Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 24: Tiểu sử tóm tắt - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Bộ

pptx 25 trang thuongnguyen 3510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 24: Tiểu sử tóm tắt - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_11_tuan_24_tieu_su_tom_tat_nam_hoc_201.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 24: Tiểu sử tóm tắt - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Bộ

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA SƯ PHẠM NGỮ VĂN MÔN: DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU SỬ TÓM TẮT Nhóm thực hiện: Nhóm 01 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Bộ Người dạy: Võ Chí Nghĩa Cao Lãnh, ngày 30 tháng 11 năm 2018
  2. Phiếu học tập KWL Tên bài học: Họ và tên học sinh: Lớp: Trường: K W L (Những điều đã (Những điều muốn biết) (Những điều học được) biết)
  3. TIỂU SỬ TÓM TẮT Họ và tên thường gọi: Nguyễn Bá Thanh Giới tính: Nam Ngày sinh: 8/4/1953 Ngày mất: 13/2/2015 Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng Nơi cư trú (nơi ở hiện nay): Số 189 đường Cách mạng Tháng Tám, TP. Đà Nẵng Trình độ học vấn: Tiến sĩ Nghề nghiệp, chức vụ (hiện nay): Ủy viên BCH TW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Đà Nẵng; Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nơi làm việc: Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng Thành tựu: Là đại biểu quốc hội khoá IX, XI, đại biểu hội đồng nhân dân khoá, cấp Đại biểu HĐND cấp tỉnh Ngày 28/12/2012, Bộ Chính trị ban hành Quyết định 655 phân công ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng giữ chức Trưởng ban Nội chính T.W.
  4. TIỂU SỬ TÓM TẮT Thạch Lam (1910 – 1942) tên khai sinh là Nguyễn Trường Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tường Lân, là thành viên của Tự lực văn đoàn. Ông sinh ra tại Hà Nội, nhưng nhiều năm tháng tuổi thơ sống ở huyện Cẩm Giàng, tình Hải Dương. Lớn lên ông đỗ tú tài và ông ra làm báo tham gia vào nhóm tự lực văn đoàn của các anh. Tuy nhiên hoạt động được chẳng bao lâu thi ông mất khi tuổi đời còn quá trẻ. Sự nghiệp sáng tác có các tác phẩm tiêu biểu: nắng trong vườn, gió đầu mùa, ngày mới, Hà Nội băm sáu phố phường, theo giòng. Phong cách nghệ thuật: tác phẩm của ông là những tác phẩm không có cốt truyện hoặc thường là những cốt truyện nhẹ nhàng, không mang đến những tình huống kịch tính thế nhưng nó vẫn hấp dẫn người đọc bởi sự nhẹ nhàng và êm ái giống như những bài thơ trữ tình đượm buồn
  5. I. Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt 1. Khái niệm Là văn bản thông tin một cách khách quan, trung thực về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân. Ví dụ: Nhà thơ, nhà văn, doanh nhân, nhà chính trị kiệt xuất
  6. I. Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt 2. Mục đích Tiểu sử nhà văn Nam Cao
  7. I. Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt 2. Mục đích - Giới thiệu cho người đọc, người nghe về cuộc đời, sự nghiệp cống hiến của người được nói tới. - Cung cấp thông tin cho các nhà quản lý sử dụng lao động. - Đối với nhà văn, nhà thơ thì giúp chúng ta hiểu đúng, hiểu sâu hơn về các sáng tác của họ.
  8. I. Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt 3. Yêu cầu Đọc và chỉ ra những điểm sai trong bản tóm tắt tiểu sử sau đây: Hàn Mặc Tử ( 1912 – 1941) quê ở tỉnh Hà Tây nay là Hà Nội, sinh ra trong một gia đình giàu có . Năm 1939, mắc bệnh phong, sau đó mất tại trại phong Quy Hòa. Tuy cuộc đời hẩm hiu nhưng ông là một nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ. Tác phẩm chính: Gái quê, Thơ Điên, Duyên kì ngộ, Chơi giữa mùa trăng
  9. I. Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt 3. Yêu cầu Chữa lại lỗi sai: Hàn Mặc Tử (1912 – 1941) ( 1912 – 1940) quê ở tỉnh Hà Tây (Đồng Hới) nay là (Quảng Bình)Hà Nội sinh ra trong một gia đình giàu có ( nghèo). Năm 1939 (Năm 1936), mắc bệnh phong, sau đó mất tại trại phong Quy Hòa. Tuy cuộc đời hẩm hiu (bất hạnh) nhưng ông là một nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ. Tác phẩm chính: Gái quê, Thơ Điên, Duyên kì ngộ, Chơi giữa mùa trăng
  10. I. Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt 3. Yêu cầu - Thông tin phải khách quan, chính xác (số liệu, các mốc thời gian, thành tích, đóng góp ) - Nội dung và độ dài văn bản phải phù hợp với mục đích viết tiểu sử tóm tắt. - Văn phong trong sáng, cô đọng, không sử dụng các biện pháp tu từ.
