Bài giảng Ngữ văn 9 - Bài: Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Bài: Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_9_bai_nghi_luan_ve_mot_tac_pham_truyen_hoa.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 9 - Bài: Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
- VĂN NGHỊ LUẬN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC NGHỊ NGHỊ NGHỊ NGHỊ LUẬN LUẬN LUẬN LUẬN VỀ MỘT VỀ MỘT VỀ TÁC VỀ MỘT SỰ VIỆC, TƯ PHẨM ĐOẠN HIỆN TƯỞNG, TRUYỆN THƠ, TƯỢNG ĐẠO LÍ (HOẶC BÀI ĐOẠN THƠ TRÍCH)
- NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) QUY ƯỚC GHI BÀI - Ghi tên bài học, các mục (A, I, 1, a ) - Ghi các nội dung có màu xanh dương
- NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) A. Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) I. Khái niệm 1. Tìm hiểu ví dụ : VD sgk trang 61-63 - Vấn đề nghị luận: Những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. - Các luận điểm: anh thanh niên có những phẩm chất cao quý, đáng khâm phục; yêu đời, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao; hiếu khách, quan tâm đến người khác; khiêm tốn, anh thanh niên XácEm địnhhãy xáccácđịnhcâu nêuvấn đáng tin yêu, trân trọng. Xác định các luận lênđề cầnhoặcnghịcô đúcluậnluậncủa điểm có trong bài. điểmvăncủabảnbài.văn.
- NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) Gấp lại truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, lòng ta cứ xao xuyến, vấn vương trước vẻ đẹp của những con người, trước những tình cảm chân tình, nồng hậu trong một cuộc sống đầy tin yêu (1). Viết về một mảng hiện thực trên miền đất Sa Pa trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, thiên truyện như muốn nói với ta rằng: Bên trong vẻ lặng lẽ của núi rừng, cuộc sống ở đây chứa bao vẻ đẹp đáng yêu, đang có không ít sự hi sinh thầm lặng (2). Dù được miêu tả nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp, nhân vật nào của “Lặng lẽ Sa Pa” cũng hiện lên với nét cao quý đáng khâm . phục (3). TrongDù đóđược, anhmiêuthanhtả nhiềuniên làmhaycôngít, trựctác khítiếptượnghay giánkiêmtiếpvật, nhânlí địa vậtcầunào– nhâncủa vật“Lặngchínhlẽ củaSa Pa”tác cũngphẩmhiện– đãlênđể lạivớichonétchúngcao quýta nhiềuđáng khâmấn tượngphụckhó(4phai). Trongmờ (đó4),. anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu – nhân vật chính của tác phẩm – đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ (5).
- NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) Trước tiên, nhân vật anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình (1).Trong lời giới thiệu với ông hoạ sĩ già và cô gái, bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian” (2). Đã mấy năm nay, anh sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo (3). Công việc hàng ngày của anh là đo gió, đo nhiệt độ, đo mưa, đo nắng rồi ghi chép, rồi gọi vào máy bộ đàm báo về trung tâm (4). Nhiều mùa, nhiều đêm anh phải đối chọi với gió tuyết và lặng im (5). Vậy mà anh rất yêu công việc của mình (6). Chúng ta hãy nghe lời nói của anh thanh niên với ông hoạ sĩ: “[ ] khi ta làm việc, ta với công việc là đôi sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất” (7). Còn đây là tâm sự của anh với cô kĩ sư trẻ: “[ ] lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà!” (8). Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần nhưng người thanh niên ấy vẫn ham mê công việc, vẫn biết sắp xếp, lo toan cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định (9). Anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách (10). Thỉnh thoảng anh xuống đường tìm gặp bác lái xe cùng hành khách để trò chuyện cho nguôi nỗi nhớ nhà, vợi bớt cô đơn.(11)
- NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) Sống trong hoàn cảnh như thế, sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô đơn (1). Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “thèm người”,Ngaylòngtừ nhữnghiếu kháchphút đếngặp nồnggỡ bannhiệt,đầu,ởlòngsự quanmếntâmkhách,đếnnhiệtngườitìnhkháccủamộtanhcáchđã gâychu đượcđáo (2thiện). cảm tự nhiên đối với người hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ (3). Niềm vui được đón khách dào dạt trong long anh, toát lên trên nét mặt, qua từng cử chỉ (4). Anh biếu bác lái xe củ tam thất để mang về cho vợ bác mới ốm dậy (5). Anh mừng quýnh đón quyển sách bác mua hộ (6). Anh hồ hởi đón mọi người lên thăm “nhà” mình và hồn nhiên kể về công việc, cuộc sống của mình, của bạn bè nơi Sa Pa lặng lẽ (7). Chúng ta khó có thể quên việc làm đầu tiên của anh thanh niên khi có khách lên thăm nơi ở của mình: hái một bó hoa rực rỡ sắc màu tặng người con gái chưa hề quen biết (8). “Anh con trai, rất tự nhiên, như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy” (9). Củ tam thất gửi vợ bác lái xe, làn trứng, bó hoa tiễn người hoạ sĩ già, cô gái trẻ tiếp tục cuộc hành trình, đó là những kỉ niệm của một tấm lòng sốt sắng, tận tình đáng quý (10).
- NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đất nước như thế nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn (1). Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao người khác (2). Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sĩ già phác thảo chân dung của mình vào cuốn sổ tay (3). Con người khiêm tốn ấy hào hứng giới thiệu cho hoạ sĩ những người đáng để vẽ hơn mình (4). Đó là ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa vượt qua bao khó khăn, vất vả để tạo ra những củ su hào to hơn, ngon hơn cho nhân dân toàn miền Bắc, là anh cán bộ khí tượng dưới trung tâm suốt mười một năm nay chuyên tâm nghiên cứu và thiết lập một bản đồ sét (5). Dù còn trẻ tuổi, anh thấm thía cái nghĩa, cái tình của mảnh đất Sa Pa mà mình được sinh ra, lớn lên, thấm thía sự hi sinh lặng thầm của những con người ngày đêm làm việc, lo nghĩ cho đất nước (6).
- NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) Bằng một cốt truyện khá nhẹ nhàng, những chi tiết chân thực, tinh tế, bằng ngôn ngữ đối thoại sinh động, Nguyễn Thành Long đã kể lại một cuộc gặp gỡ tình cờ mà thú vị nới Sa Pa lặng lẽ (1). Chưa đầy ba mưoi phút tiếp xúc với anh thanh niên khiến người hoạ sĩ già thêm suy ngẫm về vẻ đẹp cuộc đời mà mình không bao giờ thể hiện hết được, khiến cô kĩ sư trẻ lòng bao cảm mến, bâng khuâng (2). Với truyện ngắn này, phải chăng nhà văn muốn khẳng định: Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu, hi sinh lớn lao và thầm lặng (3)? Những con người cần mẫn, nhiệt thành như anh thanh niên ấy thật đáng trân trọng, thật đáng tin yêu (4).
- NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) A. Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích I. Khái niệm 1. Tìm hiểu ví dụ - Các câu mang luận điểm: + Đoạn 1: câu 3, 4; VớiChúngcác luậnta có điểmthể nhậnnày, + Đoạn 2: câu 1; xét, đánh giá những vấn + Đoạn 3: câu 2; tác giả muốn trình bày + Đoạn 4: câu 1; đề gìđiềutronggìtácvềphẩm? ? + Đoạn 5: câu 3, 4. => Thể hiện những nhận xét, đánh giá của người viết về nhân vật.
- NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) A. Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích I. Khái niệm 1. Tìm hiểu ví dụ 2. Kết luận: Ý thứ nhất trong nghi nhớ SGK trang 63. Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. Vậy, thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?
- NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) A. Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích I. Khái niệm II. Các yêu cầu 1. Tìm hiểu ví dụ:
- NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) 1. Xác định các vấn đề sau ở đoạn văn 2, 3 và 4 Câu mang luận điểm: Luận cứ: Phép lập luận: Kiểu đoạn văn:
- NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) 2. Xác định bố cục của bài văn, nhiệm vụ của từng phần. 3. Nhận xét: - Cơ sở của những nhận xét, đánh giá về truyện là gì? - Các luận điểm có rõ ràng, chính xác hay không? - Các luận cứ và cách lập luận đã làm nổi bật luận điểm hay chưa? - Bố cục của bài văn như thế nào?
- NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) Trước tiên, nhân vật anh thanh niên này đẹp ở tấm Luận điểm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình. - Sống một mình, công việc lặng thầm, thời tiết khắc nghiệt. Luận cứ - Trích dẫn những câu nói của anh về công việc. - Biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống, trồng hoa, nuôi gà. Phép lập Phân tích + chứng minh. luận Kiểu đoạn Diễn dịch. văn
- NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi Luận điểm thèm người, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt, ở sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo. - Đón khách nồng nhiệt Luận cứ - Biếu bác lái xe củ tam thất. - Tặng hoa, quà cho mọi người. Phép lập - Phân tích luận - Chứng minh Kiểu đoạn Diễn dịch văn
- NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng Luận điểm cho đất nước như thế nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. - Thấy đóng góp của mình là nhỏ bé. Luận cứ - Ngượng khi hoạ sĩ vẽ chân dung. - Giới thiệu người khác xứng đáng hơn. - Phân tích Phép lập luận - Chứng minh Kiểu đoạn văn Diễn dịch
- a. Mở bài (đoạn 1): Nêu vấn đề anh thanh niên có nhiều nét cao quý đáng khâm phục b. Thân bài (đoạn 2, 3, 4): Nhận xét, đánh giá, phân tích, chứng minh để làm rõ các phẩm chất của nhân vật anh thanh: - Luận điểm 1: Yêu đời, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc. - Luận điểm 2: Hiếu khách, quan tâm đến người khác. - Luận điểm 3: Khiêm tốn. c. Kết bài (đoạn 5): Khẳng định vấn đề những con người cần mẫn, nhiệt thành như anh thanh niên ấy thật đáng trân trọng, thật đáng tin yêu.
- NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) Nhận xét: - Những nhận xét, đánh giá về nhân vật anh thanh niên xuất phát từ tính cách của nhân vật; - Các luận điểm được nêu lên rõ ràng, ngắn gọn; có luận điểm xuất phát, luận điểm mở rộng, luận điểm kết luận; - Các luận điểm được phân tích chứng minh thuyết phục bằng các dẫn chứng cụ thể trong tác phẩm (lời nói, hành động, suy nghĩ của anh thanh niên; từ suy nghĩ của các nhân vật khác; từ lời của người dẫn chuyện ); - Bài văn có bố cục chặt chẽ; từ nêu vấn đề, người viết đi vào phân tích, chứng minh, sau đó khẳng định vấn đề
- NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) A. Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích I. Khái niệm II. Các yêu cầu 1. Tìm hiểu ví dụ 2. Kết luận: ý 2, 3 và 4 ghi nhớ SGK trang 63 B. Luyện tập Bài tập sgk tr 63-64 Vậy, bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có những yêu cầu nào?
- NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) 1. Vấn đề nghị luận: Tình thế lựa chọn nghiệt ngã và nét đẹp tâm hồn của lão Hạc. 2. Các ý kiến chính: - Tình thế của lão Hạc: chọn sống hay chết - Lựa chọn của lão Hạc: chọn cái chết. - Nhận xét về sự lựa chọn: chết trong còn hơn sống khổ, chết thảm khốc, chết để bảo toàn nhân cách, 3. Phẩm chất của Lão Hạc: yêu thương con, giàu lòng tự trọng,
- NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) Trong các đề bài sau, những đề bài nào là nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)? A. Suy nghĩ về đạo lý của dân tộc: “Uống nước nhớ nguồn”; B. Đất nước ta có nhiều tấm gương vượt khó học giỏi. Em hãy trình bày một số tấm gương đó và nêu suy nghĩ của mình; C. Phân tích vẻ đẹp của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân; D. Cảm nhận của em về tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt; E. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc qua tám câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (Ngữ văn 9, tập một).
- NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) Đọc đoạn văn sau: Vũ Nương là người phụ nữ đảm đang, hiếu thảo. Trong ba năm chồng đi chiến trận, một mình nàng vừa làm con vừa làm cha vừa làm mẹ để chăm sóc, phụng dưỡng mẹ chồng, nuôi dạy con thơ. Chồng xa nhà, nàng đã thay chồng phụng dưỡng mẹ chu đáo. Khi bà ốm nàng đã thuốc thang lễ bái thần phật và lấy những lời khôn khéo khuyên lơn để bà vơi bớt nỗi nhớ thương con. Đến khi bà mất, nàng đã hết lời thương xót, ma chay tế lễ cẩn trọng hệt như với cha mẹ đẻ của mình. Cái tình ấy quả có thể cảm thấu cả trời đất cho nên trước lúc chết người mẹ già ấy đã trăng trối những lời yêu thương, động viên, trân trọng con dâu “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ lòng con như con đã chẳng phụ mẹ". Có thể nói Vũ Nương là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.
- A. Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích B. Luyện tập C. Hướng dẫn tự học: - Nắm vững nội dung bài học, tìm đọc các đoạn văn nghị luận về tác phẩm truyện - Chuẩn bị bài Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)