Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 10: Ca dao hài hước (Bài 1, 2)

ppt 29 trang thuongnguyen 4271
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 10: Ca dao hài hước (Bài 1, 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_10_tuan_10_ca_dao_hai_huoc_bai_1_2.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 10: Ca dao hài hước (Bài 1, 2)

  1. Những bài ca dao sau có gì khác so với những bài ca dao trữ tình đã học? 1. Làm thì chẳng muốn bằng ai, Ăn thì thứ nhất, thứ hai trong làng. 2. Nói thì đâm năm, chém mười Đến bữa tối trời chẳng dám ra sân. 3. Anh hùng là anh hùng rơm Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng. 4. Hòn đất mà biết nói năng Thì thầy địa lý hàm răng không còn. 5. Đi tu, phật bắt ăn chay, Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không. 2
  2. Ca dao hài hước chiếm một số lượng lớn trong kho tàng ca dao Việt Nam. Thể hiện tâm hồn lạc quan, yêu đời của những người bình dân xưa.
  3. CA DAO HÀI HƯỚC Nội dung bài học : 1. Tìm hiểu chung về khái niệm, đặc trưng ca dao hài hước. 2. Phân tích nội dung và nghệ thuật của bài ca dao 1, 2. 3. Tổng kết nội dung và nghệ thuật ca dao hài hước.
  4. I. Tìm hiểu chung • Là những bài ca thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động. • Tiếng cười trong ca dao hài hước nhằm mục đích: + phê phán chế giễu những thói tật xấu trongEm hiểuxã hội thế - tiếngnào vềcười chế giễu. ca dao hài hước? + đùa vui để xua tan ưu phiền, mệt nhọc của cuộc đời - tiếng cười tự trào. Đó là tiếng cười đa thanh, đa sắc chứa chan tình yêu cuộc sống và triết lí nhân sinh.
  5. I. Tìm hiểu chung • Nghệ thuật trào lộng trong ca dao hài hước rất phong phú: + Cách nói ngược nghĩa + Thủ pháp tương phản , đối lập . + Nghệ thuật thậm xưng: ngoa dụ, phóng đại + Chơi chữ Thể hiện sự thông minh, hóm hỉnh của người bình dân Việt Nam.
  6. CA DAO HÀI HƯỚC I.Tìm hiểu chung ● Khái niệm: Ca dao hài hước là một thể thơ dân gian, thể hiện tâm hồn yêu đời lạc quan của người bình dân xưa. ● Phân loại: - Tiếng cười giải trí, tự trào. - Tiếng cười phê phán, châm biếm. ● Nghệ thuật: + Hư cấu, khắc hoạ nhân vật bằng những nét điển hình. + Chi tiết đặc sắc, có tính khái quát cao. + Phóng đại, tương phản. + Dùng ngôn từ đời thường mà đầy hàm ý. 8
  7. II. Đọc hiểu văn bản. 1. Đọc và phân loại: - Đọc: + Bài 1: giọng vui tươi, dí dỏm mang âm hưởng đùa cợt. + Bài 2: giọng vui tươi pha ý giễu cợt. - Phân loại: + Bài 1: Ca dao hài hước tự trào thể hiện tinh thần lạc quan, lối sống tình cảm của người bình dân xưa. + Bài 2: Ca dao hài hước, chế giễu nhằm mua vui, châm biếm, phê phán cái xấu.
  8. - Cưới nàng, anh toan dẫn voi, Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn. Dẫn trâu, sợ họ máu hàn, Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân. Miễn là có thú bốn chân, Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng. - Chàng dẫn thế em lấy làm sang, Nỡ nào em lại phá ngang như là Người ta thách lợn thách gà, Nhà em thách cưới một nhà khoai lang: Củ to thì để mời làng, Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi. Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi! Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà; Bao nhiêu củ rím, củ hà, Để cho con lợn, con gà nó ăn
  9. 2. ĐỌC - HIỂU CHI TIẾT 2.1. Bài 1: Ca dao tự trào. a. Hình thức kết cấu: kiểu đối đáp. - Từ nhân xưng : (anh, em, chàng, nàng) - Hình thức: dấu hiệu gạch đầu dòng.
  10. THẢO LUẬN NHÓM (7 phút) + Nhóm 1, 2: Tìm hiểu lời dẫn cưới của chàng trai. (6 câu đầu) - Chàng trai dẫn cưới như thế nào? - Thủ pháp nghệ thuật nào được sử dụng? - Chi tiết nào bất ngờ và gây cười nhất? - Sau tiếng cười ấy, biểu hiện cảnh ngộ và tình cảm gì của chàng trai? + Nhóm 3, 4: Tìm hiểu lời thách cưới của cô gái. (10 câu sau) - Cô gái đáp lại chàng trai thế nào? - Thủ pháp nghệ thuật nào được sử dụng? - Chi tiết nào bất ngờ và gây cười nhất? - Sau tiếng cười ấy, biểu hiện cảnh ngộ, tình cảm và nét đẹp gì ở cô gái?
  11. b. Việc dẫn cưới của chàng trai (6 câu) - Dự định dẫn cưới: TOAN SỢ Dẫn voi Quốc cấm Dẫn trâu Họ máu hàn Dẫn bò Co gân => Lễ vật sang trọng, => Lí do có lí, có tình, hứa hẹn một lễ cưới chính đáng và hóm linh đình. hỉnh.
