Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 13: Đọc văn: Chí phèo (Nam Cao) - Nguyễn Thị Ngọc Hà

pptx 12 trang thuongnguyen 4110
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 13: Đọc văn: Chí phèo (Nam Cao) - Nguyễn Thị Ngọc Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_11_tuan_13_doc_van_chi_pheo_nam_cao_ng.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 13: Đọc văn: Chí phèo (Nam Cao) - Nguyễn Thị Ngọc Hà

  1. CHÍ PHÈO NAM CAO GVTH: NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ
  2. I. Vài nét về tiểu sử và con người: 1. Tiểu sử: - Nam Cao (1917 - 1951), tên khai sinh là Trần Hữu Tri. - Sinh ra trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay thuộc tỉnh Hà Nam). - Bút danh của Nam Cao là ghép hai chữ đầu của huyện Nam Sang và tổng Cao Đà.
  3. Một góc nhỏ của làng Đại Hoàng ngày nay.
  4. - Tháng 4 năm 1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc và là một trong số những thành viên đầu tiên của tổ chức này. Bị địch khủng bố gắt gao, ông phải lánh về quê. - Năm 1946, với tư cách là phóng viên, ông cùng đoàn quân Nam tiến vào Nam Trung Bộ. - Năm 1947, ông lên Việt Bắc làm công tác báo chí. - Năm 1950, tham gia chiến dịch Biên giới. - Năm 1951, ông mất trên đường đi công tác ở vùng Địch hậu Liên Khu III (Hoàng Đan - Ninh Bình) do giặc Pháp phục kích.
  5. Mộ của Nam Cao tại quê nhà.
  6. 2. Con người: - Con người Nam Cao có bề ngoài lạnh lùng, vụng về, ít nói nhưng đời sống nội tâm rất phong phú. - Ông là người có tấm lòng đôn hậu, chứa chan yêu thương. Gắn bó sâu nặng với quê hương và những con người nghèo khó, bị áp bức trong xã hội cũ. - Nhà văn luôn nghiêm khắc tự đấu tranh với bản thân để vươn tới tâm hồn trong sạch và cảnh sống, con người tươi đẹp. - Năm 1996, Nam Cao được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
  7. II. Sự nghiệp văn học: 1. Quan điểm nghệ thuật: - Thời gian đầu lúc mới cầm bút, ông chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn đương thời. Dần dần nhận ra thứ văn chương đó xa lạ với đời sống lầm than của người lao động, ông đã đoạn tuyệt với nó và tìm đến con đường nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa.
  8. - Giăng Sáng (1942), ông phê phán thứ văn chương thi vị hóa cuộc sống đen tối, bất công và coi đó là “ánh trăng lừa dối”. - Sau Cách mạng, ông tích cực tham gia kháng chiến với ý nghĩ “lợi ích của dân tộc là trên hết”.
  9. 2. Các đề tài chính: Người trí thức nghèo và người nông dân nghèo - Ở đề tài người trí thức, Nam Cao miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trong xã hội cũ. - Các tác phẩm đáng chú ý là: Giăng Sáng, Đời Thừa, Những truyện không muốn viết, Mua nhà, Cười
  10. - Ở đề tài người nông dân, ông đã dựng lên những bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam nghèo đói, xơ xát, bần cùng. - Các tác phẩm tiêu biểu: Lão Hạc, Chí Phèo, Một bữa no, Nửa đêm, Mua danh, Một đám cưới
  11. 3. Phong cách nghệ thuật: - Đề cao tư tưởng con người. - Tâm lý nhân vật trở thành trung tâm của sự chú ý, ông phân tích diễn tả tâm lí nhân vật. - Đối thoại, độc thoại nội tâm rất sinh động. - Ông có phong cách nghệ thuật triết lý trữ tình sắc lạnh giống với nhà văn Lỗ Tấn của Trung Quốc.