Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tiết 60: Đọc văn: Bình ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)

ppt 40 trang thuongnguyen 4800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tiết 60: Đọc văn: Bình ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_10_tiet_60_doc_van_binh_ngo_dai_cao_ng.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tiết 60: Đọc văn: Bình ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)

  1. A. Phần một: TÁC GIẢ I. Cuộc đời - Nguyễn Trãi(1380 - 1442 ), hiệu là Ức Trai, quê ở làng Chi Ngại ( Chí Linh, Hải Dương) sau về Nhị Khê.
  2. - Gia đình: có truyền thống lớn yêu nước và văn hóa,văn học. + Cha: Nguyễn Phi Khanh học giỏi đỗ Thái học sinh. + Mẹ : Trần Thị Thái con quan tư đồ Trần Nguyên Đán
  3. - Cuộc đời + Thuở ấu thơ chịu nhiều mất mát đau thương ( mất mẹ, ông ngoại ). + Năm 1400: đỗ Thái học sinh,hai cha con cùng làm quan dưới triều Hồ.
  4. + 1407: cha bị giặc Minh đưa sang Trung Quốc, khắc ghi lời cha dạy Nguyễn Trãi đã giúp Lê Lợi kháng chiến chống quân Minh và chiến thắng vẻ vang.
  5. + Đầu 1428 – sau khởi nghĩa Lam Sơn : hăm hở tham gia vào công cuộc xây dựng lại đất nước  bị nghi vấn, không được tin dùng. + 1439: về ở ẩn Côn Sơn. + 1440: Ra giúp nước khi Lê Thái Tông mời.
  6. + 1442: Bị án oan Lệ Chi Viên khép vào tội “ Tru di tam tộc” + 1464: Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi  Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có, một danh nhân văn hoá thế giới.
  7. II. Sự nghiệp thơ văn: 1. Những tác phẩm chính: - Văn chính luận: Quân trung từ mệnh tập (chữ Hán), Bình Ngô đại cáo (chữ Hán), các chiếu, biểu dưới triều Lê. - Thơ: Ức Trai thi tập (chữ Hán), Quốc âm thi tập (chữ Nôm). - Lịch sử: Lam Sơn thực lục (chữ Hán). - Địa lí: Dư địa chí (chữ Hán). - Văn bia: Văn lia Vĩnh Lăng (chữ Hán). Tác giả xuất sắc về nhiều thể loại với nhiều tác phẩm có giá trị
  8. 2. Nguyễn Trãi - nhà văn chính luận kiệt xuất - Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận lỗi lạc nhất, để lại khá lớn văn chính luận; tư tưởng chủ đạo xuyên suốt là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân. + Quân trung từ mệnh tập: mang tính luận chiến bậc thầy( có sức mạnh hơn 10 vạn quân- Phan Huy Chú).
  9. + Đại cáo bình Ngô: là áng “ thiên cổ hùng văn” của đất nước. - Nghệ thuật: đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực, lập luận sắc bén.
  10. 3. Nguyễn Trãi- nhà thơ trữ tình sâu sắc - Nguyễn Trãi vừa là người anh hùng vừa là người trần thế.
  11. Lí tưởng anh hùng: - Trong thơ Nguyễn Trãi luôn thể hiên tấm lòng “ ưu dân ái quốc”, hoà quyện giữa nhân nghĩa với yêu nước, thương dân. - Phẩm chất càng sáng ngời trong chiến đấu chống ngoại xâm chống cường quyền, bạo ngược vì công lí.
  12. Con người trần thế: - Ông đau nỗi đau của con người - yêu thương con người - Khao khát sự hoàn thiện của con người, mơ ước xã hội thái bình thịnh trị “Dân Nghiêu Thuấn, vua Nghiêu Thuấn”. - Dành cho tình yêu thiên nhiên: có những bức tranh hoành tráng ( chữ Hán), có khi xinh xắn phảng phất thơ Đường( chữ Nôm). Đặc biệt thiên nhiên rất bình dị , dân dã  tạo môi trường sống thanh tao, gắng giữ vẻ đẹp nguyên sơ (SGK).
  13. - Thơ Nguyễn Trãi nói về nghĩa vua tôi, tình cha con xiết bao cảm động (SGK). - Ca ngợi tình bạn. - Tha thiết với quê hương.
  14. III. Kết luận - Cuộc đời, con người: Nguyễn Trãi là con người vĩ đại,toàn đức,toàn tài.Dù dù sống dưới nhiều thời đại,ông luôn chứng tỏ là người yêu nước,thức thời,tài ba lỗi lạc,có nhiều đóng góp với đất nước nhưng luôn bị nghi kị gièm pha cuối cùng chịu tai họa thảm khốc.
