Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tiết 65+66: Tiếng việt: Đặc điểm loại hình của Tiếng việt

pptx 17 trang thuongnguyen 6812
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tiết 65+66: Tiếng việt: Đặc điểm loại hình của Tiếng việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_11_tiet_6566_tieng_viet_dac_diem_loai.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tiết 65+66: Tiếng việt: Đặc điểm loại hình của Tiếng việt

  1. PLAY A GAME VÒNG QUANH THẾ GIỚI
  2. LUẬT CHƠI Các em sẽ được nghe một đoạn nói ngắn và trả lời câu hỏi đây là ngôn ngữ gì? Bạn nào trả lời đúng sẽ được nhận một phần quà
  3. TIẾNG ANH TIẾNG HÀN TIẾNG PHÁP TIẾNG THÁI
  4. Tiết 65 + 66: Tiếng Việt: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT
  5. I. LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ Khái niệm Phân loại loại hình ngôn ngữ quen thuộc Loại hình Loại hình ngôn ngữ Loại hình ngôn Loại hình ngôn Hoạt động nhóm trongngữ đơn lập4 phútngữ hòa kết Loại hình là một . tập hợp những sự vàLoại hoànhình ngôn thànhngữ là bảng sau: vật, hiện tượng tập hợp một số ngôn cùng có chung ngữ tuy không cùng Tiếng Việt, tiếng Tiếng Nga, những đặc trưng cơ nguồn gốc nhưng có Hán, tiếng Thái, tiếng Pháp, bản nào đó những đặc trưng cơ bản tiếng Hàn Tiếng Anh, Ví dụ: loại hình về (ngữ âm, từ vựng, nghệ thuật, loại ngữ pháp) giống nhau hình ngôn ngữ,
  6. Loại hình ngôn ngữ đơn lập - Đơn lập về ngữ âm:Tồn tại mối quan hệ rõ ràng giữa hình vị và âm tiết. Tiếng là một đơn vị có vỏ ngữ âm là âm tiết, có khi được dùng với tư cách một từ, có khi được dùng với tư cách là yếu tố cấu tạo từ. - Đơn lập về ngữ pháp: + Xét về mặt hình thái từ: Từ không biến đổi hình thái. +Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện bằng các phương tiện ngoài từ: trật tự từ, hư từ, ngữ điệu
  7. II. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT 1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp
  8. Thảo luận theo cặp trong 3 phút trả lời câu hỏi: 1.Khổ thơ sau có bao nhiêu tiếng? Bao nhiêu từ? Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song 2. Các em hãy nhận xét cách đọc và cách viết của các từ sau: Tiếng Việt: cảm ơn, bóng đá Tiếng Anh: thank you, football
  9. 1. Khổ thơ có 14 âm tiết và 10 từ Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song 2. - Tiếng Việt: các âm tiết khi nói và viết tách rời nhau - Tiếng Anh: có sự nối âm khi nói (thank you) và khi viết các âm tiết cũng liền nhau (football)
  10. II. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT 1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp - Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết - Về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo nên từ - Khi đọc và viết, các tiếng đều tách rời nhau
  11. 2.Tiếng không biến đổi hình thái Hoạt động nhóm trong 5 phút hoàn thành các nhiệm vụ sau:
  12. 1. Ví dụ 1: Mình về mình có nhớ ta(1) Ta(2) về ta(3) nhớ những hoa cùng người Các từ “ta” ở các vị trí trong câu thơ khác nhau ở điểm gì? Chữ viết và phát âm có khác nhau không? 2. Ví dụ 2: Nhận xét về chức năng ngữ pháp của các từ tiếng Anh và tiếng Việt trong ví dụ. Nhận xét mặt chữ viết và phát âm của các từ. a.- Tôi (1) yêu anh ấy (1) - Anh ấy (2) yêu tôi (2) b.- I love him - He loves me 3. Từ các ví dụ trên hãy rút ra nhận xét về một đặc điểm của tiếng Việt (có sự so sánh với tiếng Anh)
  13. 1. Ví dụ 1: - “ta”(1) là bổ ngữ chỉ đối tượng của động từ “nhớ”. - “ta”(2), (3) là chủ ngữ chỉ chủ thể của động từ “về”, “nhớ”. Chữ viết và phát âm của từ “ta” giống nhau 2. Ví dụ 2: a. - “tôi”(1) và “anh ấy” (2) là chủ ngữ chỉ chủ thể của động từ “yêu” - “tôi”(2) và “anh ấy” (1) là bổ ngữ chỉ đối tượng của động từ “yêu” - “yêu” (1), (2) có cùng chức năng ngữ pháp là động từ trong câu và không có sự biến đổi hình thái Chữ viết và phát âm không có sự biến đổi b. - “I” và “he” là chủ ngữ chỉ chủ thể của động từ “love” - “me” và “him” là tân ngữ chỉ đối tượng của động từ “love” - “love”, “loves” đều là động từ nhưng có sự biến đổi hình thái do sự khác nhau về chủ ngữ Chữ viết và phát âm có sự thay đổi 3. Nhận xét:
  14. 2. Tiếng không biến đổi hình thái Tiếng Việt không biến đổi hình thái khi cần biểu thị ý nghĩa ngữ pháp (Còn tiếng Anh thì có sự biến đổi hình thái khi biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau)
  15. 3. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ Các nhóm sẽ thảo luận và trình bày kết quả trên bảng phụ Cho câu “Tôi đi học”( thời gian 5 phút). 1. Hãy thay đổi Nhóm nào làm nhanh nhất và trật tự sắp xếp các từ để thành một câu mới 2. Hãy thêmchính xác nhất sẽ nhận được một vào câu đó những hư từ để tạo ra một câu mới. 3. Từ đó nhận xét khi thayphần thưởng đổi trật tự từ và thêm vào các hư từ thì nghĩa của câu có bị thay đổi hoặc trở nên vô nghĩa không? (giải thích rõ dựa vào ví dụ)
  16. 1. Học đi tôi; Học tôi đi; Tôi học đi; Đi học tôi; Đi tôi học 2. Tôi đã đi học, tôi đang đi học, tôi sắp đi học, tôi chưa đi học, tôi không đi học, tôi sẽ đi học, tôi chuẩn bị đi học, tôi đang đi học, 3. Nhận xét
  17. 3. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ - Khi thay đổi trật tự từ trong câu thì nghĩa của câu sẽ đổi khác cũng có thể trở thành vô nghĩa - Khi thêm vào các hư từ thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi