Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tiết 109: Đọc văn : Chiều tối (Mộ - Hồ Chí Minh)

ppt 15 trang thuongnguyen 3650
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tiết 109: Đọc văn : Chiều tối (Mộ - Hồ Chí Minh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_11_tiet_109_doc_van_chieu_toi_mo_ho_ch.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tiết 109: Đọc văn : Chiều tối (Mộ - Hồ Chí Minh)

  1. Tiết 109: Hồ Chí Minh
  2. (1890-1969)
  3. TRANG BÌA CUỐN “NHẬT KÝ TRONG TÙ”
  4. I- TÌM HIỂU TIỂU DẪN. 1. Hoàn cảnh sáng tác tập thơ Nhật kí trong tù. - Tháng 8/1942 NAQ lấy tên là HCM sang TQ tranh thủ sự viện trợ của thế giới. Sau nửa tháng đi bộ tới Túc Vinh- Quảng Tây – TQ, Người bị chính quyền TGT bắt giam vô cớ, đến 9/1943. - Trong thời gian 13 tháng ở tù bị đoạ đày khổ cực nhưng người vẫn sáng tác tập thơ Nhật kí trong tù với133 bài thơ chữ Hán. 2. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Chiều tối - Đây là bài thơ thứ 31 của tập Nhật kí trong tù. - Bài thơ được sáng trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào 1 buổi chiều cuối thu năm 1942.
  5. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN. 1- Đọc
  6. CHIỀU TỐI (Mộ) Phiên âm Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ, Cô vân mạn mạn độ thiên không. Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc, Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng. Dịch nghĩa Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ, Chòm mây lẻ trôi lững lờ trên tầng không; Thiếu nữ xóm núi xay ngô, Ngô xay vừa xong, lò than đã đỏ. Dịch thơ Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết lò than đã rực hồng
  7. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN. CHIỀU TỐI 1- Đọc (Mộ) * Giải nghĩa từ khó. Phiên âm * Đối chiếu nguyên tác và bản dịch thơ. Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ, Câu 1: dịch sát nghĩa. Cô vân mạn mạn độ thiên không. Câu 2: không dịch được chữ “cô”, “mạn Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc, mạn” dịch chưa sát nghĩa Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng. Câu 3: thừa chữ “tối”. Câu 3,4: chỉ lặp được 1 chữ “xay”, không thể hiện được biện pháp điệp ngữ Dịch thơ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng): ma bao túc Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ - bao túc ma. Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không Câu 4: nhịp ngắt chưa phù hợp (4/3 - Cô em xóm núi xay ngô tối 2/5). Xay hết lò than đã rực hồng * Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt * Bố cục: 2 phần - Hai câu đầu: bức tranh thiên nhiên - Hai cau sau: cảnh sinh hoạt
  8. 2- Tìm hiểu văn bản thơ 2.1. Hai câu thơ đầu. Phiên âm Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ, Cô vân mạn mạn độ thiên không. Dịch thơ Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không - Thời gian: chiều muộn -> buồn - Không gian: núi rừng, bầu trời -> rộng lớn - Cảnh vật được phác hoạ theo lối chấm phá Đường thi: + Cánh chim mệt mỏi tìm về chốn ngủ. + Chòm mây cô đơn, trôi chậm chậm trên từng không. - Con người: Người tù cô đơn, lẻ loi, mệt mỏi trên đường chuyển lao. -> Cảnh và người có sự tương đồng. => Bằng bút pháp cổ điển nhà thơ đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên chiều sơn cước, đẹp nhưng đượm buồn. Qua đó thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, tinh thần tự chủ, lạc quan, ý chí, nghị lực phi thường của người tù vĩ đại.
