Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Đọc văn: Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)

pptx 11 trang thuongnguyen 6380
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Đọc văn: Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_11_doc_van_khoc_duong_khue_nguyen_khuy.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Đọc văn: Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)

  1. Khóc Dương Khuê Nguyễn Khuyến
  2. I. TÌM HIỂU CHUNG. 1. Tác giả - Nguyễn Khuyến ( 1835 – 1909) hiệu Quế Sơn, tên thật Nguyễn Thắng. Quê Nam Định. - Ông sinh sống tại Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam. - Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, nhưng thi đỗ 3 kì ( Hương, Hội, Đình) - Ông là người có cốt cách thanh cao, giàu lòng yêu nước. - Trong thơ ông thường xuất hiện hình ảnh làng quê Đồng Bằng Bắc Bộ.
  3. 2. Tác phẩm ØHoàn cảnh sang tác: Khi Nguyễn Khuyến đột ngột nghe tin bạn mất ØThể loại: Song thất lục bát ØBố cục: 3 phần ØNội dung: tính cảm thống thiết của nhà thơ đối với người bạn tri kỉ của mình, một tính bạn đẹp, chân thành và cao quý.
  4. II. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI Câu 1: Bài thơ được chia thành 3 đoạn: - Đoạn 1 (hai câu đầu): Nỗi đau đột ngột khi mất bạn. - Đoạn 2 (từ câu 3 đến câu 22): Nhớ lại những kỷ niệm giữa hai người và thể hiện tâm trạng thời cuộc của nhà thơ. - Đoạn 3 (phần còn lại): Nỗi đau mất bạn và tâm sự cô đơn vì thiếu tri kỷ.
  5. Câu 2: Tình bạn thắm thiết, thủy chung giữa hai người được tác giả diễn đạt qua sự vận động của cảm xúc thơ. “ Bác Dương thôi đã thôi rồi, Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.” - Hai câu thơ đầu: Nỗi đau đớn của Nguyễn Khuyến khi nghe tin bạn mất: + Từ ngữ: Thôi đã thôi rồi, man mác, ngậm ngùi. → Tin bạn mất đến với nhà thơ một cách đột ngột, bàng hoàng. + Nhịp thơ bị phá vỡ 2/1/3: Như một tiếng nấc tức tưởi, tắc nghẹn trước nỗi đau mất bạn của nhà thơ.
  6. - Đoạn thơ thứ 2: Tác giả gợi nhớ lại những kỉ niệm trong quá khứ: + Cùng thi đỗ, cùng làm quan, cùng nhau trải qua nhiều thú vui tao nhã. → Là bạn tri âm, tri kỉ. + Về già vẫn viếng thăm nhau. → Dòng hồi tưởng hiện lên một tình bạn đẹp. Đó là lí do khiến Nguyễn Khuyến đau đớn, sững sờ khi nghe tin bạn qua đời.
  7. - Đoạn thơ thứ 3 (đoạn còn lại): Nỗi trống trải khi bạn qua đời: + Mất bạn, Nguyễn Khuyến cảm thấy vô cùng trống trải, cuộc sống chẳng còn ý vị. + Nỗi đau thể hiện ở nhiều cung bậc: lúc đột ngột, lúc ngậm ngùi, luyến tiếc, lúc lắng đọng thấm sâu chi phối tuổi già của tác giả. + Hai câu kết là nỗi đau không nước mắt, nỗi đau như dồn vào lòng “Tuổi già hạt lệ như sương Hơi đâu chuốc lấy hai hàng chứa chan”
  8. Câu 3: - Bài thơ rất thành công trong nghệ thuật tu từ như nói giảm nói tránh, điệp ngữ. Nhưng đặc sắc nhất nhất là nghệ thuật sử dụng các câu hỏi tu từ trong đoạn cuối bài thơ. - Ngôn ngữ thơ đạt đến mức trong sáng tuyệt vời: Lặp 5 từ không trong tổng số 14 từ để diễn tả một cái không trống rỗng đến ghê gớm khi mất bạn. - Cách sử dụng từ và hình ảnh, sử dụng điển tích, âm điệu của câu thơ song thất lục bát, nhân vật trữ tình tự bộc lộ tâm trạng.
  9. Bài thơ giúp ta hiểu về tình bạn thủy chung, gắn bó, hiểu thêm về khía cạnh khác của nhân cách Nguyễn Khuyến.
  10. Bạn đến chơi nhà “ Đã bấy lâu nay bác tới nhà. Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu nước cả, khôn chài cá, Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Đầu trò tiếp khách, trầu không có, Bác đến chơi đây ta với ta. ”