Bài giảng Ngữ văn 9 - Bài học: Đồng chí

ppt 18 trang minh70 5020
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Bài học: Đồng chí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_9_bai_hoc_dong_chi.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 9 - Bài học: Đồng chí

  1. ĐỒNG CHÍ ( Chính Hữu) I. Đọc, chú thích: -Tên thật Trần Đình Đắc( 1926 – 2007) - Quê: Hà Tĩnh. - Đề tài: Hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. - Phong cách sáng tác: Lời thơ bình dị, cảm xúc dồn nén, vừa thiết tha vừa trầm hùng; ngôn ngữ, hình ảnh chọn lọc, hàm súc, giàu tính triết lí.
  2. ĐỒNG CHÍ ( Chính Hữu) -Bài thơ sáng tác vào năm 1948. Đây là thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy khó khăn, thiếu thốn và gian khổ. -Là bài thơ tiêu biểu viết về người lính cách mạng thời kì kháng chiến chống Pháp.
  3. Đồng chí Chính Hữu Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Đồng chí ! Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. (1948)
  4. ĐỒNG CHÍ ( Chính Hữu) * Bố cục: - 7 câu thơ đầu: Cơ sở của tình đồng chí. - 10 câu tiếp: sức mạnh của tình đồng chí. - 3 câu kết: Hình ảnh giàu tính biểu tượng về người lính.
  5. Đồng chí Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Đồng chí ! Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. (1948)
  6. Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Đồng chí !
  7. 1. Cơ sở của tình đồng chí: - Quê hương anh - Làng tôi nước mặn đồng chua - đất cày sỏi đá -Nghệ thuật: Đối, cấu trúc sóng đôi, thành ngữ, hoán dụ. → Chung hoàn cảnh xuất thân, nghèo khó, chung giai cấp.
  8. Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
  9. - Súng bên súng/ đầu sát bên đầu → Hoán dụ, điệp từ, hình ảnh cụ thể , hàm súc, giàu sức biểu cảm. → Chung nhiệm vụ, chung lí tưởng. Rét chung chăn tri kỉ: cùng chia sẻ gian lao - → Tình cảm bền chặt gắn bó. Đồng chí! ( Câu đặc biệt, dấu chấm than, từ ngữ hàm súc ) → nhấn mạnh sự thiêng liêng, cao cả trong tình đồng chí, đồng đội. → Tình cảm đã trải qua bao thử thách, tôi luyện trong chiến đấu gian khổ.
  10. 2. Biểu hiện, sức mạnh tình đồng chí: - Ruộng nương anh gửi bạn thân cày - Gian nhà không mặc kệ gió lung lay - Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. → Hoán dụ, ẩn dụ, nhân hóa. →Là những người con yêu gia đình, quê hương, làng xóm. → Cảm thông sâu xa tâm tư, nỗi lòng của nhau.
  11. 2. Biểu hiện, sức mạnh tình đồng chí: - Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá. Chân không giày. - Nghệ thuật: Hình ảnh cụ thể, chân thực, từng cặp câu đối ứng nhau - Tinh thần lạc quan cách mạng. → Cực tả sự gian khổ thiếu thốn và sự gắn bó, chia sẻ những gian lao của cuộc đời người lính.
  12. 2. Biểu hiện, sức mạnh tình đồng chí: - Thương nhau tay nắm lấy bàn tay → Tình cảm gắn bó của người lính CM đã truyền hơi ấm, nghị lực cho nhau. => Hình ảnh người lính trong buổi đầu kháng chiến nghèo khổ thiếu thốn vật chất nhưng tình đồng chí tiếp thêm sức mạnh cho nhau.
  13. Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. THỜI GIAN KHÔNG GIAN HOÀN CẢNH Đêm rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới * Có ý kiến cho rằng: Khổ thơ cuối có sự kết hợp hài hoà giữa chất hiện thực và chất lãng mạn. Làm nên vẻ đẹp của người lính: Vừa gan dạ, dũng cảm, chủ động trong chiến đấu vừa có tâm hồn lãng mạn. Em có đồng ý không? Vì sao?
  14. 3. Biểu tượng đẹp về người lính: - Rừng hoang sương muối: hoàn cảnh khắc nghiệt. - bên nhau: kề vai sát cánh - Đầu súng trăng treo: → Hình ảnh đẹp vừa thực vừa mộng, vừa giàu chất trữ tình, mang ý nghĩa tượng trưng. Những hình ảnh ấy hoà quyện, gắn bó cùng với những người lính trong suốt quá trình chiến đấu.