Bài giảng Ngữ văn khối 12 - Tuần 7: Đọc văn: Tây Tiến (Quang Dũng)

pptx 16 trang thuongnguyen 62034
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn khối 12 - Tuần 7: Đọc văn: Tây Tiến (Quang Dũng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_khoi_12_tuan_7_doc_van_tay_tien_quang_dung.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn khối 12 - Tuần 7: Đọc văn: Tây Tiến (Quang Dũng)

  1. TÂY TIẾN Quang Dũng
  2. A. KIẾN THỨC CHUNG I. TÁC GIẢ: Quang Dũng - Tên thật là Bùi Đình Diệm, quê quán Đan Phượng, Hà Nội - Vị trí: • Là nhà thơ của xứ Đoài mây trắng (do ông là người con của thôn Đoài, Sơn Tây). • Ông là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. - Phong cách: • Ông được biết đến là nhà thơ và là người lính tham gia các chiến trường thơ Quang Dũng mang vẻ đẹp hình tượng người lính và hơi thở thời đại với những cảm xúc chân thực. - • Ông sống đôn hậu, bình dị, chân thực, luôn hướng về quê hương. Vì vậy, thơ Quang Dũng có sự hòa hợp tuyệt diệu giữa những giao động tinh vi với cảnh quê, tình quê; giữa thanh, sắc và tình. - • Thơ Quang Dũng là tiếng nói của một tâm hồn phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và hào hoa. - Tác phẩm: Mây đầu ô (1986); Thơ văn Quang Dũng
  3. II. TÁC PHẨM 1. Vị trí - Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Quang Dũng và là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của ông. - Là “đóa hoa nghệ thuật nở rộ trong vườn thi ca Cách mạng” thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. 2. Xuất xứ: rút trong tập thơ “Mây đầu ô” 3. Hoàn cảnh sáng tác: - 1947: Quang Dũng gia nhập binh đoàn Tây Tiến - Cuối năm 1948, Quang Dũng phải chuyển sang đơn vị khác. - Tại làng Phù Lưu Chanh, nhớ về đồng đội cũ, Quang Dũng đã sáng tác thi phẩm này. Ông đặt tên là “Nhớ Tây Tiến” 4. Nhan đề: Năm 1957, khi đưa vào tập “Rừng biển quê hương” in chung với Trần Lê Văn – bạn thân của Quang Dũng, nhà thơ đã đổi thành “Tây Tiến”
  4. GIỚI THIỆU VỀ BINH ĐOÀN TÂY TIẾN - Tây Tiến – tên một đơn vị bộ đội thành lập năm 1947, Quang Dũng là đại đội trưởng. - Địa bàn hoạt động: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa, Sầm Nưa (Lào). - Thành phần: Thanh niên Hà Nội, đa số là học sinh sinh viên và dân lao động thành thị nhiều ngành nghề khác nhau tâm hồn rất lãng mạn, hào hoa. - Nhiệm vụ: kết hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng địch ở Thượng Lào - Điều kiện sống: rất gian khổ, khắc nghiệt, thiếu thốn. - Tinh thần: hào hùng, lạc quan, lãng mạn, yêu đời, can trường, quả cảm. Tây Tiến có vai trò quan trọng vì tạo ra cảm hứng thơ, hình tượng trung tâm của bài thơ, mạch cảm xúc và cấu tứ của bài.
  5. B. KIẾN THỨC CỤ THỂ I. ĐOẠN 1: BỨC TRANH THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Nỗi nhớ về thiên nhiên miền Tây và những chặng đường hành quân gian khổ. Tất cả được nhìn qua cái nhìn khái quát của Quang Dũng. a) Hai câu đầu: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi” Câu 1: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi” - Hai danh từ riêng “Sông Mã” và “Tây Tiến”: vừa là điểm đến, vừa là nơi trở về của nỗi nhớ. • “Sông Mã”: biểu tượng của thiên nhiên, của địa bàn hành quân. • “Tây Tiến”: đoàn quân gắn liền với Quang Dũng. Giờ đây, Sông Mã trở thành dòng sông cảm xúc, mang nặng nỗi buồn đầy vơi của người lính. - “Xa rồi”: được đặt giữa câu, chỉ nguyên nhân nỗi nhớ, bộc lộ cảm xúc bồi hồi, da diết. - Khi nhận ra điều ấy, tác giả bật lên tiếng gọi cồn cào: “Tây Tiến ơi!”
