Bài giảng Ngữ văn 9 - Ôn tập chị em Thúy Kiều (trích truyện Kiều - Nguyễn Du)

pptx 13 trang minh70 7881
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Ôn tập chị em Thúy Kiều (trích truyện Kiều - Nguyễn Du)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_9_on_tap_chi_em_thuy_kieu_trich_truyen_kie.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 9 - Ôn tập chị em Thúy Kiều (trích truyện Kiều - Nguyễn Du)

  1. CÂU HỎI ÔN TẬP: Câu 1: Cho những câu thơ sau: “ Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang .” a. Em hãy đọc tiếp câu thơ đầu và câu thơ cuối để hoàn thành khổ thơ trên? b. Những câu thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? c.Trong bốn câu thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật tiêu biểu nào? Nêu nội dung chính của bốn câu thơ đó.
  2. Trả lời a/ “Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”. b/ Trong đoạn trích chị em Thúy Kiều (Truyện Kiều - Nguyễn Du) c/ Nghệ thuật tiêu biểu là ước lệ. Nội dung chính: Tác giả miêu tả chi tiết, cụ thể vẻ đẹp của Thúy Vân.
  3. Câu 2: Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du có viết: "Mai cốt cách tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười" a, Câu thơ trên được trích từ đoạn trích nào của Truyện kiều, nêu vị trí của đoạn trích đó. b, Em giải thích cụm từ “ mai cốt cách, tuyết tinh thần”? Tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuật gì? Trả lời Câu thơ trên được trích từ văn bản “Chị em Thúy Kiều”. Đoạn trích nằm ở phần mở đầu của phần “gặp gỡ và đính ước”. Cụm từ “mai cốt cách, tuyết tinh thần”: - Mai cốt cách: cốt cách thanh tao, mảnh dẻ như cây mai. - Tuyết tinh thần: tinh thần trong trắng, khôi nguyên như tuyết. Câu thơ sử dụng biện pháp ước lệ tượng trưng để nói tới sự duyên dáng, thanh cao, trong trắng của chị em Thúy Kiều. Vẻ đẹp đạt mức hoàn hảo của hai chị em.
  4. Câu 3: Trong hai câu thơ: Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh Từ “thu thủy”, “xuân sơn” là cách nói ẩn dụ hay hoán dụ? Vì sao? Trả lời: - Thu thủy: làn nước mùa thu. - Xuân sơn: nét núi mùa xuân. Cả câu thơ sử dụng hình ảnh mang tính ước lệ và biện pháp ẩn dụ gợi lên đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt như làn nước mùa thu, đôi lông mày thanh tú như nét núi mùa xuân.
  5. Câu 4: Qua cung đàn của Thúy Kiều (Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân) em hiểu thêm gì về số phận cuộc đời nàng trong tương lai? Trả lời: - Cung đàn của nàng Kiều là - cung đàn Bạc mệnh - Tâm hồn Kiều đa sầu đa cảm khiến Kiều không thể tránh khỏi số phận nghiệt ngã, éo le, gian khổ “chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau” và trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
  6. Câu 5: Có bạn chép hai câu thơ sau: “Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu buồn kém xanh”. a. Hai câu thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? b. Bạn đã chép sai từ nào trong hai câu thơ này? Việc chép sai như vậy có ảnh hưởng gì đến ý nghĩa của đoạn thơ, em hãy giải thích điều đó. Trả lời: a. Trong đoạn trích chị em Thúy Kiều (Truyện Kiều - Nguyễn Du) b. - Chép sai từ “buồn”, từ đúng là từ “hờn” “Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” - Việc chép sai như vậy có ảnh hưởng đến ý nghĩa của đoạn thơ như sau: + “buồn” là sự chấp nhận còn “hờn” thể hiện sự tức giận có ý thức tiềm tàng phản kháng. + Dùng từ “hờn” mới đúng dụng ý của Nguyễn Du về việc miêu tả nhan sắc của Kiều thống nhất theo quan niệm “hồng nhan bạc phận”. + Kiều đẹp đến mức làm cho thiên nhiên phải ghen phải hờn để rồi sau này Kiều chịu số phận lênh đênh chìm nổi với mười lăm năm lưu lạc.