  9. 2.2.Hai câu sau. Phiên âm: Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc, Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng. Dịch thơ Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết lò than đã rực hồng - Thời gian: chiều -> tối, ánh sáng rực hồng - Không gian: rộng (núi rừng, mây trời) -> hẹp (xóm núi) đầm ấm. - Cảnh vật: Thiên nhiên hoang sơ -> cảnh sinh hoạt ấm áp. - Con người: Người tù cô đơn -> người lao động bình dị. - Trung tâm của bức tranh: cô gái xóm núi xay ngô -> cuộc sống bình dị mà ấm áp của người lao động nghèo.
  10. - Biện pháp điệp liên hoàn cuối câu 3, đầu câu 4: với những vòng xoay đều đặn, miệt mài: ma bao túc - bao túc ma hoàn, đến khi vòng xoay dừng lại thì lô dĩ hồng - > bước chuyển của thời gian. - Chữ hồng là nhãn tự cho bài thơ, làm bừng sáng cả bài thơ. -> Bức tranh cuộc sống sinh hoạt vùng sơn cước thật bình dị, đầm ấm, khoẻ khắn đem lại hơi ấm, niềm vui trong lòng người lữ khách. => Hình tượng thơ có sự vận động từ chiều tàn âm u đến ánh lửa rực hồng, ấm áp; từ mệt mỏi đến khoẻ khắn; từ buồn đến vui; từ cô đơn, lạnh lẽo đến ấm áp, xum vầy. Sự vận động này thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời của tâm hồn nghệ sĩ – chiến sĩ cách mạng vĩ đại.
  11. III. TỔNG KẾT 1.Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện rõ vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của HCM. Đó là tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống; kiên cường vượt lên hoàn cảnh, luôn ung dung, tự tại và lạc quan trong mọi cảnh ngộ đời sống. Liên hệ: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức CM HCM. 2. Nghệ thuật - Từ ngữ cô đọng, hàm súc. - Thủ pháp đối lập, điệp liên hoàn, 3. Ghi nhớ: SGK- tr.42.
  12. LuyÖn tËp – cñng cè. Gîi ý bµi tËp 3 (SGK tr 42) - ChÊt th¬: chÊt tr÷ t×nh víi néi dung chñ yÕu trong t¸c phÈm, lµ m¹ch c¶m xóc thÓ hiÖn th«ng qua thÕ giíi néi t©m, th¸i ®é t×nh c¶m, thÈm mü ®­îc thÓ hiÖn qua bøc tranh t©m c¶nh (c¶nh mang t©m tr¹ng). ChÊt th¬ cßn ®­îc thÓ hiÖn ë h×nh thøc ng«n ng÷ nghÖ thuËt cña bµi th¬. - ChÊt thÐp: th­êng ®­îc hiÓu lµ lý t­ëng CM s¸ng ngêi, b¶n lÜnh chñ ®éng, t­ thÕ ung dung, kh¸t väng tù do, gi¶i phãng, ý chÝ kiªn c­êng v­ît lªn hoµn c¶nh cña ng­êi chiÕn sÜ c¸ch m¹ng
  13. 2. Bµi tËp bæ sung C©u 1: Bøc tranh thiªn nhiªn chiÒu tèi trong bµi th¬ biÓu hiÖn t©m tr¹ng c¶m xóc nµo cña ng­êi tï? A. ThÝch thó v× ®­îc ®i trong buæi chiÒu yªn tÜnh. B. Vui s­íng v× ®­îc ng¾m c¶nh thiªn nhiªn. C. Th­ th¸i vÒ tinh thÇn vµ giao hoµ với thiªn nhiªn. C©u 2: T¹i sao ch÷ hång ®­îc coi lµ nh·n tù cña bµi th¬? A. T¹o ra mµu s¾c t­¬i s¸ng cho bµi th¬. B. To¶ ¸nh s¸ng, h¬i Êm vµ niÒn vui cho toµn bµi. C. Gîi nhí ®Õn mµu cê c¸ch m¹ng cña tæ quèc.
  14. * Tìm tòi, mở rộng: - Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ cách mạng qua bài thơ “Chiều tối” - Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua bài thơ “Chiều tối”? - Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ “Chiều tối” (HCM)