  6. Câu 2 “Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi” - Từ láy “chơi vơi” + điệp từ “nhớ”: một sự sang tạo mới mẻ, diễn tả một chính xác một nỗi nhớ mà như không có dáng hình cụ thể, cứ dâng đầy ắp tâm trí con người như những đợt sóng nối tiếp nhau. - Âm “ơi” được điệp lại 3 lần: âm hưởng vang vọng, lan tỏa, khiến cho tiếng gọi như vọng ra từ vách đá, từ cõi nhớ ngàn thương của nhà thơ. “Nhớ chơi vơi” đọc lên có vẻ nhẹ tênh, vô hình, vô lượng, mơ hồ nhưng có sức ám ảnh không nguôi. Đó là nỗi nhớ chập chờn, bồng bềnh nhưng sâu sắc, mãnh liệt, có sức mạnh vượt không gian và thời gian để trở về hoài niệm trong tiềm thức, gọi dậy bao nhiêu kỉ niệm. Liên hệ: trong ca dao có nhiều câu viết về nỗi nhớ: “Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa, như ngồi đống rơm.” “Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai”
  7. b) Hai câu tiếp: Nỗi nhớ về những địa danh cụ thể Nỗi nhớ được khơi dậy khi nhắc đến những địa danh thân thiết. “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi” - Trong bài thơ, hàng loạt địa danh với những cái tên rất lạ hiện ra: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch đưa người đọc đến với một không gian núi rừng vừa xa xôi, vừa lạ lẫm, vừa hoang vu hẻo lánh. Nhưng với người lính Tây Tiến, đó lại là mảnh đất rất thân thuộc mà chỉ cần nhắc đến là bao nhiêu kỉ niệm thời binh lửa ùa về. • Nhắc đến Sài Khao là nhớ những ngày hành quân đường rừng “sương lấp đoàn quân mỏi”. Bút pháp hiện thực gợi màn sương dày như nuốt chửng cả đoàn quân trong sự mỏi mệt. • Nhớ về Mường Lát là hình ảnh “hoa về trong đêm hơi”. Câu thơ mở ra một không gian lãng mạn, cảnh khuya huyền ảo. Cách dung từ của tác giả rất tinh tế: không viết là “hoa nở” mà là “hoa về”. Nếu “hoa nở” là cụ thể thì “hoa về” là ẩn dụ (cho hoa rừng rung rinh trong sương; cho ngọn đuốc bùng lên mà người dân cầm để đón đoàn quân; cho “hoa người” hân hoan chào đón người lính); không viết là “đêm sương” mà là “đêm hơi”, gợi sự huyền ảo. Bút pháp lãng mạn kết hợp cách sử dụng thanh điệu tạo âm hưởng nhẹ nhàng, góp phần xua tan sự mệt mỏi của người lính trên chặng đường hành quân.
  8. c) Bốn câu tiếp Đây là bốn câu thơ tuyệt bút trong bài thơ “Tây Tiến”. Qua những vần thơ giàu chất tạo hình, cách kết hợp thanh điệu độc đáo, nhà thơ Quang Dũng không chỉ khắc họa bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ mà còn làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn người lính. “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” Câu 1: Câu thơ chủ yếu là thanh trắc, tạo ấn tượng mạnh mẽ về con đường hành quân gian khổ. Nó như gập ghềnh hơn, trúc trắc hơn. - Điệp từ “dốc” + từ láy tượng hình “khúc khủy”, “thăm thẳm”: gợi tả con đường hành quân hiểm trở. Câu 2: - Từ láy “heo hút” được đảo lên đầu câu: gợi ra không gian ba chiều, chạm khắc bức phù điêu hùng vĩ về núi rừng Tây Bắc. - “Súng ngửi trời” vừa là cách nói nhân hóa, vừa cường điệu, cực tả độ cao của dốc núi, thể hiện tâm hồn dí dỏm đáng yêu của người lính. - “Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều - Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo - Núi không đè nổi vai vươn tới - Lá ngụy trang reo với gió đèo”
  9. Câu 3: “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống” - 6/7 thanh trắc, nhịp thơ 4/3, nghệ thuật đối tương phản giữa hai vế câu, điệp từ, hai động từ chỉ hướng lên, xuống gợi ra bức vẽ với những con dốc đột ngột, cheo leo; âm điệu vừa hùng tráng, vừa khốc liệt. - Liên hệ với câu thơ của Lý Bạch: - “Thác băng băng xuống ba nghìn thước - Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây.” - Câu thơ của Lý Bạch mang nét hùng vĩ, lãng mạn hơn. Câu thơ của Quang Dũng mang chất hiện thực nhiều hơn. Câu 4: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” - Câu thơ toàn thanh bằng và âm mở, mở ra một không gian rộng lớn, mênh mông và tâm hồn thơ mộng, trữ tình. - Đại từ phiếm chỉ “nhà ai”: những người lính phóng tầm mắt ra xa, bắt gặp cảnh tượng thơ mộng: “Nhà ai Pha Luông”. Sau chặng đường hành quân vất vả, những người lính trẻ thả hồn vào mây trời sương núi và không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của thiên nhiên. 4 câu thơ vẽ nên bức tranh với những đường nét vừa rắn rỏi, vừa mềm mại, trữ tình. Chất nhạc được tạo nên bởi những thanh trắc được sử dụng đầy đặn trong những câu thơ đầu, chất nhạc còn được tạo nên ở câu thơ cuối mien man trong 7 thanh bằng.
