Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tiết 89: Tiếng việt: Đặc điểm loại hình của Tiếng việt

ppt 22 trang thuongnguyen 4262
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tiết 89: Tiếng việt: Đặc điểm loại hình của Tiếng việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_11_tiet_89_tieng_viet_dac_diem_ngoai_h.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tiết 89: Tiếng việt: Đặc điểm loại hình của Tiếng việt

  1. Tiếng Việt: Tiết 89 ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT
  2. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT * Loại hình: một tập hợp những sự vật, hiện tượng cùng có chung những đặc điểm cơ bản nào đó: loại hình nghệ thuật, loại hình báo chí, loại hình ngôn ngữ (Đại từ điển tiếng Việt - Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 1999).
  3. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT Các loại hình ngôn ngữ Loại hình Loại hình Loại hình Loại hình chắp dính lập khuôn đơn lập hoà kết
  4. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT Âm tiết (tiếng) Phụ âm đầu Vần Thanh điệu Âm đệm Âm chính Âm cuối Cấu trúc của âm tiết (tiếng)
  5. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT Ví dụ: âm tiết (tiếng) ĐOÀN với mô hình sau đây: Thanh điệu: \ (thanh huyền) Âm đầu Vần Âm đệm Âm chính Âm cuối Đ O A N
  6. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT 1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. * Ví dụ 1: Sao anh không về chơi thôn Vĩ (Hàn Mặc Tử - Đây thôn Vĩ Dạ) - Câu thơ trên có 7 tiếng, cũng là 7 âm tiết, 7 từ, đọc và viết đều tách rời nhau. Mỗi tiếng trên cũng có thể là yếu tố cấu tạo từ. Ví dụ: trở về; ăn chơi; thôn xóm,
  7. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT * Ví dụ 2: Câu ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng có 14 âm tiết, cũng là 14 tiếng, 14 từ đơn, đọc và viết đều tách rời nhau, không có hiện tượng luyến giữa các tiếng. => Đó là những đặc điểm đầu tiên để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.
  8. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT * Ví dụ 3: Hãy nhận xét về số tiếng, cách đọc, cách viết và khả năng cấu tạo từ của câu thơ sau: Đưa người ta không đưa qua sông (Thâm Tâm, Tống biệt hành) - Câu thơ có 7 tiếng, 7 từ, khi phát âm (đọc) và khi viết đều tách rời nhau (độc lập). - Mỗi tiếng trên đều có thể là yếu tố cấu tạo từ: + đưa: đưa đón, đưa đẩy, + sông: sông suối, sông ngòi, cửa sông, non sông,
  9. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT 2. Từ không biến đổi hình thái * Ví dụ 1: trong câu ca dao : Cười người1 chớ vội cười lâu Cười người2 hôm trước hôm sau người3 cười + Có mấy từ người? + Các từ người khác nhau về chức năng ngữ pháp như thế nào? Hãy nhận xét về cách đọc và cách viết của các từ người đó. - Có 3 từ người: Người1 và người2 là phụ ngữ (bổ ngữ) chỉ đối tượng của động từ cười. Người3 là chủ ngữ chỉ chủ thể của động từ cười. - Xét về mặt ngữ âm và thể hiện bằng chữ viết hoàn toàn không có sự đổi thay, khác biệt nào giữa người3 - chủ ngữ và người1, người2 - phụ ngữ.
  10. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT * Ví dụ 2: Hãy nhận xét về chức năng ngữ pháp và cách đọc, cách viết của các từ tôi1, tôi2, anh ấy1 và anh ấy2 trong câu sau: Tôi1 tặng anh ấy1 một cuốn sách, anh ấy2 cho tôi2 một quyển vở. - Tôi1 là chủ ngữ, tôi2 là phụ ngữ chỉ đối tượng tiếp nhận của động từ cho. Xét về mặt ngữ âm và thể hiện bằng chữ viết, hoàn toàn không có sự khác biệt nào giữa tôi1 và tôi2. - So sánh anh ấy1 và anh ấy2 chúng ta cũng thấy như vậy. Các cặp từ ngữ đó chỉ khác nhau về vị trí so với động từ.
  11. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT - Tuy nhiên nếu đem câu này dịch ra tiếng Anh, chúng ta sẽ thấy sự khác biệt: Tôi1 tặng anh ấy1 một cuốn sách, anh ấy2 cho tôi2 một quyển vở. + tôi1 phải dịch thành I (vì là chủ ngữ) + tôi2 phải dịch thành me (vì là phụ ngữ); + anh ấy1 phải dịch thành him (vì là phụ ngữ) + anh ấy2 phải dịch thành he (vì là chủ ngữ). Tôi1 tặng anh ấy1 một cuốn sách, anh ấy2 cho tôi2 một quyển vở. I gave him a book he gave me a notebook. => Tiếng Anh đọc và viết đều khác nhau.
