Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tiết 92+93: Tiếng việt: Đặc điểm loại hình của Tiếng việt

pptx 20 trang thuongnguyen 5011
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tiết 92+93: Tiếng việt: Đặc điểm loại hình của Tiếng việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_11_tiet_9293_tieng_viet_dac_diem_loai.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tiết 92+93: Tiếng việt: Đặc điểm loại hình của Tiếng việt

  1. Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng Cao quý thâm trầm rực rỡ vui tươi Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ. Buồm lộng sóng xô, mai về trúc nhớ Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt. Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi Như vị muối chung lòng biển mặn Như dòng sông thương mến chảy muôn đời. (Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ)
  2. TiếtTiết 92,93:92,93: ĐẶCĐẶC ĐIỂMĐIỂM LOẠILOẠI HÌNHHÌNH CỦACỦA TIẾNGTIẾNG VIỆTVIỆT
  3. *Nguồn gốc hình thành tiếng Việt TIẾNG VIỆT HỌ NGÔN NGỮ NAM Á DÒNG NGÔN NGỮ MÔN KHMER TIẾNG VIỆT TIẾNG MƯỜNG
  4. I. LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ: HS đọc mục I trong SGK và thảo luận để trả lời các câu hỏi sau: 1/ Em hiểu như thế nào là loại hình? Loại hình ngôn ngữ là gì? Gợi ý: Loại hình ngôn ngữ bao gồm những gì? Tiêu chí nào để phân chia loại hình ngôn ngữ? 2/ Có mấy loại hình ngôn ngữ ? Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ nào ?
  5. I. LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ: 1/ Loại hình: Tập hợp những sự vật, hiện tượng có cùng chung những đặc trưng cơ bản nào đó. Vd: múa rối, chèo cổ thuộc lọai hình nghệ thuật sân khấu dân gian, bản tin, phóng sự, tin nhanh thuộc lọai hình báo chí. 2/ Loại hình ngôn ngữ: - Khái niệm: Là một cách phân loại ngôn ngữ dựa trên những đặc điểm cơ bản nhất của ngôn ngữ đó như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp những đặc điểm này có liên quan với nhau, chi phối lẫn nhau.
  6. I. LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ: 2/ Loại hình ngôn ngữ: - Có hai loại hình ngôn ngữ phổ biến: + Loại hình ngôn ngữ đơn lập (tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Hán ) + Loại hình ngôn ngữ hoà kết (tiếng Anh, tiếng Pháp ) - Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.
  7. 2/ Loại hình ngôn ngữ: Ba nhóm thuộc tính Thuộc tính Thuộc tính Thuộc tính phổ quát riêng biệt loại hình 7
  8. II/ ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT • Dựa vào mục II trong SGK, em hãy cho biết: 1/ Tiếng Việt có mấy đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ đơn lập ? 2/ Những đặc trưng ấy là gì ?
  9. II. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt: Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập 1. Tiếng là 2. Từ không 3. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa của ngữ đơn vị cơ sở biến đổi pháp là sắp đặt từ theo của ngữ pháp hình thái. thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ. 9
  10. II. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT:1) Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp: Ngữ liệu 1 Nắng mưa là bệnh của trời - Câu thơ có 14 tiếng (14 âm tiết) Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. (Tương tư – Nguyễn Bính) - 14 âm tiết này tách rời nhau khi - Nhận xét về số tiếng, cách đọc và nói và khi viết. cách viết trong 2 câu thơ trên. - Mỗi âm tiết như vậy cũng có thể - Hãy dùng một tiếng bất kì trong câu là từ hoặc là yếu tố cấu tạo các từ, thơ trên để tạo ra các từ mới. ví dụ: Tia nắng, hạt mưa, , tương Ngữ liệu 2 trợ, tư nhân, tình yêu Cách phát âm của những từ: một ổ, các - Trong tiếng Việt không có hiện anh có gì khác cách phát âm của những tượng đọc nối. (Tiếng được phát từ: Entertainment, Thank you âm tách rời).
