Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 21: Đọc văn: Tựa Trích diễm thi tập (Hoàng Đức Lương)

ppt 17 trang thuongnguyen 4120
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 21: Đọc văn: Tựa Trích diễm thi tập (Hoàng Đức Lương)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_10_tuan_21_doc_van_tua_trich_diem_thi.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tuần 21: Đọc văn: Tựa Trích diễm thi tập (Hoàng Đức Lương)

  1. TỰA “TRÍCH DIỄM THI TẬP” Hoàng Đức Lương
  2. Tựa “ TRÍCH DIỄM THI TẬP” Hoàng Đức Lương I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG. 1. Cuộc đời - Sự nghiệp a. Cuộc đời: Nhà văn và nhà hoạt động văn học VN ở thế kỉ XV. Năm sinh – năm mất chưa rõ, ông đỗ tiến sĩ năm Mậu tuất 1478, bổ chức Tham Nghị. Năm 1489 được cử đi sứ Trung Quốc - dưới thời nhà Minh - về được thăng chức Tả thị lang Bộ hộ.
  3. I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG 1. Cuộc đời - Sự nghiệp a. Cuộc đời b. Sự nghiệp * Sưu tầm – khảo cứu: Tác phẩm có giá trị nhất là cuốn Trích diễm thi tập – Xb 1497. Tác phẩm đầy đủ gồm 15 quyển, đến thời Lê Quý Đôn chỉ con lại “chưa đầy một nửa”, đến thế kỉ XVIII thì thất lạc hết. Gần đây mới tìm lại được nhưng chỉ là 6 quyển, có bài tựa của soạn giả.
  4. I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG 1. Cuộc đời - Sự nghiệp a. Cuộc đời b. Sự nghiệp • Sưu tầm – khảo cứu: • Sáng tác: v Số lượng tác phẩm không nhiều song ta có thể nhận thấy : l Câu thơ của ông đẹp một cách kín đáo, giản dị. l Nhiều bài thơ đã thể hiện bút pháp phân tích tâm lý l Thể hiện ý vị triết lý
  5. Tựa “TRÍCH DIỄM THI TẬP” Hoàng Đức Lương
  6. Tựa “ TRÍCH DIỄM THI TẬP” Hoàng Đức Lương I. ĐỌC – TÌM HIỂUCHUNG 1. Cuộc đời - Sự nghiệp 2. Tựa “Trích diễm thi tập” l Bài này nằm ở phần đầu tập sách, do chính tác giả viết. l Nêu bật ý nghĩa, mục đích của việc sưu tầm khảo cứu, quan niệm văn chương của tác giả.
  7. II. ĐỌC – HiỂU VĂN BẢN 1. Nguyên nhân làm cho sáng tác của tiền nhân thất truyền 2. Công việc sưu tầm - khảo cứu 3. Giá trị và ý nghĩa của việc sưu tầm biên soạn
  8. II. ĐỌC – HiỂU VĂN BẢN 1. Nguyên nhân làm cho sáng tác của tiền nhân thất truyền Theo em có những nguyên nhân nào làm cho sáng tác của tiền nhân thất truyền ? (thảo luận)
  9. II. ĐỌC – HiỂU VĂN BẢN 1. Nguyên nhân làm cho sáng tác của tiền nhân thất truyền v Nguyên nhân chủ quan : (5 nguyên nhân) - Đánh giá thơ ca cần phải có trình độ thưởng thức và hiểu biết mới cảm nhận được. - Người có học thì ít để ý đến thơ ca. - Người quan tâm đến thơ ca thì không đủ năng lực và tính kiên trì. - Chế độ khắc nghiệt của nhà nước trong việc hạn chế ấn hành thi phẩm. - Sự hình thành quá muộn của công việc gọi là biên tập.
  10. II. ĐỌC – HiỂU VĂN BẢN vNguyên nhân khách quan: (3 nguyênnhân) - Thời gian làm huỷ hoại sách vở - Binh hoả làm thiêu huỷ thư tịch - Chính sách đồng hoá vô cùng nguy hiểm của thiên triều.(nhà Minh) Ø Nguyên nhân khách quan và chủ quan đã dẫn đến một thực trạng đau xót cho nền văn học nước nhà, khiến tác giả phải bắt tay vào biên soạn.
  11. Hoàng Đức Lương đã làm gì để sưu tầm thơ văn của tiền nhân ? (câu hỏi thảo luận 5 phút)
  12. II ĐỌC – HIỂU VẢN 1. Nguyên nhân làm cho sáng tác của tiền nhân thất truyền 2. Công việc sưu tầm - khảo cứu a. Thu lượm : “Nhặt nhạnh ở giấy tàn, vách nát”; “ hỏi quanh khắp nơi” Thu lượm thêm “thơ của các vị hiện đang làm quan trong triều”.
  13. b. Tuyển chọn: “chọn lấy bài hay”, “xếp thành từng loại”; lấy một số tác phẩm của mình đưa vào cuối sách với ý muốn khiêm nhường “làm sách dạy trong nhà”. Phân loại, chia quyển.
  14. Em có cảm nghĩ gì về công việc sưu tầm biên soạn thơ văn do ông tiến hành ? (Câu hỏi thảo luận 5 phút)
  15. II. ĐỌC – HiỂU VĂN BẢN 3. Giá trị và ý nghĩa của việc sưu tầm biên soạn - Tác giả xót xa về một đất nước vốn được coi là có nền văn hiến mà “không có cuốn sách nào có thể coi là căn bản, ” - Ý thức dân tộc sâu sắc: không muốn dân tộc mình phải thua kém dân tộc khác. Tác phẩm thể hiện niềm tự hào, sự trân trọng và ý thức bảo tồn di sản văn học dân tộc của nhà nho yêu nước Hoàng Đức Lương.
  16. I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG II. ĐỌC – HiỂU VĂN BẢN. 1. Nguyên nhân làm cho sáng tác của tiền nhân thất truyền 2. Công việc sưu tầm - khảo cứu 3. Giá trị và ý nghĩa của việc sưu tầm biên soạn III. TỔNG KẾT. Trích diễm thi tập là tác phẩm có giá trị. Nó thể hiện được tinh thần tự hào dân tộc. Ý chí và lòng quyết tâm của tác giả mong ước soạn một tập sách để lại cho con cháu tìm hiểu vốn vắn hoá – văn chương của cha ông. Tác phẩm là một trong những tập sách đầu tiên thuộc văn chương trung đại có giá trị tương đương như một luận thuyết về văn học - nghệ thuật.
  17. DẶN DÒ Đọc lại bài tựa “trích diễm thi tập”, học bài theo hướng đã khám phá tìm hiểu trên lớp, làm bài tập nâng cao trong sách giáo khoa. Chuẩn bị trước bài :