  10. c) 4 câu tiếp “Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người” Câu 1+ 2: - Cách gọi “anh bạn”: thể hiện tình cảm thân thiết, gắn bó - “Gục lên súng mũ”: sự hi sinh vô cùng bi tráng: dù có ngã xuống thì súng vẫn chắc trong tay, chết trong tư thế chiến đấu. - Cách hiểu khác: có thể là giây phút người lính ngủ gục, ngủ quên. Câu thơ mang đậm vẻ đẹp bi tráng về người lính thời kì đầu kháng chiến chống Pháp: bi mà không lụy, vẫn ngạo nghễ phi thường. Câu 3+4: - Sự bí hiểm được tạo dựng bằng những âm thanh ghê gớm, dữ dội. Hai chữ “Mường Hịch” đọc lên đã thấy thật ám ảnh. - Từ láy “Chiều chiều”, “đêm đêm”: mở ra khoảng thời gian kéo dài vô tận, triền miên. Người lính phải đối diện với những hiểm nguy, vậy mà họ vẫn têu táo, lạc quan để vượt qua gian khổ.
  11. d) 2 câu cuối: nhớ về kỉ niệm dừng chân ở Mai Châu “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” - Động từ cảm thán đầu câu nhấn mạnh nỗi nhớ da diết, cồn cào, cháy bỏng. - Sự kết hợp của 3 thanh trắc cách quãng đều đặn. - Hình ảnh “cơm lên khói”: hình ảnh gần gũi, thân thuộc, ấm áp qua sự cảm nhận của người lính. - “Mùa em thơm nếp xôi”: gợi nhiều liên tưởng, kỉ niệm sâu đậm trong lòng người lính về tình quân dân ấm áp. 12 câu thơ đầu mang cảm giác lạnh lẽo, nhưng 2 câu thơ cuối thì ấm áp tình người. Bằng bút pháp nghệ thuật và cảm hứng lãng mạn, chất nhạc và họa, đoạn thơ đã dựng lại con đường hành quân giữa núi rừng Tây Bắc hiểm trở nhưng cũng vô cùng hùng vĩ. Hình tượng đoàn quân vừa hào hùng, lãng mạn, vừa giàu yêu thương. Đoạn thơ đầu là một đoạn thơ đặc sắc nhất trong bài. Nó trở thành khúc ca bi tráng về người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Thời gian luôn không ngừng trôi chảy với những trang sử mới, nhưng Quang Dũng đã ghi lại nỗi nhớ về một thời kì với một đoàn quân => kí ức không mờ.
  12. II. Đoạn 2: Nỗi nhớ kỉ niệm đêm liên hoan văn nghệ và cảnh sông nước. Ngay ở cuối đoạn 1, Quang Dũng đã hé lộ mạch cảm xúc về tình quân dân. Nếu ở đoạn đầu, nhà thơ phác họa thiên nhiên bằng cái nhìn khái quát thì ở đoạn sau là cái nhìn cụ thể. Nếu đoạn đầu khắc tả hình ảnh anh hung lạc quan thì ở đoạn 2, người lính hiện ra với một tâm hồn lãng mạn. a) Bốn câu đầu: Hình ảnh đêm liên hoan văn nghệ “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ” Câu 1: - Từ Hán Việt “doanh trại” gợi môi trường quân đội trang nghiêm, vậy mà bỗng chốc trở thành nơi diễn ra liên hoan văn nghệ. Đó là sản phầm của bút pháp lãng mạn hóa, làm giảm bớt sự thiếu thốn, gian lao. - “Hội đuốc hoa”: gợi tả những bó đuốc bình dị trong đêm hội/ hình ảnh hòa quyện của âm thanh náo nhiệt và ánh sáng/ ẩn dụ: bông hoa tâm hồn người lính. - Động từ mạnh “bừng lên”: là sự bừng sang của không gian, ánh sang xuất hiện đột ngột/ không khí tưng bừng, sôi nổi, say mê/ sự bừng tỉnh ngỡ ngàng, ánh mắt ngời sáng. Đêm lửa trại trở thành một đêm hội, một lễ hội tưng bừng tràn đầy niềm vui và tinh thần hứng khởi.
  13. Câu 2+3: “Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp” Nhân vật trung tâm của đêm hội là những thiếu nữ dân tộc bất ngờ bước ra trong bộ xiêm áo rực rỡ. - “Kìa em”: sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên cùng cảm xúc bối rối, tâm trạng háo hức, tươi vui của những chàng lính. - Đại từ nhân xưng “em”: là cách gọi thân mật, gần gũi, trẻ trung về những cô gái miền Tây Bắc. - Không khí đêm hội không chỉ tưng bừng mà còn dịu ngọt nhờ âm thanh của tiếng khèn. Âm thanh du dương, ngây ngất, niềm vui ngập tràn cả tâm hồn Câu 4: “Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ” - Người lính Tây Tiến say sưa, ngây ngất, đắm chìm trong không gian lễ hội ngập tràn âm thanh, ánh sáng. Tâm hồn họ mộng mơ “xây hồn thơ” với bao khát vọng ngọt ngào. Họ trở về Viên Chăn, mơ đến ngày chiến thắng. Chính điều ấy sẽ tiếp them cho họ sức mạnh để vượt qua những chông gai phía trước.