  11. II. Cách viết tiểu sử tóm tắt 1.Chọn tài liệu  Tìm hiểu văn bản Lương Thế Vinh (SGK T54) LƯƠNG THẾ VINH (1442-?)
  12. LƯƠNG THẾ VINH (1442-?) Nhà thơ, nhà toán học Lương Thế Vinh tự Cảnh Nghi, hiệu Thụy Hiên, dân gian thường gọi là Trạng Lường, quê gốc ở làng Cao Hương, huyện Thiên Bản(nay thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Từ nhỏ ông đã nổi tiếng là thần đồng, thông minh, hoạt bát và nhanh trí. Chưa đầy 20 tuổi, tiếng tăm và tài học của ông đã nổi tiếng khắp vùng Sơn Nam. Năm 21 tuổi (1463), Lương Thế Vinh thi đỗ Trạng nguyên. Ông có tài ngoại giao nên được vua giao soạn thảo các văn từ bang giao và đón tiếp sứ thần nước ngoài. Ông đã biên soạn cuốn Đại thành toán pháp để dùng trong nhà trường. Đó là cuốn sách giáo khoa về toán đầu tiên ở nước ta. Về văn chương, nghệ thuật, ông cũng có nhiều đóng góp. Ông được vua phong chức Sái phu trong Hội Tao Đàn, chuyên phê bình, sửa chữa, nhuận sắc thơ trong hộ. Cuốn Hí phường phả lục của ông được Quách Hữu Nghiên đánh giá là “một tác phẩm lí luận đầu tiên về nghệ thuật kịch hát cổ truyền”. Khác với các sĩ phu đương thời, ông luôn tỏ ra là một người có thực học, không thích văn chương phù phiếm, luôn nghĩ đến việc mở mang dân trí, phát triển kinh tế, dạy dân dùng thuốc nam, thuốc bắc để chữa bệnh. Nhà bác học Lê Qúy Đôn đã đánh giá ông là người có tài kinh bang tế thế, con người “tài hoa, danh vọng vượt bậc”
  13. II. Cách viết tiểu sử tóm tắt 1.Chọn tài liệu  Tìm hiểu văn bản Lương Thế Vinh (SGK T54) Câu hỏi: a) Kể lại vắn tắt về cuộc đời và sự nghiệp của nhà bác học Lương Thế Vinh ? b) Nhận xét về việc lựa chọn các nội dung trong ngữ liệu ( tác giả đã lựa chọn những nội dung gì ) ? c) Để viết tiểu sử tóm tắt thì cần sưu tầm những tài liệu nào ? Và các tài liệu phải đảm bảo những yêu cầu nào ?
  14. II. Cách viết tiểu sử tóm tắt 1.Chọn tài liệu a) Kể lại vắn tắt về cuộc đời và sự nghiệp của nhà bác học Lương Thế Vinh ? Lương Thế Vinh (1442-?), tự Cảnh Nghi, hiệu Thụy Hiên, quê Nam Định. Từ nhỏ nổi tiếng thần đồng, 21 tuổi đỗ Trạng nguyên. Có tài ngoại giao được vua giao soạn thảo các văn từ và đón tiếp sứ thần nước ngoài Tác phẩm chính: Đại thành toán pháp, Hí phường phả lục Được Lê Quý Đôn đánh giá là người có tài kinh bang tế thế, con người «tài hoa, danh vọng vượt bậc».
  15. II. Cách viết tiểu sử tóm tắt 1.Chọn tài liệu b) Nhận xét về việc lựa chọn các nội dung trong ngữ liệu ( tác giả đã lựa chọn những nội dung gì ) ? - Tài liệu được lấy từ cuốn từ điển Văn Học NXB Thế Giới - Dẫn từ 2 cuốn sách nổi tiếng của Lương Thế Vinh : Đại thành toán pháp và Hí phường phả lục - Các tài liệu được lựa chọn cụ thể, chân thật, chính xác về thân thế và cuộc đời của nhà bác học Lương Thế Vinh c) Để viết tiểu sử tóm tắt thì cần sưu tầm những tài liệu nào ? Và các tài liệu phải đảm bảo những yêu cầu nào ? - Các tài liệu về cuộc đời, sự nghiệp, đóng góp Lương Thế Vinh - Đảm bảo tính chân thật, khách quan, tiêu biểu
  16. II. Cách viết tiểu sử tóm tắt 1.Chọn tài liệu - Tài liệu cần có độ tinh cậy cao do nhà xuất bản uy tín ấn 2.Viết tiểu sử tóm tắt hành và chứa đựng những nội dung tiêu biểu. Xem lại ngữ liệu Lương Thế Vinh T54 và trả lời những câu hỏi sau: a) Bài viết gồm những nội dung nào ? Chúng được sắp xếp ra sao ?- Sưu tầm, đọc tài liệu về các đối tượng được tóm tắt. b) Khái quát và chỉ rõ các nội dung trong bản tiểu sử tóm tắt thông thường ?