  15. - Nội dung văn chương: Hội tụ 2 nguồn cảm hứng lớn yêu nước- nhân đạo. - Nghệ thuật: ông là nhà văn chính luận kiệt xuất, nhà thơ khai sáng VH tiếng việt, với sáng tác bằng chữ Nôm góp phần làm cho tiếng việt trở thành ngôn ngữ dân tộc giàu và đẹp.
  16. B. Phần hai : TÁC PHẨM I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Thể loại:
  17. Cáo là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương,một sự nghiệp,tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết. Được viết bằng văn biền ngẫu,số câu chữ không hạn chế thường có đối,văn phong mang tính chính luận.
  18. 2.Hoàn cảnh ra đời: Đầu năm 1428, sau khi dẹp xong giặc Minh,Lê Lợi lên ngôi vua,giao cho Nguyễn Trãi viết bài cáo để tuyên bố kết thúc chiến tranh,lập lại hòa bình cho đất nước.
  19. 3. Ý nghĩa nhan đề. - Đại cáo: tuyên bố,tuyên cáo rộng rãi khắp đất nước những điều quan trọng → tuyên bố về sự nghiệp đánh thắng giặc Minh. - Ngô: chỉ giặc Minh + Các vua nhà Minh quê ở đất Ngô. + Chỉ bọn giặc cai trị nước ta rất tàn ác. → Tỏ ý khinh bỉ và lòng căm thù của nhân dân ta đối với giặc phương Bắc.
  20. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN. 1. Nêu luận đề chính nghĩa. Mở đầu bài, Nguyễn Trãi đã nêu nguyên lí chính nghĩa: “ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo ” - Tư tưởng nhân nghĩa là “yên dân trừ bạo”,bảo vệ cuộc sống yên ổn của dân → nhân nghĩa phải gắn liền chống xâm lược.
  21. - Khẳng định nền độc lập dân tộc,quyền tự chủ và truyền thống lâu đời với những yếu tố cơ bản về: + Văn hiến + Cương vực lãnh thổ + Phong tục tập quán + Chế độ riêng,lịch sử riêng + Hào kiệt Biện pháp nghệ thuật: so sánh,câu văn biền ngẫu sóng đôi, → niềm tự hào dân tộc. → Ta chiến đấu vì muốn đem lại sự yên bình cho nhân dân nên ta là chính nghĩa,giặc xâm lược là phi nghĩa.
  22. 2. Vạch rõ tội ác kẻ thù. - Vạch trần âm mưu xâm lược của giặc Minh, vạch trần luận điệu xảo trá bịp bợm “ Phù Trần diệt Hồ ” thực ra chỉ là “ mượn gió bẻ măng” đứng trên lập trường dân tộc.
  23. - Liệt kê hàng loạt tội ác của giặc Minh : + Trước vô số tội ác của giặc Nguyễn Trãi đã khái quát lại bằng 2 hình tượng “ nướng dân đen, vùi con đỏ.”  diễn tả thực tội ác của giặc Minh  Lòng căm thù giặc sâu sắc. + Tội ác bóc lột và vơ vét của cải : Thuế má “Nặng đầm núi” Phu phen “Nặng đắng đất” Vơ vét của cải “Vét sản vật ” + Hủy hoại môi trường sống “ Tàn hại cỏ”.
  24. → Đứng trên lập trường của dân tộc, quyền sống còn của nhân dân mà tố cáo.
  25. + Hình ảnh đối lập: Hình ảnh kẻ thù xâm lược “ thằng há miệng, đứa nhe răng ” + Kết thúc bản cáo trạng bằng câu văn đầy hình tượng : “ Độc ác sạch núi”  Lấy cái vô hạn ( Trúc Nam Sơn ) để chỉ cái vô hạn ( tội ác của giặc), lấy cái vô cùng ( nước Đông Hải ) để nói cái vô cùng ( sự nhơ bẩn của kẻ thù). → Lời văn của bản cáo trạng: đanh thép thống thiết ( khi uất hận trào sôi, khi căm thù tha thiết, khi nghẹn ngào tấm tức ) Bản tuyên ngôn vì thế đã chứa đựng yếu tố của bản tuyên ngôn nhân quyền.
  26. 3. Kể lại quá trình kháng chiến và chiến thắng. a. Giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến Tập trung miêu tả hình tượng Lê Lợi từ đó khắc hoạ được những khó khăn gian khổ và ý chí quyết tâm của toàn dân tộc. - Xuất thân bình thường: “ Ta đây . nương mình”.
