Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Đọc văn: Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn MặcTử) - Bùi Thị Diệu

ppt 18 trang thuongnguyen 4920
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Đọc văn: Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn MặcTử) - Bùi Thị Diệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_11_doc_van_day_thon_vi_da_han_mactu_bu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Đọc văn: Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn MặcTử) - Bùi Thị Diệu

  1. ĐÂY THÔN VĨ DẠ -HÀN MẶC TỬ- Giáo viên: BÙI THỊ DIỆU
  2. I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Tác giả: Nguyễn Trọng Trí (1912 - 1940) * Cuộc đời - Sinh tại Đồng Hới trong một gia đình công giáo nghèo - Sau khi học trung học, ông làm công chức ở Bình Định, làm báo ở Sài Gòn - Mắc bệnh phong từ năm 1936, Thi sĩ Hàn Mặc Tử mất tại trại phong Quy Hoà, Quy Nhơn. Cuộc đời bệnh tật, ngắn ngủi. 2
  3. I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Tác giả: * Sự nghiệp văn chương - Bút danh: Phong Trần, Lệ Thanh, Hàn Mặc Tử - Có sức sáng tạo dồi dào, mãnh liệt - Phong cách thơ: độc đáo, bí ẩn, phức tạp; chứa đựng Thi sĩ Hàn Mặc Tử tình yêu tha thiết đến đau đớn với con người và cuộc sống. Có vị trí đặc biệt trong phong trào thơ Mới (1932-1942). 3
  4. I. GIỚI THIỆU CHUNG 2. Tác phẩm - Viết năm 1938, in trong tập “Đau thương”. - Được gợi cảm hứng từ tình yêu đơn phương với cô Hoàng Cúc, người con gái thôn Vĩ. - Thể loại: thất ngôn trường thiên 4
  5. ĐÂY THÔN VĨ DẠ Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà? 5
  6. II. ĐỌC – HIỂU 1. Bố cục: 3 khổ - Không gian nắng sớm - Không gian đêm trăng - Không gian sương khói Mạch liên kết là cảm xúc bên trong, càng về cuối càng hoài nghi, hư ảo. 6
  7. II. ĐỌC – HIỂU 2. Phân tích a. Khổ thơ thứ nhất - Câu hỏi tu từ : Sao anh không về chơi thôn Vĩ + mượn lời người con gái thôn Vĩ: lời hỏi, lời mời kín đáo + tự hỏi, tự trách + cách diễn đạt gần gũi, thân mật: thôn Vĩ, về chơi Khao khát, ao ước được về thăm thôn Vĩ 7
  8. - Cảnh sắc thôn Vĩ : hiện lên qua hoài niệm, trong nỗi nhớ + Nắng hàng cau, nắng mới: tinh khôi, trong trẻo + Vườn: • Vườn ai: phiếm chỉ, không xác định • Mướt quá: • gợi vẻ mượt mà, mơn mởn xanh tươi của khu vườn qua giọng điệu mê đắm, say sưa. • Hình ảnh so sánh xanh như ngọc: gợi vẻ đẹp trong sáng và lấp lánh, sang trọng, sự tốt tươi, trù phú của làng quê. 8
  9. - Hình ảnh con người: Lá trúc che ngang mặt chữ điền + sự hài hòa trong đường nét: mảnh mai và đầy đặn + gợi vẻ đẹp kín đáo, phúc hậu, duyên dáng của con người thôn Vĩ + sự hài hòa giữa cảnh và người làm nên chiều sâu văn hóa Huế 9
  10.  Khổ thơ đầu là bức tranh thôn Vĩ trong buổi sớm mai đầy nắng với vẻ đẹp tinh khôi và xanh mướt, tràn đầy sức sống, chan chứa hồn quê. Qua đó, người đọc cảm nhận được trái tim yêu đời, yêu người tha thiết của thi nhân. 10
  11. II. ĐỌC – HIỂU 2. Phân tích b. Khổ thơ thứ hai: Cảnh sông nước đêm trăng - Hai câu đầu: «Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay» + gió , mây: chia lìa, trái tự nhiên + dòng nước, hoa bắp: chuyển động chậm, khẽ; mang nỗi buồn như tâm trạng con người + giọng thơ rời rạc, gợi cái hắt hiu xao xác biệt li 11
  12. II. ĐỌC – HIỂU 2. Phân tích b. Khổ thơ thứ hai: Cảnh sông nước đêm trăng - Hai câu cuối + con thuyền, ánh trăng: hình ảnh thực, thường gặp; là vẻ đẹp cuộc đời, là chất liệu thi ca. + bến sông trăng: kết hợp từ lạ, gợi ra một không gian vừa thực vừa ảo, lung linh huyền diệu + câu hỏi tu từ: Có chở trăng về / kịp / tối nay? Là nỗi niềm khắc khoải, tâm trạng gấp gáp trước sự chảy trôi của thời gian 12
  13.  Như vậy, ở khổ thơ thứ hai, đằng sau cảnh sông nước đêm trăng huyền hoặc mơ màng là nỗi buồn, nỗi lo lắng xót xa trước bước đi vội vã của thời gian. Điều này thể hiện tình yêu cuộc sống thiết tha đến đau đớn của thi nhân. 13
  14. II. ĐỌC – HIỂU 2. Phân tích c. Khổ thơ thứ ba: không gian mộng ảo - Hai câu thơ đầu: + «Mơ» + lặp hình ảnh «khách đường xa»: trạng thái không thực, chỉ có trong tâm tưởng; gợi sự trắc trở xa xôi + «Áo em trắng quá»: màu tinh khôi màu giấc mơ màu mất mát Thương mến, nhớ nhung + «nhìn không ra»: tâm trạng bất lực, tiếc nuối 14
  15. II. ĐỌC – HIỂU 2. Phân tích c. Khổ thơ thứ ba: không gian mộng ảo - Hai câu thơ cuối + «Ở đây/ sương khói/ mờ nhân ảnh»: thực tại khắc nghiệt, lạnh lẽo, hoang vắng, không có bóng dáng con người + Câu cuối: «Ai biết tình ai có đậm đà» * lặp lại đại từ phiếm chỉ «ai»: làm mờ khách thể, chủ thể, tô đậm sự trống vắng cô đơn * câu hỏi tu từ: thể hiện sự hoài nghi về tình người, tình đời Khao khát mãnh liệt được sống, được yêu 15
  16.  Day dứt về hình bóng con người, tình yêu con người, HMT đã giãi bày tâm sự da diết buồn thương nhức nhối một niềm yêu chứa chan dành cho cõi thế. 16
  17. III. Tổng kết Nằm trong tập thơ Điên, Đây thôn Vĩ Dạ là một thi phẩm đặc biệt và khác biệt bởi ngôn ngữ trong sáng, đẹp đẽ, gợi cảm. Cảnh sắc và tâm trạng đi từ cõi thực đến cõi mộng đều thể hiện tình yêu cuộc sống, con người tha thiết đến đớn đau. 17
  18. Sông Hương một chiều mưa nhìn từ thôn Vĩ Dạ 18