Bài giảng Ngữ văn 9 - Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương

pptx 5 trang minh70 3300
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_9_van_ban_chuyen_nguoi_con_gai_nam_xuong.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 9 - Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương

  1. ĐẾN DỰ TIẾT HỌC NGỮ VĂN CỦA LỚP 9A2
  2. Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương Tóm tắt văn bản: - Vũ Nương là một người con gái thùy mị, nết na, lấy Trương Sinh con nhà hào phú, ít học hay đa nghi. Trương Sinh phải đi chống giặc Chiêm. Vũ Nương ở nhà, sinh con, chăm sóc mẹ chồng chu đáo. Mẹ chồng ốm rồi mất. Giặc tan, Trương Sinh trở về nghe câu nói ngây thơ của con nên nghi ngờ vợ. Vũ Nương bị oan, nhưng không thể minh oan, bèn tự tử ở bến Hoàng Giang và được Linh Phi cứu. Ở dưới thủy cung, nàng gặp Phan Lang – người cùng làng – Phan Lang được Linh Phi giúp đỡ và trở về trần gian gặp Trương Sinh. Vũ Nương được giải oan nhưng không thể trở về trần gian được nữa.
  3. CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG Trích: Truyền kỳ mạn lục – Nguyễn Dữ I. Đọc hiểu văn bản: 1. Đọc 2. Chú thích a. Tác giả: Nguyễn Dữ - Là gương mặt nổi bật của văn học VN thế kỷ XVI. - Quê sống ở Hải Dương, chưa rõ năm sinh, năm mất, là học trò xuất sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Sống trong cảnh chế độ phong kiến mục nát, “dông bão nổ triền miên”, xã hội là cái “vực thẳm đời nhân loại” chỉ thấy “bóng tối đùn ra trận gió đen” nên sau khi đỗ hương cống, Nguyễn Dữ chỉ làm quan một năm rồi lui về ở ẩn. Đó chính là hình thức bày tỏ thái độ chán nản trước thời cuộc của một tri thức tâm huyết nhưng sinh ra không gặp thời.
  4. b. Tác phẩm: -“ Chuyện người con gái Nam Xương” là truyền thứ 16, có nguồn gốc từ một truyện cổ tích Việt Nam có tên là “Vợ chàng Trương”. II. Tìm hiểu văn bản: 1. Nhân vật Vũ Nương: - Trước hết Vũ Nương là một người phụ nữ thủy chung, son sắt trong tình nghĩa vợ chồng. - Vũ Nương còn là người con dâu hiếu thảo với mẹ chồng, một người mẹ hiền đầy tình thương yêu con. 2. Số phận bất hạnh của Vũ Nương: - Là nạn nhân của chế độ nam quyền, một xã hội mà hôn nhân không có tình yêu và tự do. - Là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa. - Đỉnh điểm của bi kịch là khi gia đình tan vỡ, bản thân phải tìm đến cái chết.
  5. 3. Nhân vật Trương Sinh: -Là con nhà giàu, ít học, hay đa nghi. - Khi nghe lời con trẻ thì Trương Sinh sử xự rất hồ đồ, độc đoán, vũ phu, tàn nhẫn với vợ. - Sau đó, hối hận thì đã muộn màng. Trương Sinh là “sản phẩm” của xã hội phong kiến Nam quyền, xã hội ấy cho phép người đàn ông đối xử thô bạo, tàn nhẫn với người phụ nữ. 4. Nghệ thuật: -Kết cấu truyện độc đáo, sáng tạo vs chi tiết cái bóng đc dấu kín, đến khi mở nút thì mọi sự đã rồi. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đẹp người, đẹp nết, nhưng phải chịu nhiều bất hạnh. - Ngôn ngữ truyện điêu luyện. - Lồng vào các chi tiết kỳ ảo để: + Tăng sức hấp dẫn bằng sự ly kỳ và trí tưởng tượng phong phú. + Hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của Vũ Nương, một người dù đã ở thế giới khác vẫn quan tâm đến chồng con, nhà cửa, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự. + Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu, thể hiện mơ ước ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng: Người tốt dù có phải trải qua bao oan khuất, cuối cùng sẽ được minh oan.