  27. - Xưng hô khiêm nhường: “ Ta” - Có lòng căm thù giặc sâu sắc “ Ngẫm thù lớn há thề không cùng sống ” - Có lí tưởng, hoài bão lớn: “ Tấm lòng cứu nước tiến về đông”
  28. - Khởi đầu gặp nhiều khó khăn: + Đang lúc quân thù đang mạnh: “ Vừa khi đang mạnh” + Thiếu nhân tài “ Tuấn kiệt mùa thu” + Thiếu quân,thiếu lương: “ Khi Linh Sơn một đội”
  29.  Nhưng có tinh thần vượt khó và quyết tâm thực hiện lí tưởng: “ Đau lòng nhức óc ”, “Nếm mật nằm gai ”, “ Trời thử lòng gian nan”,và nhất là “ nhân dân bốn cõi một nhà”, “ tướng sĩ một lòng phụ tử ” nên cuộc kháng chiến đã vượt qua được khó khăn ban đầu để tổng phản công giành thắng lợi  Tuyên ngôn về vai trò sức mạnh của nhân dân ( tư tưởng lớn).
  30. - Sử dụng chiến lược,chiến thuật tài tình: “ Thế trận địch nhiều”. - Luôn nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa trong mọi hoạt động: “ Đem đại nghĩa thay cường bạo”. Qua hình tượng Lê Lợi, tác giả đã nói lên được những khó khăn gian khổ và ý chí quyết tâm của toàn dân tộc, tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
  31. b. Giai đoạn hai: Bức tranh toàn cảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Dựng lên toàn cảnh bức tranh khởi nghĩa Lam Sơn với bút pháp nghệ thuật đậm chất anh hùng ca. - Những trận đánh: Bồ Đằng- Trà Lân; Tây kinh, Đông Đô-Tốt Động , Ninh Kiều; Chi Lăng – Mã Yên  Ở mỗi trận khí thế ta rất hùng mạnh đều giành thắng lợi vẻ vang, còn giặc thì đại bại thảm khốc.
  32. - Hình tượng: phong phú, đa dạng, đo bằng sự rộng lớn, kì vĩ của thiên nhiên: Chiến thắng của ta: “ sấm vang chớp giật, trúc chẻ tro bay, sạch không kình ngạc, tan tác chim muông, trút sạch lá khô”. Sức mạnh của ta: “ đá núi cũng mòn, nước sông phải cạn”. Thất bại của giặc: “máu chảy trôi chày”, “máu chảy thành sông”, “thây chất đầy đường”, - Khung cảnh chiến trường: “ sắc phong vân phải đổi” , “ Ánh nhật nguyệt phải mờ”,
  33. + Nghệ thuật: Ngôn ngữ: động từ mạnh, tính từ chỉ mức độ; Câu văn: khi dài, khi ngắn biến hoá linh hoạt. + Nhạc điệu: Dồn dập, sảng khoái, hào hùng như sóng trào, bút pháp liệt kê ( ngày 18, 20, 25 ) , chiến thắng liên tiếp hoặc “ gươm chim muông”. - Xen giữa bản anh hùng ca là hình ảnh kẻ thù: Ham sống sợ chết, hèn nhác  khi đó càng tôn thêm khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến.
  34. - Ta tạo điều kiện để kẻ thù sống - tha tội chết: cấp phương tiện để kẻ thù về nước. Tính chính nghĩa, nhân đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
  35. 4. Lời tuyên ngôn độc lập và hòa bình, rút ra bài học lịch sử. - Tuyên bố nền độc lập dân tộc đã được lặp lại trang trọng: “ Xã tắc .sạch làu”. - Rút ra bài học lịch sử: + Đất nước được đổi thay,được phục hưng → cơ sở để xây dựng đất nước vững bền. + Sự kết hợp giữa sức mạnh truyền thống và sức mạnh hiện đại. Niềm tin,sự quyết tâm xây dựng nền thái bình vững chắc.
  36. III. TỔNG KẾT. 1. Ý nghĩa văn bản: Bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân minh xâm lược,gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt; bản Tuyên ngôn Độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa yêu nước và khát vọng hòa bình.
  37. 2. Nghệ thuật: Bút pháp nghệ chất anh hùng ca đậm chất sử thi với các thủ pháp nghệ thuật so sánh, tương phản,liệt kê; giọng văn biến hóa linh hoạt, hình ảnh sinh động,hoành tráng,