  7. Câu 6: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về vẻ đẹp của Thúy Vân trong các câu thơ sau: “ Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”
  8. Gợi ý viết: Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân - Câu thơ mở đầu đoạn khái quát vẻ đẹp của nhân vật, hai chữ “trang trọng” gợi vẻ cao sang, quý phái. - Nghệ thuật ước lệ tượng trưng, vẻ đẹp của Vân được so sánh với những thứ cao đẹp nhất trên đời trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc. + Thúy Vân được miêu tả toàn vẹn từ khuôn mặt tới làn da, mái tóc, nụ cười, giọng nói. - Tác giả sử dụng những từ ngữ trau chuốt, chọn lọc: khuôn mặt phúc hậu, đầy đặn, tươi sáng như trăng tròn. - Chân dung Thúy Vân là chân dung mang tính cách số phận. Vân đẹp hơn những vẻ đẹp trong tự nhiên. Vẻ đẹp của nàng khiến tự nhiên “thua”, “nhường” dự báo cuộc đời êm đềm, không sóng gió.
  9. Câu 7: Sử dụng câu chủ đề sau để viết đoạn văn: “Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều mang vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà cả về tài lẫn sắc”.
  10. Câu 5: - Tác giả rất tinh tế khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều: tác giả miêu tả chân dung Thúy Vân trước để làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều. - Với thủ pháp đòn bẩy, tác giả làm nổi bật vẻ của Kiều cả về nhan sắc lẫn tài năng. + Ngay trong câu thơ: “Kiều càng sắc sảo mặn mà” tác giả gợi lên sự sắc sảo về trí tuệ và mặn mà về tâm hồn. + Với bút pháp ước lệ tượng trưng, bức họa về nàng Kiều với đôi mắt trong sáng, long lanh thể hiện tâm hồn trong trắng, trí tuệ sắc sảo của nàng. + Vẻ đẹp của Kiều khiến hoa ghen, liễu hờn dự báo trước cuộc đời đầy sóng gió của Kiều. + Thúy Vân tác giả tập trung tả về nhan sắc, với Thúy Kiều, tác giả một phần tả sắc và hai phần để tả về cái tài của nàng.
  11. Câu 6: Câu 7: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về vẻ đẹp Sử dụng câu chủ đề sau để của Thúy Vân trong các câu thơ sau: viết đoạn văn: “ Vân xem trang trọng khác vời “Khác với Thúy Vân, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Thúy Kiều mang vẻ đẹp Hoa cười ngọc thốt đoan trang sắc sảo, mặn mà cả về tài Mây thua nước tác tuyết nhường màu da” lẫn sắc”.
  12. Câu 6: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về vẻ đẹp Câu 7: Sử dụng câu chủ đề sau để viết đoạn văn: của Thúy Vân. “Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều mang vẻ đẹp sắc Gợi ý viết: Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân sảo, mặn mà cả về tài lẫn sắc”. - Câu thơ mở đầu đoạn khái quát vẻ đẹp của Gợi ý nhân vật, hai chữ “trang trọng” gợi vẻ cao sang, - Tác giả rất tinh tế khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy quý phái. Kiều: tác giả miêu tả chân dung Thúy Vân trước để - Nghệ thuật ước lệ tượng trưng, vẻ đẹp của Vân làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều. được so sánh với những thứ cao đẹp nhất trên đời - Với thủ pháp đòn bẩy, tác giả làm nổi bật vẻ của trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc. Kiều cả về nhan sắc lẫn tài năng. + Thúy Vân được miêu tả toàn vẹn từ khuôn + Ngay trong câu thơ: “Kiều càng sắc sảo mặn mặt tới làn da, mái tóc, nụ cười, giọng nói. mà” tác giả gợi lên sự sắc sảo về trí tuệ và mặn mà - Tác giả sử dụng những từ ngữ trau chuốt, chọn về tâm hồn. lọc: khuôn mặt phúc hậu, đầy đặn, tươi sáng như + Với bút pháp ước lệ tượng trưng, bức họa về trăng tròn. nàng Kiều với đôi mắt trong sáng, long lanh thể hiện - Chân dung Thúy Vân là chân dung mang tính tâm hồn trong trắng, trí tuệ sắc sảo của nàng. cách số phận. Vân đẹp hơn những vẻ đẹp trong tự + Vẻ đẹp của Kiều khiến hoa ghen, liễu hờn dự nhiên. báo trước cuộc đời đầy sóng gió của Kiều. Vẻ đẹp của nàng khiến tự nhiên “thua”, “nhường” + Thúy Vân tác giả tập trung tả về nhan sắc, với dự báo cuộc đời êm đềm, không sóng gió. Thúy Kiều, tác giả một phần tả sắc và hai phần để tả về cái tài của nàng.