  11. Cấu tạo âm tiết tiếng Việt
  12. TrongTrong thơthơ tiếngtiếng Việt,Việt, cócó loạiloại thơthơ “thuận“thuận nghịchnghịch đọcđọc”” (tức(tức làlà đọcđọc xuôixuôi đọcđọc ngượcngược đềuđều được)được) nhưnhư bàibài thơthơ “Đền“Đền NgọcNgọc Sơn”Sơn” (Khuyết(Khuyết danh)danh) dướidưới đây:đây: Linh uy tiếng nổi thật là đây Nước chắn hoa rào một khóm mây Xanh biếc nước soi hồ lộn bóng Tím bầm rêu mọc đá tròn xoay Canh tàn lúc đánh chuông ầm tiếng Khách vắng khi đưa xạ ngát bay Thành thị tiếng vang đồn cảnh thắng Rành rành nọ bút với nghiêng này “Tiếng”“Tiếng” đượcđược phátphát âmâm táchtách rờirời nênnên đọcđọc xuôixuôi ngượcngược đềuđều được.được. “Tiếng”“Tiếng” tựtự nónó cócó nghĩanghĩa nênnên đọcđọc xuôixuôi câucâu thơthơ cũngcũng cócó nghĩanghĩa màmà đọcđọc ngượcngược cũngcũng cócó nghĩa.nghĩa.
  13. 2) Từ không biến đổi hình thái: Nhận xét về chức năng ngữ pháp của các từ ngữ được gạch chân, về cách đọc và hình thức viết của các từ ngữ ấy? - Tôi tặng anh ấy quyển sách. (1) Anh ấy tặng tôi bó hoa. (2) - I give a book to him. (1) He gives the flowers to me. (2)
  14. - Tôi tặng anh ấy quyển sách (1). Anh ấy tặng tôi bó hoa. (2). - I give a book to him (1). He gives the flowers to me (2). Ngôn ngữ TiếngTiếng ViệtViệt TiếngTiếng AnhAnh Tiêu chí Có sự thay đổi: Có sự thay đổi: - Tôi (1) là chủ ngữ, - I (1) là chủ ngữ, me (2) Về vai trò tôi (2) là bổ ngữ là bổ ngữ. ngữ pháp - Anh ấy (1) là bổ ngữ, - Him (1) là bổ ngữ, anh ấy (2) là chủ ngữ He (2) chủ ngữ. Có sự thay đổi hình thái giữa các từ gạch chân ở câu (1) và câu (2), vì lí Không có sự biến đổi do: Về hình giữa các từ gạch chân thái ở câu 1 và câu 2 Do thay đổi về vai trò ngữ pháp: he him, me I
  15. Tiếng Việt Tiếng Anh - 1 cuốn sách - A book - 3 cuốn sách - 3 books - Tôi nhìn anh ấy. - I see him. Anh ấy nhìn tôi. He see me. Từ đứng trong câu có hình thức giống từ đứng biệt lập một mình.
  16. 3. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ • Nhận xét về sự khác nhau trong những ví dụ sau: Vd1: + gà con – con gà. + Tôi tặng cô ấy cuốn sách. + Cô ấy tặng tôi cuốn sách. + Sách cô tặng ấy cuốn tôi. Vd2: + Ăn cơm đi ! + Ăn cơm đi mà ! + Ăn cơm nhé !
  17. 3. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ • Nhận xét: Vd1: + gà con – con gà (khác nghĩa) + Tôi tặng cô ấy cuốn sách. (“Tôi” là chủ thể của hành động) + Cô ấy tặng tôi cuốn sách. ( “Cô ấy” là chủ thể của hành động) + Sách cô tặng ấy cuốn tôi. (Câu không có nghĩa). Vd2: + Ăn cơm đi ! (Câu mệnh lệnh – Ra lệnh với đối tượng giao tiếp nhỏ hơn). + Ăn cơm đi mà ! (Năn nỉ). + Ăn cơm nhé ! (Lời mời với quan hệ thân thiết). Trật tự sắp xếp các từ ngữ và hư từ thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi.
  18. III/ TỔNG KẾT TIẾNG VIỆT THUỘC LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ ĐƠN LẬP ĐƠN VỊ CỦA CƠ TỪ KHÔNG Ý NGHĨA NGỮ SỞ NGỮ PHÁP BIẾN ĐỔI HÌNH PHÁP ĐƯỢC BIỂU LÀ TIẾNG THÁI THỊ BẰNG TRẬT TỰ TỪ VÀ HƯ TỪ 18
  19. IV/ LUYỆN TẬP Thực hiện các bài tập 1, 2, 3 SGK/58
  20. CẢM ƠN CÔ CÙNG CÁC EM HỌC SINH ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE VÀ THEO DÕI