  17. II. Cách viết tiểu sử tóm tắt 2. Viết tiểu sử tóm tắt a) Bài viết gồm những nội dung nào ? Chúng được sắp xếp ra sao ?  Nội dung: - Giới thiệu tên tuổi, quê quán - Hoạt động - Sự nghiệp và những đóng góp - Đánh giá  Chúng được sắp xếp mạch lạc, logic, chặc chẽ b) Khái quát và chỉ rõ các nội dung trong bản tiểu sử tóm tắt thông thường  Gồm 4 phần: - Giới thiệu nhân thân - Hoạt động - Đóng góp - Đánh giá chung
  18. II. Cách viết tiểu sử tóm tắt 2. Viết tiểu sử tóm tắt - Nội dung của một bản tiểu sử tóm tắt thông thường gồm 4 phần: + Giới thiệu về thân nhân. + Hoạt động xã hội của người được giới thiệu. + Những đóng góp, thành tựu tiêu biểu của người của người được giới thiệu. + Đánh giá chung. - Ngôn từ và diễn đạt phải ngắn gọn, súc tích, thông tin chân thực và khách quan.
  19. III. Luyện tập 1. Bài tập 1: Trong các trường hợp sau trường hợp nào cần viết tiểu sử tóm tắt ? a. Thuyết minh về các doanh nhân Văn thuyết minh b. Tự ứng cử vào một chức vụ nào đó trong các cơ quan Nhà nước hoặc đoàn thể Sơ yếu lí lịch c. Giới thiệu người ứng cử vào một chức vụ nào đó trong các cơ quan Nhà nước hoặc đoàn thể Tiểu sử tóm tắt d. Giới thiệu một vị lãnh đạo cấp cao của nước ngoài sang thăm nước ta Tiểu sử tóm tắt e. Khi một vị lãnh đạo từ trần Điếu văn
  20. III. Luyện tập 2. Bài tập 2 Những điểm giống và khác nhau giữa văn bản tiểu sử tóm tắt với các văn bản khác: điếu văn, sơ yếu lý lịch, thuyết minh. Giống nhau: các văn bản tiểu sử tóm tắt, điếu văn, thuyết minh điều viết về một đối tượng nào đó
  21. Khác nhau: Văn bản tiểu sử tóm tắt và điếu văn. Tiểu sử tóm tắt Điếu văn - Dùng trong trường hợp giới - Dùng trong lễ truy điệu. thiệu về một cá nhân trong lĩnh - Nội dung chính: thể hiện sự vực nào đó. tiếc thương người đã mất, - Nội dung chính: giới thiệu chia buồn với gia quyến. những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp của cá nhân.
  22. Khác nhau: Văn bản tiểu sử tóm tắt và sơ yếu lý lịch. Tiểu sử tóm tắt Sơ yếu lý lịch - Do người khác viết về một - Do chính bản thân viết. đối tượng kiệt xuất nào đó. - Là văn bản hành chính, có - Là văn bản thông thường mẫu xác định. không có mẫu quy định. - Nội dung nhấn mạnh các - Nội dung tùy thuộc vào mục mối quan hệ xã hội. đích viết, thường chú trọng đến những cống hiến và đóng góp của người được viết tiểu sử.
  23. Khác nhau: Văn bản tiểu sử tóm tắt và thuyết minh. Tiểu sử tóm tắt Thuyết minh - Đối tượng: nhân vật được - Đối tượng: con người, cảnh giới thiệu vật, hiện tượng. - Về diễn đạt: không sử dụng - về diễn đạt có sử dụng biện biện pháp tu từ, ngắn gọn, súc pháp tu từ, diễn đạt phong tích. phú, giàu hình ảnh, có tính biểu cảm cao.
  24. Cán bộ công tác CỦNG CỐ Nhà văn, thơ SƠ ĐỒ TƯ DUY: Nhà khoa học Nhà HĐCT Kiểm tra, sửa VB Chính xác Nhân vật Viết văn bản Chân thực Các bước Tiểu sử Yêu cầu Sắp xếp, viết bài tóm tắt chọn lọc TL Ngắn gọn Sưu tầm tài liệu Bố cục Tiêu biểu Nhân thân Đánh giá chung Hoạt động XH Thành tựu tiêu biểu