  12. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT * Khi từ chuyển loại cũng không có sự thay đổi ngữ âm, chữ viết: - Ví dụ 1: Con ruồi đậu1 mâm xôi đậu2. => đậu1 là động từ chỉ hoạt động, đậu2 là danh từ, phụ ngữ của từ mâm xôi nhưng chỉ có một cách đọc và cách viết duy nhất. - Ví dụ 2: Phân tích câu sau: Anh ấy dùng cuốc1 để cuốc2 đất. => Từ cuốc1 là danh từ chỉ vật thể, cuốc2 là động từ chỉ hoạt động cũng chỉ có một cách đọc và cách viết duy nhất.
  13. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT 3. Ý nghĩa ngữ pháp được biểu hiện bằng trật tự từ và hư từ. * Ví dụ 1: So sánh việc thay đổi trật tự từ trong các câu sau và rút ra nhận xét: - Câu 1: Tôi ănăn cơmcơm: .câu biểu thị hành động - Câu 2: 1: Cơm ănăn tôitôi/ ăn/ ăn tôi tôi cơm cơm: câu. vô nghĩa. => Cùng một từ tôi nhưng thay đổi vị trí ở trong câu (ở trước vị ngữ hoặc sau vị ngữ, thì ý nghĩa của câu thay đổi hoặc trở nên vô nghĩa.
  14. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT 3. Ý nghĩa ngữ pháp được biểu hiện bằng trật tự từ và hư từ. * Ví dụ 2: So sánh các câu sau (chú ý các hư từ) và rút ra nhận xét: - Tôi sắp ăn cơm - Tôi sẽ ăn cơm - Tôi vừa ăn cơm - Tôi mới ăn cơm - Tôi đã ăn cơm - Tôi đang ăn cơm
  15. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT - Tôi sắp ăn cơm: => sắp, sẽ: chưa diễn ra sự việc (thì tương lai) - Tôi sẽ ăn cơm: - Tôi vừa ăn cơm - Tôi mới ăn cơm => vừa, mới, đã: đã diễn ra sự việc (thì quá khứ) - Tôi đã ăn cơm - Tôi đang ăn cơm: => đang diễn ra sự việc (thì hiện tại) => Cùng một từ (tôi) nhưng dùng với các hư từ khác nhau (sắp, sẽ, vừa, mới, đã, đang) thì ý nghĩa ngữ pháp thay đổi. Do đó trật tự từ và hư từ là những phương thức ngữ pháp quan trọng trong tiếng Việt.
  16. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT * Ví dụ 3: Người 1 tôi yêu đã đi xa Người 2 yêu tôi lại ở nhà, chán chưa! (Phan Thị Thanh Nhàn) => ý nghĩa của 2 cụm từ người1 tôi yêu và người2 yêu tôi hoàn toàn khác nhau do thay đổi trật tự của 2 cụm từ tôi yêu và yêu tôi: (người1: đối thể của hành động yêu; người2: chủ thể của hành động yêu). Điều này đã góp phần diễn tả thật tinh tế tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
  17. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT * Ý nghĩa ngữ pháp còn được biểu hiện nhờ ngữ điệu (cách ngắt nhịp khi nói và viết): Ví dụ 4: Hãy thử ngắt nhịp câu sau theo các cách khác nhau: - Câu 1: Đêm hôm qua cầu gãy rất nguy hiểm. + Cách 1: Đêm hôm qua/ cầu gãy/ rất nguy hiểm. + Cách 2: Đêm hôm/ qua cầu gãy/ rất nguy hiểm. - Câu 2: Rắn là một loài bò sát không chân. + Cách 1: Rắn/ là một loài bò sát/ không chân. + Cách 2: Rắn/ là một loài bò/ sát không chân.
  18. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT Củng cố: Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập 3. Ý nghĩa 1.Tiếng là đơn vị 2. Từ không ngữ pháp được Cơ sở của biến đổi biểu hiện bằng ngữ pháp hình thái trật tự từ và hư từ. SƠ ĐỒ THỂ HIỆN CÁC ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TIẾNG VIỆT
  19. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT * BÀI TẬP CỦNG CỐ: Bài 1: Em hãy nhận xét về số tiếng, cách đọc và cách viết hai câu thơ sau để chứng minh đặc điểm "từ là đơn vị cơ sở của ngữ pháp: Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim (Tố Hữu – Từ ấy) => Hai câu thơ có tất cả 14 tiếng (14 âm tiết), 11 từ (có 3 từ, mỗi từ có cấu tạo bởi 2 tiếng - âm tiết: nắng hạ, mặt trời, chân lí).
  20. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT * BÀI TẬP CỦNG CỐ: Bài 2: Nhận xét về chức vụ ngữ pháp và hình thái của các từ “trâu”, “ta” trong bài ca dao sau để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập: Trâu1 ơi ta1 bảo trâu2 này Trâu3 ra ngoài ruộng, trâu4 cày với ta2. (Ca dao) = > Từ trâu xuất hiện 4 lần với các chức năng ngữ pháp khác nhau: Trâu1 là hô ngữ, trâu2 là phụ ngữ của động từ bảo, trâu3 và trâu4 là chủ ngữ, nhưng những từ trâu đó không khác biệt về hình thức. Từ ta xuất hiện 2 lần: ta1 là chủ ngữ, ta2 là phụ ngữ, nhưng chúng cũng không có sự khác biệt về hình thức ngữ âm và chữ viết.