  12. - Quyết định dẫn cưới: "Miễn là có thú bốn chân Dẫn con chuột béo mời dân, mời làng” + Miễn: cứ có là được + Thú bốn chân : (đảm bảo tiêu chuẩn số lượng) + Chuột béo: (chất lượng đảm bảo) Þ Chàng chọn được lễ vật dẫn cưới độc đáo đến phi lý nhưng phù hợp hoàn cảnh. Cảnh nghèo nhưng vẫn vui, vẫn lạc quan, vẫn thoải mái, vô tư không chút mặc cảm.
  13. - Nghệ thuật: + Lối nói khoa trương, phóng đại. + Lối nói giảm dần (voi -> trâu -> bò -> chuột) + Lối nói đối lập, dí dỏm: chuột béo (số ít) >< mời dân làng (số nhiều) + Điệp từ: dẫn, sợ họ Þ Cách nói hóm hỉnh, hài hước, thông minh thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời của chàng trai.
  14. => Cảnh ngộ của chàng trai rất nghèo. Tiếng cười làm vơi nhẹ nỗi vất vả trong cuộc sống thường nhật. - Chàng trai có tình cảm chân thành, tâm hồn vui vẻ, phóng khoáng. - Chàng trai không mặc cảm trước cảnh nghèo khó mà vẫn lạc quan vui vẻ.
  15. c. Lời thách cưới của cô gái: 10 câu - Cách nói khẳng định: Chàng dẫn thế em lấy làm sang, Nỡ nào em lại phá ngang như là Làm tăng thêm tính hài hước Hai tiếng Thản nhiên khen lễ vật: con chuột béo “làm sang” Vui thích, không phá ngang mà sẵn sàng, cảm thông, chia sẻ. 18
  16. c. Lời thách cưới của cô gái: 10 câu Người ta thách cưới : Thách lợn Thách gà Vật chất cao sang
  17. CáchCách nóinói đốiđối lậplập :: NgườiNgười tata NhàNhà emem Lợn,Lợn, gàgà KhoaiKhoai langlang sốsố lượnglượng == 11 nhànhà
  18. + Chi tiết hài hước: Nhà em thách cưới một nhà khoai lang: Bất ngờ mà cũng thật phi lí Tiếng cười hóm hỉnh, đáng yêu, đáng trọng Nghèo đơn sơ mà cảm động Niềm vui riêng được chia đều cho tất cả 22
  19. - Sử dụng lễ vật: Mời làng Họ hàng Trẻ nhỏ Lợn ,gà Lễ vật khác thường Lối nói giảm dần giọng điệu hài hước , dí dỏm đáng yêu => Lời thách cưới khác thường, vô tư, hồn nhiên: + Cô gái đã thể hiện sự đảm đang, nồng hậu, chu tất của mình. + Bày tỏ thái độ cảm thông, đồng cảm sẻ chia với hoàn cảnh của chàng trai. + Tâm hồn cao đẹp, trọng tình nghĩa hơn của cải.
  20. =>=> QuaQua lờilời đốiđối đápđáp (hát(hát cưới),cưới), chàngchàng traitrai vàvà côcô gáigái tựtự cườicười giễugiễu cáicái nghèonghèo củacủa mình.mình. =>=> ThểThể hiệnhiện triếttriết lílí sống:sống: anan phậnphận vớivới cáicái nghèo,nghèo, tìmtìm niềmniềm vuivui trongtrong cảnhcảnh nghèonghèo khó.khó.
  21. => phê phán: Đằng sau tiếng cười ấy là sự phê phán tục dẫn cưới, thách cưới nặng nề của người xưa.
  22. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ 1. Tiếng cười trong ca dao hài hước chính là? A. Trào lộng, thông minh, hóm hỉnh. B. Yêu đời, phê phán, chua chát. C. Chua chát, thông minh, hóm hỉnh. D. Hóm hỉnh, lạc quan, chua chát. 2. Ca dao hài hước khác với ca dao yêu thương tình nghĩa ở điểm nào? A. Dùng nhiều ẩn dụ, hoán dụ. B. Dùng nhiều ẩn dụ, so sánh. C. Dùng nhiều so sánh, hoán dụ. D. Dùng nhiều cường điệu, phóng đại, tương phản. 26
  23. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ 3. Tiếng cười trong ca dao có ý nghĩa gì? A. Mua vui, giải trí. B. Tự trào. C. Phê phán. D. Cả A, B, C 4. Ca dao hài hước cười ai? A. Cười mình. B. Cười người C. Cả A, B 5. Dòng nào sau đây không phải là nghệ thuật của ca dao hài hước? A. Nghệ thuật dựng cảnh và xây dựng chân dung nhân vật. B. Nghệ thuật miêu tả nội tâm tinh tế. C. Sử dụng nhiều lối nói phóng đại, tương phản và đối lập. D. Ngôn ngữ đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc. 27
  24. V. Hướng dẫn tự học 1. Sưu tầm những bài ca dao hài hước mà em biết và chỉ ra đó là tiếng cười tự trào hay tiếng cười chế giễu? 2. Nêu cảm nghĩ về lời thách cưới của cô gái trong bài số 1. Qua đó, cho biết tiếng cười tự trào của người lao động trong cảnh nghèo đáng yêu, đáng trân trọng ở chỗ nào? 3. Soạn bài mới: Ôn tập Văn học dân gian. 28