Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 13: Đọc văn: Tỏ lòng (Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão) - Đỗ Ngọc Nam

pptx 19 trang thuongnguyen 8621
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 13: Đọc văn: Tỏ lòng (Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão) - Đỗ Ngọc Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_10_tuan_13_doc_van_to_long_thuat_hoai.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 13: Đọc văn: Tỏ lòng (Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão) - Đỗ Ngọc Nam

  1. Tỏ lòng (Thuật hoài) - Phạm Ngũ Lão – Thuyết trình: Đỗ Ngọc Nam THPT Kim Thành
  2. I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: - Phạm Ngũ Lão (1255-1320) là danh tướng thời Trần. Đọc phần tiểu dẫn SGK. - Ông là ngườiHãy “văn trình võ toànbày tài”,những có công lớn trong cuộc kháng chiếnhiểu chống biết quânvề tác Nguyên giả – Mông. Tác phẩm tiêu biểu:Phạm Ngũ Lão? + Thuật hoài + Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương
  3. Những hình ảnh, câu chuyện về Phạm Ngũ Lão
  4. Phạm Ngũ Lão trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Cổng Đình thôn Châu thờ Tướng quân Phạm Ngũ Lão Lễ hội Phù Ủng- Hưng Yên
  5. 2. Tác phẩm: a. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ ra đời trong không khí quyết chiến quyết thắng giặc Mông - Nguyên của quân đội nhà Trần b. Nhan đề: - Thuật: Kể, bày tỏ - Hoài : Nỗi lòng => Thuật hoài: Bày tỏ khát vọng, hoài bão trong lòng. c. Thể loại : Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
  6. • Bản nguyên tác
  7. 1. Đọc, chú thích - Đọc: + 2 câu đầu: Giọng hùng tráng. + 2 câu sau: Giọng trầm lắng, tâm tư. - Ngắt nhịp: 4/3
  8. Phiên âm: Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu , Tam quân tì hổ khí thôn ngưu . Nam nhi vị liễu công danh trái , Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu . Dịch nghĩa: Cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu, Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu . Thân nam nhi mà chưa trả xong nợ công danh, Thì luống thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ Hầu . Dịch thơ: Múa giáo non sông trải mấy thu , Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu . Công danh nam tử còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu. 9
  9. 2. Bố cục: 2 phần: + 2 câu đầu: Hình tượng con người và quân đội thời Trần + 2 câu sau: Nỗi lòng của tác giả 3. Phân tích:
  10. a. 2 câu đầu: Hình tượng con người và quân đội thời Trần: Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu Tam quân tì hổ khí thôn ngưu (Múa giáo non sông trải mấy thu Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu)
  11. * Hình tượng con người: - Hành động, tư thế: + “Hoành sóc”: cầm ngang ngọn giáo -> hành động tư thế hiên ngang, lẫm liệt, vững chãi của người làm trai -> “Hoành sóc giang sơn” : Một hành động cụ thể của người tráng sĩ trấn giữ non sông + “Múa giáo”: diễn tả sự điêu luyện, bền bỉ, dẻo dai nhưng thiếu đi độ cứng rắn, mạnh mẽ. - Thời gian: “kháp kỉ thu” (trải mấy thu): quyết tâm bền bỉ, dẻo dai -> Mở ra khoảng thời gian dài lâu, bền vững -> Con người xuất hiện với một tinh thần chiến đấu không hề mệt mỏi - Không gian: “giang sơn”: non sông, đất nước rộng lớn, bao la, kỳ vĩ. => Làm nên một tượng đài về người anh hùng lớn lao mang tầm vóc vũ trụ kì vĩ, đồng thời thể hiện ý thức lớn lao về trách nhiệm với đất nước
  12. * Khí thế dũng mãnh của ba quân nhà Trần: Tam quân tì hổ khí thôn ngưu (Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu) + Sức mạnh ba quân (tam quân): như hổ báo - sức mạnh vô song -> Nghệ thuật so sánh “tam quân tì hổ” vừa cụ thể hóa sức mạnh vật chất của ba quân, vừa khái quát hóa tinh thần của quân đội. + Khí thế (thôn ngưu): mạnh như hổ báo, nuốt trôi trâu, khí thế át cả sao trời -> Bút pháp khoa trương, phóng đại thể hiện khí thế tiến công, dũng mãnh sẵn sàng chiến đấu, hi sinh. - Câu thơ không chỉ diễn tả sức mạnh vô song của quân đội nhà Trần, mà còn thể hiện hào khí Đông A - hào khí anh hùng thời đại của nhà Trần. Với giọng thơ mạnh mẽ, hào hùng, bút pháp tượng trưng, hai câu thơ đã khắc họa được hình ảnh người tráng sĩ và đội quân nhà Trần vừa anh dũng, kiên cường, hiên ngang vừa lớn lao kỳ vĩ như trong sử thi, thần thoại.
  13. b. Nỗi lòng của tác giả: - Quan niện “chí làm trai”: + Làm trai phải tạo lập công danh (sự nghiệp) để lại tiếng thơm lưu truyền đến muôn đời. + Phải trả nợ công danh, phải có trách nhiệm với quê hương, đất nước, bản thân, gia đình. - Nỗi lòng của nhà thơ : Thấy thẹn + Thẹn: Vì chưa trả hết nợ công danh (nợ đời) - chưa cống hiến được nhiều cho đất nước + Thẹn vì chưa có được tài cao chí lớn, mưu lược, chưa tạo lập được công danh hiển hách như Vũ Hầu => Đó là cái thẹn của một nhà Nho có nhân cách lớn, 1 người dân yêu nước, của sự khiêm tốn, khiêm nhường, tích cực học hỏi, noi gương, của một con người có lý tưởng, hoài bão vừa lớn lao, vừa khiêm nhường, luôn dành trọn tấm lòng cho đất nước, cho cộng đồng.
  14. Lời thơ giản dị, hàm súc, hai câu thơ đã thể hiện được tấm lòng cao đẹp mong mỏi, khát vọng của người tráng sĩ muốn được cống hiến nhiều hơn cho đất nước. Đó cũng chính là vẻ đẹp của tâm hồn, nhân cách khát vọng của người anh hùng thời Trần: Ý chí, quyết tâm, trách nhiệm và khát vọng => Tuổi trẻ thời đại phải biết sống đẹp: Biết cầu tiến, vươn lên, biết xả thân vì nghĩa lớn, không ngại khó, ngại khổ. Sống phải có trách nhiệm với bản thân, mọi người
  15. III. TỔNG KẾT: 1. Nội dung: - Khắc họa vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng vệ quốc hiên ngang lẫm liệt với lí tưởng và nhân cách lớn lao. - Ca ngợi vẻ đẹp của thời đại với sức mạnh và khí thế hào hùng.
  16. III. TỔNG KẾT: 2. Nghệ thuật: - Tính hàm súc, cô đọng. - Tính sử thi với hình tượng thơ kì vĩ, lớn lao, nâng tầm vóc người anh hùng.
  17. SƠ ĐỒ HÓA KIẾN THỨC