lê là hạn chế, không còn phù hợp
  10. Lí do của việc dời đô: Trong lịch sử Trung Quốc: Thực tế lịch sử nước ta * NT: so sánh, đối chiếu, tương phản, dẫn chứng cụ thể, xác thực, khách quan tác giả khẳng định dời đô là việc làm cần thiết, làm cho đất nước vững bền, phát triển thịnh vượng. Bộc lộ tình cảm yêu nước, thương dân chân thành sâu sắc.
  11. 2. Lí do chọn thành Đại La - Về vị thế địa lí: + Ở vào nơi trung tâm đất trời, mở ra bốn hướng nam bắc, đông tây. + Được cái thế rồng cuộn hổ ngồi + Có núi lại có sông + Đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng, tránh được nạn lụt lội, chật chội. - Về vị thế chính trị văn hoá + Là đầu mối giao lưu: “ chốn hội tụ của bốn phương” + Là mảnh đất hưng thịnh: “ muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi” -> Câu văn được viết theo lối biền ngẫu, các vế đối nhau, cân xứng lí lẽ dẫn chứng thuyết phục người nghe. =>Đại La là trung tâm của đất nước, xứng đáng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời
  12. 3. Quyết định dời đô “Trẫm muốn dự vào sự thuận lợi ấy. Các khanh nghĩ thế nào?” + NT: Câu nghi vấn => Kết thúc mang tính chất đối thoại, trao đổi; tạo sự đồng cảm giữa vua và dân
  13. HÀ NỘI TÂY HỒ - HÀ NỘI
  14. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Câu văn viết theo lối biền ngẫu, các vế đối nhau cân xứng nhịp nhàng. Lập luận chặt chẽ - Kết hợp giữa lí và tình 2. Nội dung Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. * Ghi nhớ : SGK T51
  15. IV. Luyện tập ? Chứng minh Chiếu dời đô có kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục. Bài làm: * Trình tự lập luận cho việc cần thiết phải dời đô: – Nêu sử sách bên Trung Quốc làm tiền đề, làm chỗ dựa cho lý lẽ. – Soi tiền đề vào thực tế của hai triều đại Đinh, Lê để chỉ rõ thực tế ấy không còn thích hợp với sự phát triển của đất nước, cần thiết phải dời đô. – Đi tới kết luận: Khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm Kinh Đô. * Đây là lời ban bố mệnh lệnh nhưng lại có những đoạn bày tỏ nỗi lòng, có những lời như đối thoại, trao đổi. Ví như "Trẫm rất đau xót về việc đó", đặc biệt là hai câu cuối bài chiếu tại tính chất đối thoại và trao đổi chứ không phải là tính chất đơn thoại, một chiều của người trên ban bố cho kẻ dưới. Và vì thế, lời văn tạo nên sự đồng cảm sâu sắc giữa mệnh lệnh của vua với thần dân, ai ai cũng xúc động.
  16. - HỌC BÀI. - HOÀN THÀNH BÀI TẬP PHẦN LUYỆN TẬP - SOẠN BÀI HỊCH TƯỚNG SĨ